Chứng nhận C-TPAT | Hướng dẫn doanh nghiệp tham gia C-TPAT

Hàng năm có khoảng hơn 20 triệu phương tiện vận chuyển hàng hóa đến Hoa Kỳ dưới các hình thức vận chuyển đa dạng cùng khối lượng hàng hóa lớn. Nhằm tránh các rủi ro trong quá trình vận chuyển, việc tham gia C-TPAT đóng vai trò như một rào chắn vững chắc để hàng hóa giảm thiểu tiếp xúc với các mối đe dọa và bảo vệ chuỗi cung ứng an toàn. Hiện C-TPAT có hơn 11.400 thành viên tham gia, chiếm 52% giá trị hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Vậy C-TPAT là gì, tại sao doanh nghiệp cần tham gia và các bước chứng nhận C-TPAT?  Dưới đây Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin chi tiết hướng dẫn doanh nghiệp tham gia, chứng nhận C-TPAT.

 

1. Tìm hiểu C-TPAT 

1.1 C-TPAT là gì?

C-TPAT là viết tắt của cụm từ Customs-Trade Partnership Against Terrorism, có thể hiểu đây là Chương trình an ninh phối hợp tự nguyện giữa khu vực công và tư để xây dựng an ninh chuỗi cung ứng và biên giới. C-TPAT là tiêu chuẩn an ninh được Chính phủ và các doanh nghiệp Hoa Kỳ đề xuất với mục đích thiết lập mối quan hệ hợp tác vì mục tiêu tăng cường và cải thiện an ninh chuỗi cung ứng quốc tế nói chung và an ninh biên giới nước Mỹ nói riêng. 

Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP – Custom Border Protection) yêu cầu các doanh nghiệp đảm bảo thực hiện toàn bộ các yêu cầu thực hành bảo mật trong hoạt động và giao tiếp, đồng thời xác minh những nguyên tắc bảo mật từ các đối tác kinh doanh của mình trong chuỗi cung ứng thông qua tham gia C-TPAT. 

C-TPAT là viết tắt của cụm từ Customs-Trade Partnership Against Terrorism

C-TPAT là viết tắt của cụm từ Customs-Trade Partnership Against Terrorism

✍  Xem thêm: Thông tin Khóa đào tạo ISO 27001: 2013 | Bảo mật thông tin doanh nghiệp

1.2 Lịch sử ra đời C-TPAT

Nguồn gốc sự kiện dẫn tới sự ra đời tiêu chuẩn C-TPAT đó chính là vụ tấn công khủng bố ngày 11/09/2001 tại Hoa Kỳ. Vụ tấn công khủng bố diễn ra tại hai biểu tượng sức mạnh của nước Mỹ là Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc ,đã cướp đi tính mạng của 3000 người và làm hơn 6000 người bị thương. Sự kiện gây tổn thất hàng nghìn tỷ USD cho nước Mỹ, làm chao đảo cũng như đưa ra  báo động đỏ về vấn đề an ninh tại Hoa Kỳ và thế giới.

Theo đó, để ngăn chặn các tình huống đáng tiếc trong tương lai, Mỹ đã có đề xuất biện pháp để thay đổi và củng cố bức tường an ninh cho quốc gia mình và thế giới. Cụ thế diễn ra hàng loạt các hành động thắt chặt ngay lập tức an ninh biên giới và mở nhiều cuộc đối thoại giữa Hải quan và các khu vực tư nhân để thảo luận giải pháp đảm bảo an ninh thương mại. Kết quả của chuỗi sự kiện này là sáng kiến về C-TPAT. C-TPAT được Chính phủ và doanh nghiệp Mỹ thống nhất triển khai vào tháng 11/2001 nhằm bảo mật an ninh chuỗi cung ứng và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ.

Chứng nhận C-TPAT được cấp bởi Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP – Custom Border Protection)

Chứng nhận C-TPAT được cấp bởi Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP – Custom Border Protection)

1.3 Nội dung của tiêu chuẩn C-TPAT

Theo C-TPAT các doanh nghiệp tham gia sẽ ký hợp động thỏa thuận cam kết thực hiện các hoạt động sau:

Thứ nhất, Hướng dẫn tự đánh giá toàn toàn diện an ninh chuỗi cung cấp sử dụng hướng dẫn an ninh C-TPAT. Những hướng dẫn có giá trị cho xem xét trên website Hải quan bao gồm các khu vực sau:

  • An ninh thuộc về thủ tục.
  • An ninh vật lý.
  • An ninh con người.
  • Giáo dục và đào tạo.
  • Kiểm tra truy cập.
  • Các thủ tục kê khai hàng hóa lên tàu.
  • An ninh vận chuyển.

Thứ hai, Đệ trình cho Hải quan bảng câu hỏi sơ lược về an ninh chuỗi cung cấp.

Thứ ba, Thông qua chuỗi cung cấp phù hợp với hướng dẫn C-TPAT phát triển và thực hiện một chương trình để tăng cường an ninh phù hợp với hướng dẫn C-TPAT.

1.4 Yêu cầu để tham gia vào C-TPAT

Để được chấp nhận vào C-TPAT, Doanh nghiệp phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu bảo mật nhất định. CBP đưa ra các yêu cầu khác nhau tương ứng với ngành nhất định và vai trò của doanh nghiệp trong ngành cụ thể như Hãng hàng không; vận tải đường cao tốc; Hãng vận chuyển đường dài ở Mexico; đường sắt; vận tải đường biển,….. 

CBP cũng cung cấp các yêu cầu cho các đối tượng liên quan gồm: Người gom hàng (Người gom hàng bằng đường hàng không, Trung gian vận tải đường biển và Hãng hàng không vận hành bằng tàu biển (NVOCC)); Môi giới hải quan; Nhà xuất khẩu; Các nhà sản xuất nước ngoài; Nhà nhập khẩu; Cảng vụ hàng hải và các nhà khai thác bến cảng và Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ ba (3PL).

Đểm tìm hiểu rõ hơn về việc hợp tác với CBP trong chương trình C-TPAT, Quý doanh nghiệp có thể tham khảo các yêu cầu chi tiết tại trang Website của cơ quan CBP – Custom Border Protection.

C-TPAT cung cấp các yêu cầu với ngành vận tải và đối tượng liên quan đến hàng hóa nhập khảu vào thị trường Mỹ

C-TPAT cung cấp các yêu cầu với ngành vận tải và đối tượng liên quan đến hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ 

✍  Xem thêm: Chứng nhận RCS là gì? Tiêu chuẩn tuyên bố tái chế toàn cầu

2. Chứng nhận C-TPAT là gì?

Chứng nhận C-TPAT là chuỗi hoạt động thỏa thuận hợp tác an ninh với CBP và áp dụng thành công các điều khoản của C-TPAT vào hoạt động vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ của doanh nghiệp.

Chứng nhận này ràng buộc các bên liên quan chính của thương mại quốc tế: nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, hãng vận tải, nhà sản xuất...C-TPAT chỉ là một lớp trong chiến lược thực thi hàng hóa nhiều lớp của CBP, góp phần giải quyết các vi phạm an ninh tiềm ẩn.

Khi doanh nghiệp tham gia CTPAT, một thỏa thuận được thực hiện để làm việc với CBP nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng, xác định các lỗ hổng bảo mật và thực hiện các biện pháp an ninh cụ thể và các phương pháp hay nhất. Trong quá trình này, các doanh nghiệp phải giải quyết một loạt các chủ đề bảo mật và trình bày hồ sơ bảo mật, trong đó liệt kê các kế hoạch hành động để điều chỉnh an ninh trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Chứng nhận C-TPAT là cần thiết với hàng hóa xuất khẩu sang thị trường US

Chứng nhận C-TPAT là cần thiết với hàng hóa xuất khẩu sang thị trường US

3. Lợi ích khi doanh nghiệp tham gia C-TPAT

  • Chứng nhận C-TPAT là cần thiết cho bất kỳ công tu nào đủ điều kiện và muốn cạnh tranh tại thị trường Hòa Kỳ - thị trường nổi tiếng hàng đầy và khó tính nhất thế giới này.
  • Giảm số lần kiểm tra và giảm thời gian chờ đợi ở biên giới - các đối tác CTPAT được chứng nhận có khả năng nhận được kiểm tra Hải quan ít hơn 5 lần ngay cả khi tỷ lệ kiểm tra chung đã tăng trong những năm gần đây.
  • Một chuyên gia chuỗi cung ứng CTPAT đóng vai trò là liên lạc viên CBP để xác nhận, các vấn đề bảo mật, cập nhật thủ tục, giao tiếp và đào tạo.
  • Các nhà nhập khẩu CTPAT được chứng nhận đủ điều kiện đi vào các làn FAST ở biên giới Canada và Mexico.
  • Các nhà nhập khẩu CTPAT được chứng nhận đủ điều kiện tham gia Chương trình Tự đánh giá Nhà nhập khẩu (ISA) và các hội nghị CTPAT do CBP tài trợ.
  • Các thành viên CTPAT sẽ nhận được giảm nhẹ hình phạt lên đến 50% đối với hình phạt 10 + 2 của Importer Security Filing  và các hình phạt đối với các hình phạt liên quan đến Đạo luật Khủng bố Sinh học.
  • Người tham gia CTPAT có quyền truy cập vào Ban Thư viện Tài liệu Công cộng CTPAT, nơi Hải quan sẽ chia sẻ các phương pháp hay nhất giữa các thành viên CTPAT, cũng như nền tảng truyền thông Nhắn tin Trực tiếp Đối tác CTPAT và Trao đổi Tài liệu Đối tác CTPAT qua Cổng CTPAT.
  • Việc kết hợp các thủ tục và thực hành an ninh tốt vào các phương pháp và quy trình quản lý logistics hiện có.
  • Tự giám sát các hoạt động an ninh.
  • Mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đối tác kinh doanh.
  • Giảm thời gian chu kỳ hàng tồn kho do chuỗi cung ứng hiệu quả hơn.

✍  Xem thêm: Cấp giấy Chứng nhận ISO 9001 | Tư vấn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhanh nhất

4. Hướng dẫn thủ tục chứng nhận C-TPAT

► Bước 1: Tiến hành và lập đầy đủ hồ sơ đánh giá rủi ro bảo mật

Doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu bảo mật của tiêu chuẩn 

► Bước 2: Nộp đơn đăng ký cơ bản qua hệ thống Cổng thông tin C-TPAT

► Bước 3: Hoàn thành hồ sơ bảo mật chuỗi cung ứng 

Hồ sơ giải thích rõ cách công ty đáp ứng các tiêu chí bảo mật tối thiểu của C-TPATSau khi hoàn thành thành công hồ sơ đăng ký và bảo mật chuỗi cung ứng, CBP sẽ xem xét các tài liệu đã nộp. 

► Bước 4: Xem xét và cấp chứng nhận C-TPAT

Chương trình CBP C-TPAT sau đó sẽ có tối đa 90 ngày để chứng nhận doanh nghiệp tham gia chương trình hoặc từ chối đơn đăng ký. Nếu được chứng nhận, công ty sẽ được xác nhận trong vòng ba năm sau khi chứng nhận.

Giấy chứng nhận C-TPAT cho doanh nghiệp

Giấy chứng nhận C-TPAT cho doanh nghiệp 

✍  Xem thêm: Tìm hiểu Chứng nhận SCAN | Mạng lưới đánh giá nhà cung cấp quốc tế

5. Thực hành tiêu chuẩn C-TPAT tại doanh nghiệp 

Yêu cầu đối tác kinh doanh:

  • Các thủ tục an ninh: Có các tài liệu cho biết thương hiệu đã được chứng nhận C-TPAT hay chưa. Những đối tác không đủ điều kiện đánh giá C-TPAT phải được xác minh tuân thủ các tiêu chí an ninh C-TPAT của nhà sản xuất nước ngoài.
  • Điểm xuất xứ: Các quá trình và quy trình của lô hàng tại điểm xuất xứ, lắp ráp, sản xuất phải phù hợp với tiêu chí an ninh
  • Cho biết tình trạng chứng nhận trong chương trình an ninh chuỗi cung ứng do Cục hải quan nước ngoài quản lý

An ninh Container và Trailer:

  • Kiểm tra Container: Vách phía trước, bên trái – phải, sàn, trần/nóc, cửa bên trong/ngoài, bên ngoài/ khung để Container.
  • Kiểm tra Trailer: Khu vực bánh xe thứ 5 – kiểm tra ngăn/tấm trượt tự nhiên, bên ngoài phía trước/hai bên, phía sau –cản/cửa, vách phía trước, bên trái –phải, trần, bên trong, ngoài cửa, bên ngoài khung để.
  • Niêm chì Container và Trailer: phải đáp ứng hoặc vượt tiêu chuẩn PAS ISO 17712 đối với niêm chỉ an ninh cao.
  • Lưu giữ Container và Trailer: tại khu vực an toàn để ngăn chặn sự xâm nhập hoặc các hành động trái phép.

Kiểm soát truy cập vật lý:

  • Nhân viên: Có hệ thống nhận dạng nhân viên, xác định khu vực mà nhân viên được truy cập, Quy trình cấp phát thu hồi và thay đổi thiết bị truy cập phải được tài liệu hóa;
  • Khách thăm: Phải xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh, phải được hộ tống và hiển thị nhận dạng tạm thời rõ ràng;
  • Giao hàng (bao gồm thư tín): Phải xuất trình ID phù hợp của nhà cung cấp hoặc giấy tờ, tài liệu nhận dạng có ảnh; Bưu phẩm và thư tín phải được sàng lọc định kỳ trước khi phân phát.
  • Kiểm soát và loại bỏ những đối tượng không được phép ra vào.

An ninh nhân sự:

  • Trước khi tuyển dụng: Xác minh sơ yếu lý lịch, lịch sử làm việc của nhân sự;
  • Sau khi nhân sự được tuyển dụng: Nếu có nguyên nhân hoặc độ nhạy cảm của vị trí làm việc cao thì doanh nghiệp kiểm tra định kỳ và điều tra lại lý lịch khi cần thiết;
  • Khi nhân sự nghỉ việc: Phải có quy trình xóa nhận dạng, phương tiện và quyền truy cập hệ thống.

An ninh thủ tục:

  • Xử lý tài liệu: Bảo mật và chuẩn bị đầy đủ, chính xác các thông tin sử dụng trong việc thông quan hàng hóa;
  • Thủ tục lược khai hàng hóa;
  • Giao hàng và nhận hàng,

An ninh vật lý: Các yêu cầu về hàng rào, quản lý và giám sát cổng và cửa của các tòa nhà, không đỗ xe trong hoặc liền kề với khu vực xử lý và lưu trữ hàng hóa; cấu trúc tòa nhà, kiểm soát thiết bị khóa, cung cấp ánh sáng, lắp đặt hệ thống báo động.

An ninh công nghệ thông tin: Sử dụng mật khẩu riêng và thay đổi mật khẩu định kỳ với các tài khoản được chỉ định; có hệ thống để xác định truy cập giả mạo; Đào tạo an ninh nhận thức cho nhân viên.

Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn C-TPAT tại doanh nghiệp

Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn C-TPAT tại doanh nghiệp 

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm, vai trò và các bước áp dụng, chứng nhận C-TPAT. Hy vọng qua bài viết này doanh nghiệp đã nắm rõ được các thủ tục và phương thức để tiến hành chứng nhận hiệu quả.

*Đây là bài cung cấp thông tin Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.

Tin khác

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...

Bơm tiêm điện là gì? Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm điện đúng cách

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế. Thiết bị này...

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt | Tư vấn từ A-Z

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt là quá trình kiểm tra và đánh giá các đặc tính...

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Vinacontrol CE...

Chứng nhận kính hộp gắn kín cách nhiệt theo TCVN 8260:2009

Chứng nhận hợp chuẩn kính hộp gắn kín cách nhiệt là quá trình kiểm tra và...