An toàn thông tin là gì? 4 Nội dung cần biết 

Bạn có thể đã nghe về an toàn thông tin nhưng không chắc chắn về nó là gì và tại sao nó quan trọng đối với bạn và doanh nghiệp của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm này và những điều quan trọng mà bạn cần biết.

 

1. An toàn thông tin là gì?

An toàn thông tin (Information Security) đơn giản là việc bảo vệ thông tin khỏi sự truy cập, sử dụng, hoặc thay đổi không được phép. An toàn thông tin còn bao gồm cả việc đảm bảo an toàn cho các thành phần, hoặc hệ thống được sử dụng để quản lý, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin. Điều này bao gồm một loạt các biện pháp bảo mật như mã hóa, kiểm soát truy cập, và giám sát hệ thống. Mục tiêu cuối cùng của an toàn thông tin là đảm bảo tính toàn vẹn, sẵn sàng và bảo mật của thông tin.

An toàn thông tin (Information Security) 

An toàn thông tin (Information Security) 

✍  Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng | Chi phí thấp - Nhanh

2. Tầm quan trọng của an toàn thông tin

Tầm quan trọng của an toàn thông tin không thể phủ nhận trong một thế giới mạng liên kết và phụ thuộc vào dữ liệu như hiện nay. Việc mất thông tin có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mất dữ liệu quan trọng, tổn thất tài chính, hoặc thậm chí làm hại đến danh tiếng của một tổ chức. Đối với cá nhân, việc bị hack có thể dẫn đến việc mất danh tính hoặc mất tài sản cá nhân.

Theo báo cáo của Bkav, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam năm 2022 tiếp tục ở mức rất cao, lên tới 21,2 nghìn tỷ đồng VNĐ (tương đương 883 triệu USD). Cụ thể, các cuộc tấn công bằng mã độc vẫn đang có chiều hướng tăng với 180.000 máy tính trong các cơ quan, tổ chức Việt Nam bị nhiễm mã độc APT trong năm vừa qua. 

Cùng với đó, cần quan tâm đúng mức các vấn đề bảo đảm an ninh tài chính online. Theo tìm hiểu, thị trường tiền mã hóa sẽ là mục tiêu lý tưởng của hacker trong năm nay nếu người dùng không hành động nhanh chóng, quyết liệt. Do đó, có thể thấy tầm quan trọng của ngành an toàn thông tin cũng như nhu cầu nhân sự ở tương lai.

Tầm quan trọng của an toàn thông tin

Tầm quan trọng của an toàn thông tin

✍  Xem thêm: Chứng nhận ISO 14001 về quản lý môi trường | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

3. Tiêu chuẩn về an toàn thông tin

Trên trường quốc tế tiêu chuẩn Anh BS 7799 "Hướng dẫn về quản lý an toàn thông tin", được công bố lần đầu tiên vào năm 1995, đã được chấp nhận. Xuất phát từ phần 1 của tiêu chuẩn Anh BS 77999 là tiêu chuẩn ISO/IEC 17799:2000 mà hiện nay tồn tại dưới phiên bản được sửa đổi ISO/IEC 17799:2005.

Nội dung ISO/IEC 17799:2005 bao gồm 134 biện pháp cho an toàn thông tin và được chia thành 12 nhóm:

  • Chính sách an toàn thông tin (Information security policy): chỉ thị và hướng dẫn về an toàn thông tin
  • Tổ chức an toàn thông tin (Organization of information security): tổ chức biện pháp an toàn và quy trình quản lý.
  • Quản lý tài sản (Asset management): trách nhiệm và phân loại giá trị thông tin
  • An toàn tài nguyên con người (Human resource security): bảo đảm an toàn
  • An toàn vật lý và môi trường (Physical and environmental security)
  • Quản lý vận hành và trao đổi thông tin (Communications and operations management)
  • Kiểm soát truy cập (Access control)
  • Thu nhận, phát triển và bảo quản các hệ thống thông tin (Information systems acquisition, development and maintenance)
  • Quản lý sự cố mất an toàn thông tin (Information security incident management)
  • Quản lý duy trì khả năng tồn tại của doanh nghiệp (Business continuity management)
  • Tuân thủ các quy định pháp luật (Compliance)
  • Quản lý rủi ro (Risk Management)

Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2005 phát triển từ phần 2 của BS 7799. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn thông tin và tương tự như ISO 9001 là một tiêu chuẩn về quản lý có thể được cấp giấy chứng nhận. Hiện phiên bản mới nhất của ISO 27001 là tiêu chuẩn ISO 27001:2022.

Tiêu chuẩn ISO 27001 về hệ thống quản lý an toàn thông tin 

Tiêu chuẩn ISO 27001 về hệ thống quản lý an toàn thông tin 

✍  Xem thêm: Đào tạo nhận thức ISO 270001 | Thông tin khoá học bảo mật thông tin chi tiết 

4. Điều cần biết về ngành an toàn thông tin

Ngành an toàn thông tin đang phát triển nhanh chóng và đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. Những chuyên gia về an toàn thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức và cá nhân bảo vệ thông tin của họ khỏi các mối đe dọa mạng. Việc tìm hiểu và tiếp tục cập nhật kiến thức về an toàn thông tin là rất quan trọng trong thời đại số hóa ngày nay.

Đến với ngành an toàn thông tin, bạn sẽ được trang bị những kỹ năng, kiến thức nền tảng để có thể hiểu và làm chủ được những công nghệ bảo mật phổ biến; nắm được các cách xây dựng một hệ thống an ninh mạng; tìm hiểu cách thức phòng ngừa các cuộc tấn công từ chối dịch vụ; làm rõ các cơ chế hoạt động của Worms, Virus, phần mềm độc hại để từ đó phát hiện và phòng trách kịp thời; không kém phần quan trọng đó là bạn sẽ hiểu được phương thức xây dựng những chính sách an toàn thông tin để bảo vệ hệ thống của quốc gia, các doanh nghiệp nói chung và cá nhân nói riêng.

Ngành an toàn thông tin đang phát triển mạnh mẽ và có nhu cầu ngày càng tăng về các chuyên gia về bảo mật thông tin. Các chuyên gia này không chỉ giúp tổ chức duy trì sự an toàn cho dữ liệu của mình mà còn tham gia vào việc phát triển và triển khai các biện pháp bảo mật mới để đối phó với các mối đe dọa ngày càng phức tạp.

*Đây là bài viết cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này

Tin khác

Chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu | Chú ý

Chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu đeo vai là quy trình xác nhận...

Chứng nhận hợp quy bao bì thực phẩm | Thủ tục công bố A-Z

Chứng nhận hợp quy bao bì chứa đựng thực phẩm là việc đánh giá, chứng nhận...

Hiệu chuẩn thước đo độ dài | Quy trình chi tiết

Hiệu chuẩn thước đo độ dài là quá trình kiểm tra và điều chỉnh các thiết bị...

Hiệu chuẩn đồng hồ điện từ | An toàn - Hiệu quả

Hiệu chuẩn đồng hồ điện từ là quá trình kiểm tra, đo lường và điều chỉnh đồng...

Chứng nhận RoHS là gì? So sánh tiêu chuẩn RoHS và REACH

Chứng chỉ RoHS – Restriction of Hazardous Substances Directive có nghĩa là Sự...

Carbon Footprint là gì? Các biện pháp giảm thiểu dấu chân carbon

Carbon footprint là tổng lượng khí CO2 và các khí nhà kính khác mà một người,...

IPCC là gì? Những điều cần biết về Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu

IPCC cung cấp các đánh giá định kỳ về cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu,...

Chứng nhận GOTS là gì? Chứng nhận dệt may hữu cơ

Chứng nhận GOTS là giấy chứng nhận được cấp cho các doanh nghiệp sản xuất và...

Chứng nhận BRC là gì? So sánh BRC và HACCP

BRC là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm,...

Hệ số phát thải CO2 theo IPCC | 6 Nội dung cần biết

Hệ số phát thải CO2 là chỉ số đo lường lượng CO2 phát thải vào không khí từ...