Huấn luyện an toàn lao động nhóm 6 | Bạn cần biết

Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định một số điều của luật an toàn vệ sinh lao động, hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, kiểm định an toàn thiết bị và quan trắc môi trường lao động. Theo đó, Nhà nước quy định 6 nhóm đối tượng cần phải huấn luyện đào tạo an toàn lao động. Bài viết này, Vinacontrol CE sẽ cung cấp thông tin cần thiết về khóa đào tạo - huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 6.

 

1. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 6 

Theo quy định của Nhà nước đào tạo an toàn lao động, vệ sinh lao động là hoạt động bắt buộc đối với tất cả các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng người lao động trong công tác sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm giảm thiểu sự cố tai nạn lao động đồng thời nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân.

1.1 Đối tượng huấn luyện an toàn vệ sinh nhóm 6 là ai?

Theo Điều 74 Luật 84/2015/QH13  Quy định luật an toàn vệ sinh lao động như sau:

     1. An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.

     2. An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở.

     3. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Vinacontrol CE huấn luyện an toàn lao động nhóm 6

Vinacontrol CE huấn luyện an toàn lao động nhóm 6

1.2 Nghĩa vụ của an toàn, vệ sinh viên là gì?

  • Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;
  •  Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ;
  • Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;
  • Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục.

 

Khóa học đào tạo huấn luyện an toàn lao động vệ sinh 

Nâng cao chất lượng đội ngũ an toàn vệ sinh viên với khóa đào tạo an toàn nhóm 6

✍ Xem thêm: Quy định về công tác huấn luyện - đào tạo an toàn lao động 

2. Thời gian đào tạo an toàn lao động nhóm 6?

  • Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Đối với đối tượng đã được huấn luyện, khi chuyển từ công việc này sang công việc khác, khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì trước khi giao việc phải được huấn luyện nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới và được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện mới.
  • Huấn luyện lại: Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động phải được huấn luyện lại các nội dung theo quy định. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
  • Huấn luyện định kỳ: Định kỳ 2 năm một lần kể từ ngày Chứng chỉ an toàn lao động nhóm 6 phải tham dự khóa huấn luyện định kỳ để được cấp đổi chứng nhận huấn luyện mới tại Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện.

✍ Xem thêm: Khóa đào tạo an toàn lao động nhóm 3| Thông tin khóa học chi tiết

3. Nội dung huấn luyện an toàn nhóm 6

  • Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  • Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở;
  • Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa;
  • Kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

Khóa học diễn ra trong 3 tiếng đào tạo và sau đó Học viên làm bài kiểm tra trong vòng 1 tiếng để hoàn thành khóa đào tạo an toàn lao động nhóm 6.

Vinacontrol CE cấp chứng chỉ cho học viên sau khóa đào tạo nhóm 6

Vinacontrol CE cấp chứng chỉ cho học viên sau khóa đào tạo nhóm 6

4. Tổ chức đào tạo an toàn lao động nhóm 6 tại Việt Nam

  • Vinacontrol CE là 1 trong 10 đơn vị đầu tiên của cả nước được Cục An toàn - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện đào tạo an toàn lao động cho cả 6 nhóm đối tượng;
  • Hỗ trợ doanh nghiệp tư vấn miễn phí về thủ tục, hồ sơ, điều kiện cấp chứng chỉ an toàn lao động;
  • Chất lượng giảng viên dày dặn kinh nghiệm về An toàn lao động, có tâm huyết và có chứng chỉ giảng viên do Cục An toàn lao động cấp;
  • Thời gian đào tạo, cấp chứng chỉ nhanh hơn hết chi phí huấn luyện phù hợp mọi doanh nghiệp;
  • Hồ sơ lưu theo đúng quy định của pháp luật.

 

Trên đây, Vinacontrol CE giới thiệu thông tin cần thiết về khóa học huấn luyện an toàn lao động nhóm 6. Quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn xin liên hệ Vinacontrol CE hotline miễn cước 1800.6083, email vnce@vnce.vn để được phục vụ tốt nhất.

Tin khác

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV | Hỗ trợ từ A-Z

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV là quá trình đánh giá và xác nhận hiệu suất,...

Hiệu chuẩn máy quang phổ | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Hiệu chuẩn máy quang phổ là quá trình kiểm tra, điều chỉnh và đưa thiết bị về...

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng | An toàn – Hiệu quả

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng là hoạt động kiểm tra, đo lường lường...

Hiệu chuẩn máy đo độ pH | Quy trình từ A-Z

Hiệu chuẩn máy đo pH là quá trình thao tác kỹ thuật nhằm xác định, thiết lập...

Kiểm định tời tay có tải | Uy tín – Chất lượng

Kiểm định tời tay có tải là quy trình kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động...

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...