Thử nghiệm là gì? Tại sao cần thử nghiệm?

Các ngành sảnn xuất, công nghiệp như y tế, thực phẩm, và công nghiệp ô tô,… trên thế giới đều đặt ra những thách thức riêng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Do đó hoạt động thử nghiệm được tiến hành nhằm giải quyết các thách thức trong việc chứng minh chất lượng sản phẩm trên thực tế. Trong bài viết dưới đây, Vinacontrol CE sẽ cung cấp đến bạn đọc các thông tin quan trọng về hoạt động thử nghiệm.

 

1. Thử nghiệm là gì?

1.1 Khái niệm thử nghiệm

Dưới đây là các khái niệm về thử nghiệm được Vinacontrol CE tổng hợp:

Thí nghiệm, hay thực nghiệm, là một bước trong phương pháp khoa học dùng để phân minh giữa mô hình khoa học hay giả thuyết. Một thí nghiệm thường có mục đích chính là kiểm tra giả thuyết. Tuy nhiên, thí nghiệm cũng được dùng để kiểm chứng câu hỏi hoặc kiểm tra kết quả trước đó. 

(Theo Wikipedia Tiếng Việt)

Thử nghiệm là thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của đối tượng cụ thể (sản phẩm, hàng hóa, thiết bị....) theo một quy trình nhất định.

(Theo Luật Chất lượng Sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007)

Thử nghiệm là việc xác định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường.

(Theo Luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011)

Thử nghiệm là quá trình đánh giá và kiểm tra các thuộc tính và đặc tính của một sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình để đảm bảo rằng sản phẩm, dịch vụ đó đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng quy định.

Thử nghiệm chất lượng là quá trình đánh giá và kiểm tra các thuộc tính và đặc tính của một sản phẩm

Thử nghiệm chất lượng là quá trình đánh giá và kiểm tra các thuộc tính và đặc tính của một sản phẩm

1.2 Các loại thử nghiệm

Có 3 loại thử nghiệm bao gồm:

  • Thử nghiệm tự nhiên: Một thí nghiệm tự nhiên cũng được gọi là một thử nghiệm bán. Một thí nghiệm tự nhiên liên quan đến việc đưa ra một dự đoán hoặc hình thành một giả thuyết và sau đó thu thập dữ liệu bằng cách quan sát một hệ thống. Các biến không được kiểm soát trong một thử nghiệm tự nhiên.
  • Thử nghiệm được kiểm soát: Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm là các thử nghiệm được kiểm soát, mặc dù bạn có thể thực hiện thử nghiệm được kiểm soát bên ngoài cài đặt phòng thí nghiệm. Trong thử nghiệm được kiểm soát, bạn so sánh nhóm thử nghiệm với nhóm kiểm soát. Lý tưởng nhất, hai nhóm này giống hệt nhau ngoại trừ một biến, biến độc lập.
  • Thử nghiệm thực địa: Thử nghiệm thực địa có thể là thử nghiệm tự nhiên hoặc thử nghiệm được kiểm soát. Nó diễn ra trong môi trường thế giới thực, hơn là trong điều kiện phòng thí nghiệm. Ví dụ, một thí nghiệm liên quan đến một con vật trong môi trường sống tự nhiên của nó sẽ là một thí nghiệm thực địa.

✍ Xem thêm: Thử nghiệm an toàn thực phẩm | Hỗ trợ toàn quốc – Thủ tục nhanh gọn

2. Tại sao cần thử nghiệm chất lượng?

Dưới đây là một số lý do quan trọng vì sao cần thử nghiệm chất lượng:

  • Đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng: Thử nghiệm chất lượng giúp đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng là an toàn để sử dụng, tiêu thụ,. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ngành như thực phẩm, dược phẩm, và công nghiệp hóa chất.
  • Khẳng định uy tín thương hiệu: Việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao đã được khẳng định qua hoạt động thử nghiệm giúp xây dựng lòng tin của khách hàng và duy trì uy tín của doanh nghiệp.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn và quy định: Nhiều ngành công nghiệp có các tiêu chuẩn và quy định chất lượng cụ thể. Thử nghiệm chất lượng giúp đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ tuân thủ đúng các yêu cầu này.
  • Phát hiện sớm các lỗi và thực hiện khắc phục: Thử nghiệm chất lượng giúp phát hiện lỗi và vấn đề sớm trong quy trình sản xuất, trước khi sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng. Điều này giúp hoạt động khắc phục kịp thời, giảm thiểu rủi ro và chi phí sửa chữa sau này.
  • Nâng cao hiệu suất sản xuất: Thử nghiệm chất lượng là công cụ để đánh giá và cải thiện hiệu suất quy trình sản xuất. Bằng cách phân tích dữ liệu từ thử nghiệm, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình và giảm lãng phí.
  • Giảm rủi ro pháp lý: Trong nhiều ngành, việc không tuân thủ các quy định chất lượng có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nặng nề. Thử nghiệm chất lượng giúp giảm rủi ro này bằng cách đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ tuân thủ các yêu cầu pháp lý.
  • Tiết kiệm chi phí: Thử nghiệm chất lượng giúp ngăn chặn sản phẩm kém chất lượng từ việc đến tay khách hàng, giúp tránh được các chi phí sửa chữa, hoàn trả, và thiệt hại đối với thương hiệu.
  • Nâng cao sự hài lòng của khách hàng: Sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao giúp tạo ra sự hài lòng và niềm tin từ phía khách hàng, điều này có thể dẫn đến sự trung thành và tăng cường quan hệ lâu dài.

Tóm lại, thử nghiệm chất lượng không chỉ là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà còn là một cách để bảo vệ uy tín thương hiệu và duy trì sự hài lòng từ phía khách hàng.

Thử nghiệm chất lượng là công cụ để đánh giá và cải thiện hiệu suất quy trình sản xuất

Thử nghiệm chất lượng là công cụ để đánh giá và cải thiện hiệu suất quy trình sản xuất

✍ Xem thêm: Thử nghiệm vật liệu xây dựng | Tiết kiệm chi phí – Kết quả uy tín

3. Hướng dẫn đăng ký thử nghiệm sản phẩm

► Bước 1: Xác định yêu cầu pháp lý và tiêu chuẩn

Trước hết, cá nhân tổ chức cần xác định các yêu cầu pháp lý và tiêu chuẩn đối với sản phẩm cần thử nghiệm. Từ đó, kết luận các chi tiêu mà sản phẩm cần thử nghiệm.

► Bước 2: Liên hệ đơn vị thử nghiệm

Cá nhân, tổ chức liên hệ với đơn vị thử nghiệm để được hướng dẫn đăng ký tiến hành thử nghiệm nhanh nhất.

Hai bên trao đổi thông tin và lên kế hoạch phù hợp theo yêu cầu thử nghiệm của khách hàng.

► Bước 3: Gửi mẫu thử nghiệm

Cá nhân, tổ chức gửi mẫu thử nghiệm theo hướng dẫn của chuyên viên hỗ trợ.

► Bước 4: Thanh toán phí thử nghiệm

Cá nhân, tổ chức hoàn thành thanh toán để mẫu được tiến hành thử nghiệm.

► Bước 5: Phòng thử nghiệm tiến hành thí nghiệm mẫu nhận

Phòng thử nghiệm nhận mẫu thử nghiệm và tiến hành quá trình đánh giá, kiểm tra, thí nghiệm theo quy trình đạt chuẩn. Sau khi có kết quả thử nghiệm, phòng thử nghiệm thông báo đến chuyên viên hỗ trợ.

► Bước 6: Nhận kết quả thử nghiệm

Chuyên viên hỗ trợ liên hệ khách hàng về kết quả thử nghiệm và hẹn lịch trả kết quả.

Khách hàng nhận kết quả thử nghiệm chất lượng sản phẩm theo lịch hẹn trước.

Vinacontrol CE hỗ trợ thử nghiệm trên toàn quốc

Vinacontrol CE hỗ trợ thử nghiệm trên toàn quốc 

✍ Xem thêm: Thử nghiệm hoá chất theo các chi tiêu mà khách hàng yêu cầu | Uy tín  

4. Đơn vị hỗ trợ thử nghiệm tại Việt Nam

Để đảm bảo kết quả thử nghiệm có giá trị pháp lý, tổ chức thử nghiệm cần được công nhận về năng lực. Điều này bao gồm việc chỉ định và đăng ký lĩnh vực hoạt động cụ thể của họ. Chỉ khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và yêu cầu, kết quả thử nghiệm mới có thể được chấp nhận một cách rộng rãi. Hệ thống phòng thử nghiệm của Vinacontrol CE được Nhà nước công nhận và chỉ định hoạt động thử nghiệm trên toàn quốc.

Vinacontrol CE  cung cấp phạm vị rộng các dịch vụ thử nghiệm, thí nghiệm để kiểm tra sự an toàn hàng hoá và chứng nhận hợp quy các sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả và phù hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của cơ quan quản lý. Tại Vinacontrol CE, các chuyên gia của chúng tôi với kinh nghiệm và chuyên môn cao sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá sự phù hợp, phân tích, thử nghiệm và chứng minh nguyên liệu, quy trình sản xuất, sản phẩm tuân thủ các yêu cầu về quy định, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng và an toàn mới nhất

  • Trung tâm kiểm định chất lượng Vinacontrol được đầu tư phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về vật liệu xây dựng, đảm bảo tính chính xác của kết quả thử nghiệm;
  • Đội ngũ kỹ thuật viên, thử nghiệm viên trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động chứng nhận và thử nghiệm;
  • Thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý.

Để được tư vấn tiến hành thử nghiệm tốt nhất. Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn hoặc chat ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh và tốt nhất!

Tin khác

Khí nhà kính là gì? Giải pháp giảm thiểu khí nhà kính

Khí nhà kính (Greenhouse Gases - GHG) là những loại khí có khả năng giữ nhiệt...

ESG là gì? 3 lý do doanh nghiệp nên đầu tư vào ESG

ESG là từ viết tắt của ba yếu tố chính: Environmental (Môi trường), Social...

Công bố bánh trung thu | Các quy định & thủ tục mới nhất

Công bố sản phẩm bánh trung thu là quy trình pháp lý mà doanh nghiệp, tổ chức...

Six Sigma là gì? Mô hình Lean Six Sigma

Six Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng được phát triển vào những năm...

Khoá học 7 QC Tools | Công cụ quản lý chất lượng

Khóa học 7 QC Tools hay “7 công cụ cơ bản của kiểm soát chất lượng” giúp bạn...

4M 1E là gì? 4 nội dung cần chú ý

4M 1E (viết tắt của Man, Machine, Method, Material và Environment) là một...

Chứng nhận áo giáp chống đạn | Tìm hiểu quy trình từ A-Z

Áo giáp chống đạn là trang bị quan trọng của các nhóm nghề nguy hiểm như lính...

Chứng nhận hợp chuẩn bột bả tường | Hướng dẫn quy trình 6 bước

Bột bả tường là hỗn hợp khô được trộn đều từ xi măng pooc lăng, chất độn mịn,...

Tiêu chuẩn RAS là gì? Quy trình chứng nhận RAS

Tiêu chuẩn Alpaca Có trách nhiệm (Responsible Alpaca Standard) là một bộ tiêu...

Tiêu chuẩn RMS là gì? Chứng nhận RMS như thế nào?

Tiêu chuẩn Mohair Có trách nhiệm (Responsible Mohair Standard - RMS) là một...