An toàn hóa chất là gì? 12 Quy tắc an toàn khi làm việc

An toàn hóa chất là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong việc sử dụng, lưu trữ, vận chuyển và xử lý hóa chất. Với sự phát triển của ngành công nghiệp và sự sử dụng ngày càng tăng của các chất hóa học. Việc áp dụng các biện pháp an toàn đúng đắn đã trở thành một ưu tiên hàng đầu. Bài viết này, Vinacontrol CE sẽ trình bày về tầm quan trọng của an toàn hóa chất và các biện pháp phòng ngừa liên quan đến hóa chất.

 

1. An toàn hóa chất là gì?

An toàn hóa chất là thực hành sử dụng các chất hoá học theo cách đảm bảo sự an toàn, sức khỏe của con người và ngăn ngừa thiệt hại cho môi trường. Điều này bao gồm tất cả các khía cạnh của việc sử dụng hoá chất, bao gồm sản xuất, vận chuyển, sử dụng và xử lý hóa chất.

Mục tiêu của an toàn hóa chất là giảm thiểu nguy cơ tai nạn, sự bỏng, nhiễm độc và hậu quả tiềm ẩn mà hoá chất có thể gây ra. Điều này được thực hiện thông qua việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giám sát an toàn, đào tạo nhân viên và tuân thủ các quy định và quy tắc liên quan đến hóa chất.

An toàn hóa chất là thực hành sử dụng các chất hoá học theo cách đảm bảo sự an toàn

An toàn hóa chất là thực hành sử dụng các chất hoá học theo cách đảm bảo sự an toàn

✍  Xem thêm: Đào tạo an toàn lao động 6 nhóm | Uy tín – Tiết kiệm

2. Hoá chất độc hại trong công nghiệp

Hóa chất công nghiệp là những chất độc công nghiệp dùng trong sản xuất, khi nhập vào cơ thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây ra tình trạng bệnh lý. Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp. Một số hóa chất độc hại và tác hại với cơ thể như:

+)  Gây kích ứng và bỏng: các axit đặc,kiềm đặc và loãng

+)  Gây ung thư: crom,amiang,nken

+)  Hư thai: thủy ngân,khí gây mê,các dung môi hữu cơ

+)  Bệnh phổi: bụi silic,berili,amiang

+)  Một số hóa chất gây bệnh nghề nghiệp : chì và hợp chất chì xuất hiện dưới dạng ắc quy chì , sành sứ, thủy tinh, sản xuất bột chì màu,….

Hoá chất độc hại trong công nghiệp

Hoá chất độc hại trong công nghiệp

✍  Xem thêm: Huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 | Cấp thẻ an toàn nhanh

3. Mức độ nguy hiểm khi làm việc với hóa chất

Hoá chất độc hại gây ra những tác hại khó lường, ảnh hưởng xấu tới cơ thể con người. Tuỳ theo 02 yếu tố là ngoại tố (độc tính của chất độc và nồng độ độc) và nội tố ( tình trạng sức khỏe của con người), mức độ nguy hiểm được thể hiện khác nhau.

  • Khi độc tính yếu, nồng độ độc dưới mức cho phép, cơ thể khỏe mạnh thì dù thời gian dài tiếp xúc cũng không ảnh hưởng
  • Khi vượt nồng độ với mức cho phép, thời gian tiếp xúc dài sẽ gây nhiễm độc nghề nghiệp. Nhiều trường hợp, Nồng độ độc vượt mức cho phép nhiều lần, cơ thể khỏe mạnh, thời gian tiếp xúc có ngắn vẫn có thể gây ra nhiễm độc cấp tính. Và nếu không cấp cứu kịp sẽ tử vong

Có thể thấy, Khi làm việc trực tiếp hay gián tiếp với hóa chất đều có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc mãn tính. Đặc biệt khi không có đồ trang bị, không đảm bảo an toàn sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Đặc biệt là các loại chất độc, các loại khí, các chất dễ cháy nổ.

Các loại chất độc sẽ từ từ ngấm vào bên trong cơ thể, mỗi ngày một ít. Sau một thời gian nào đó, khi mà lượng chất độc tích tụ vượt quá khả năng tự đào thải của cơ thể. Thì nó sẽ sinh ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp, chức năng gan, viêm và thoái hóa da, thậm chí có thể dẫn đến ung thư,…Không chỉ có thể ngấm từ từ vào cơ thể người, ở một vài trường hợp khác, chất độc dính trực tiếp lên cơ thể người. Nó thể bắn vào da, mặt, mắt hay gây ra nhiều tai nạn nghiêm trọng khác trong quá trình làm việc. Vậy nên, Chất độc công nghiệp ảnh hưởng và gây hại rất lớn đến người lao động. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn hóa chất công nghiệp trong sản xuất, phân phối và sử dụng các loại hóa chất.

Chất độc công nghiệp ảnh hưởng và gây hại rất lớn đến người lao động

Chất độc công nghiệp ảnh hưởng và gây hại rất lớn đến người lao động

✍  Xem thêm: Thử nghiệm hoá chất | Chính xác – Nhanh chóng

4.  Quy tắc an toàn khi làm việc với hóa chất

1. Tuân thủ đúng theo các thủ tục đã ban hành và thực hiện nhiệm vụ công việc như bạn đã được đào tạo.

2. Trong quá trình làm việc, luôn luôn trang bị đồ bảo hộ và kiểm tra cẩn thận trước khi sử dụng. Nên thay những bộ đồ bảo hộ đã bị hỏng rách vì khả năng bảo vệ không còn cao.

3. Trước khi vào làm việc với hóa chất cần thận trọng và lên kế hoạch trước. Đề ra các tình huống xấu nhất để có những xử lý kịp thời trong quá trình làm việc.

4. Có đầy đủ kiến thức về các thủ tục và thiết bị khẩn cấp như: sơ tán, biết cách báo cáo khẩn, cách đối phó với hỏa hoạn và sự cố rò rỉ, cách sơ cứu khi đồng nghiệp bị thương.

5. Cần đảm bảo các thùng chứa hóa chất phải được dán nhãn cẩn thận, đồng thời là các loại hóa chất thích hợp. Nếu phát hiện ra thùng chứa bị hỏng, hay nhãn dán mờ, rách cần phải báo lại ngay với quản lý.

6. Không được sử dụng bất kì loại hóa chất gì khi không được chứa đựng hay không có nhãn dán.

7. Cần phải lưu trữ tất cả các vật liệu một cách thích hợp. Tách riêng những vật liệu dễ kết hợp với nhau gây cháy và nên lưu trữ ở khu vực khô ráo, thông thoáng, mát mẻ.

8. Cần đọc kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn (MSDS) của vật liệu trước khi sử dụng bất kỳ vật liệu nào để chắc chắn rằng bạn hiểu biết được nguy cơ và biện pháp phòng ngừa.

9. Chỉ sử dụng hóa chất theo đúng mục đích của chúng. Không được sử dụng để làm các công việc khác khi chưa được cho phép. Đồng thời nên sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn ghi trên bao bì để đảm bảo an toàn.

10. Trong khi sử dụng luôn đọc các nhãn mác và đọc MSDS (Material Safety Data Sheet). để luôn xác định tính chất nguy hiểm của các loại hóa chất và nguyên liệu.

11. Giữ gìn cơ thể và nơi làm việc sạch sẽ. Sau khi tiếp xúc với hóa chất phải được rửa sạch bằng xà phòng và nước. Cần lau chùi bề mặt nơi làm việc ít nhất 1 lần trong ca làm việc để giảm nguy cơ bị ô nhiễm.

12. Tuyệt đối không được ăn uống khi làm việc với hóa chất, đồng thời khi tay bị dính hóa chất thì không được sử dụng mỹ phẩm hay sờ vào kính áp tròng.

Trang bị đồ bảo hộ lao động chất lượng khi làm việc với hoá chất

Trang bị đồ bảo hộ lao động chất lượng khi làm việc với hoá chất 

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy đồ bảo hộ lao động | Hỗ trợ toàn quốc

5. Huấn luyện an toàn hóa chất

Trong nền sản xuất công nghiệp hiện nay, người lao động luôn phải tiếp xúc với hóa chất độc hại thường xuyên. Do vậy việc bổ sung các kiến thức cơ bản và cách phòng ngừa là vô cùng thiết yếu trong an toàn hóa chất công nghiệp.

Tại thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động nêu rõ các công việc: trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất bắt buộc phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì người tham gia lao động liên quan đến hóa chất phải được kiểm soát nghiêm ngặt về an toàn lao động. Do đó, để giảm thiểu các tai nạn nghề nghiệp, các doanh nghiệp nói chung và từng cá nhân người lao động nói riêng cần tham gia khóa học huấn luyện an toàn hóa chất để cập nhật kiến thức an toàn cho người lao động và người quản lý trực tiếp hóa chất.

✍  Xem thêm: Chứng nhận ISO 45001 | Xây dựng hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp 

An toàn hóa chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và tài sản. Bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn, nhân viên có thể làm việc một cách an toàn và hiệu quả với hoá chất. Trên đây là những thông tin cơ bản để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng hoá chất. Vinacontrol CE cung cấp các khóa đào tạo an toàn lao động đối với cá nhân làm việc trong môi trường hóa chất và quan trắc môi trường lao động . Mọi yêu cầu cần tư vấn về khoá học và các dịch vụ khác. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn hoặc chat ngay với chuyên viên để được hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

GHG Protocol là gì? Các tiêu chuẩn và hướng dẫn chính

GHG Protocol, hay còn gọi là Greenhouse Gas Protocol, là một bộ tiêu chuẩn...

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...

10 điều khoản ISO 9001:2015 | Cập nhật mới nhất

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS),...

Hướng dẫn báo cáo kiểm kê khí nhà kính | Từ A-Z

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính (KNK) là một tài liệu ghi lại toàn bộ lượng khí...

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...