Six Sigma là gì? Mô hình Lean Six Sigma

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Để đạt được mục tiêu này, nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại như Six Sigma và Lean Six Sigma. Đây là hai công cụ quan trọng không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn giảm thiểu lãng phí, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Vậy Six Sigma là gì, và mô hình Lean Six Sigma có những điểm nổi bật nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

*Đây là bài viết cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này 

1. Six Sigma là gì?

1.1 Khái niệm Six Sigma

Six Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng được phát triển vào những năm 1980 bởi Motorola. Đây là một hệ thống quản lý nhằm cải thiện quy trình sản xuất bằng cách giảm thiểu các biến động và sai sót, từ đó đạt được sự ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm. Six Sigma đặt mục tiêu đạt đến mức chỉ có 3,4 sai sót trên một triệu cơ hội (DPMO - Defects Per Million Opportunities), tương đương với độ chính xác 99,99966%.

Six Sigma là tiêu chuẩn đo lường, quản lý hiệu suất, chất lượng trong một quy trình sản xuất, bằng cách tìm ra nguyên nhân của lỗi và xử lý chung ở giai đoạn đầu, tăng độ chính xác của quy trình. Trong đó, Sigma (σ) là một ký hiệu trong lý thuyết thống kê, chỉ độ lệch chuẩn trong một tập hợp. Trong trường hợp này, 6 Sigma được sử dụng làm thước đo của mức độ biến động hoặc sai lệch của một sản phẩm so với tiêu chuẩn ban đầu. Six Sigma bắt nguồn từ đường cong hình chuông được sử dụng trong thống kê, một Sigma tượng trưng cho một độ lệch chuẩn duy nhất so với giá trị trung bình.

Six Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng được phát triển vào những năm 1980 bởi Motorola

Six Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng được phát triển vào những năm 1980 bởi Motorola

✍  Xem thêm: Quy trình PDCA là gì? Hướng dẫn áp dụng với mọi doanh nghiệp 

1.2 Nguyên tắc áp dụng phương pháp Six Sigma

► Đặt khách hàng làm trọng tâm

Nguyên tắc này nhấn mạnh việc tập trung vào khách hàng để doanh nghiệp có thể hiểu rõ nhu cầu của họ. Với mục đích cuối cùng là cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ sao cho đáp ứng tốt nhất các yêu cầu và mong muốn của khách hàng.

► Xem trọng dữ liệu và dữ kiện

Việc sử dụng dữ liệu và thông tin thực tế hỗ trợ việc quyết định được chính xác nhất. Thông qua việc thu thập, nghiên cứu và hiểu rõ dữ liệu, người quản lý và các bộ phận liên quan có cơ sở để đưa ra các giải pháp mang tính logic và rõ ràng.

► Linh hoạt trong quản lý

Là nguyên tắc khuyến khích sự linh hoạt và tinh thần sẵn sàng thích nghi với thị trường trong quá trình quản tri sản xuất. Các tổ chức Six Sigma cần có khả năng thay đổi nhanh chóng để ứng biến với các tình huống phát sinh. Qua đó tối ưu hóa quy trình và thời gian thực hiện nhiệm vụ.

► Không có rào cản trong kết nối

Six Sigma đề cao việc loại bỏ các rào cản và sự tách biệt giữa các bộ phận, phòng ban khi thực hiện quy trình trong tổ chức. Mục tiêu của nguyên tắc là tạo ra sự kết nối không giới hạn giữa cá nhân, phòng ban và các tổ chức khác nhau để tối ưu hóa hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.

► Không thể tránh khỏi sai lầm

Tiêu chuẩn của 6 Sigma thể hiện rằng trong một triệu trường hợp thì vẫn còn khả năng xảy ra 3,4 lỗi phát sinh. Vậy nên nguyên tắc này khuyến khích sự tư duy tích cực về sai lầm. Thay vì khiển trách, người quản lý Six Sigma nên xem đây là cơ hội để học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. Việc tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sai lầm giúp cải thiện quy trình và ngăn chặn việc tái diễn cho hoạt động sản xuất tiếp theo.

 

1.3 Áp dụng Six Sigma vào doanh nghiệp theo quy trình DMAIC

Áp dụng phương pháp Six Sigma với quy trình DMAIC bao gồm 5 bước cơ bản:

  • D – Define (Xác định)
  • M – Measure (Đo lường)
  • A – Analyze (Phân tích)
  • I – Improve (Cải tiến)
  • C – Control (Kiểm soát)

D – Define (Xác định)

Bước đầu tiên trong quy trình này là phải có một nhận định chính xác về chân dung khách hàng và các yêu cầu chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Sau đó, doanh nghiệp cần tự đánh giá mức độ đạt được của mình và xác định các khu vực kinh doanh trọng điểm để áp dụng phương pháp Six Sigma.

M – Measure (Đo lường)

Bước này tập trung vào việc đo lường và thu thập dữ liệu về quy trình sản xuất, bao gồm cả yếu tố nội bộ và yếu tố liên quan đến khách hàng. Điều này giúp đánh giá mức độ chất lượng hiện tại của sản phẩm/ dịch vụ và xác định các vấn đề cần giải quyết để đạt được mục tiêu.

A – Analyze (Phân tích)

Xác định khoảng cách giữa mục tiêu và kết quả trong công việc hiện tại cũng như cơ hội cho doanh nghiệp trong tương lai. Các biện pháp đưa ra phải được kiểm tra chặt chẽ cũng như có các biện pháp dự phòng phù hợp. Quá trình này bao gồm việc phân tích các dữ liệu đã thu thập, xác định nguyên nhân gốc rễ và tổng kết lại các kết quả.

I – Improve (Cải tiến)

Bước này tập trung vào việc thiết kế và triển khai các giải pháp để giải quyết các vấn đề đã xác định trong bước phân tích. Các giải pháp được chọn phải đảm bảo tính khả thi, đồng thời kịp thời thay đổi khi cần thiết.

C – Control (Kiểm soát)

Bước này tập trung vào việc đảm bảo rằng các giải pháp đã triển khai đạt được hiệu quả và giữ được tính ổn định trong quá trình sản xuất. Điều này bao gồm việc xác định các chỉ số hiệu suất quan trọng, giám sát và kiểm soát mục tiêu nhằm đảm bảo tránh mắc sai lầm cũ hoặc đi sai định hướng ban đầu.

 Nguyên tắc áp dụng phương pháp Six Sigma

Nguyên tắc áp dụng phương pháp Six Sigma

✍  Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 là gì? Hướng dẫn quy trình quản lý chất lượng 

2. Mô hình Lean Six Sigma

2.1 Mô hình Lean Six Sigma

Lean Six Sigma là phương pháp sử dụng các kỹ thuật trong thống kê để đánh giá sự sai lệch của quá trình, xác định các nguyên nhân gây ra lỗi và cung cấp biện pháp xử lý để làm năng mức độ chính xác cho quy trình thực hiện. Lean Six Sigma là sự kết hợp giữa hai phương pháp quản lý chất lượng: Lean và Six Sigma. Trong khi Lean tập trung vào việc loại bỏ lãng phí và tăng cường hiệu quả quy trình, thì Six Sigma nhấn mạnh vào việc giảm biến động và nâng cao chất lượng. Sự kết hợp này giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa quy trình mà còn cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Lean Six Sigma không phải hệ thống đáp ứng từng tiêu chuẩn như ISO. Phương pháp này với tư duy rất hiện đại: thay vì cố gắng sửa chữa những lỗi lầm đã xảy ra, hãy cố gắng từ đầu để không xảy ra lỗi ngay từ đầu. Tức là Lean Six Sigma mong muốn sự hoàn hảo trong toàn bộ quy trình sản xuất và kinh doanh.

Hoạt động của nguyên tắc của Lean 6 Sigma là sử dụng phương pháp thống kê để tính toán số lỗi phát sinh trong chu kỳ, sau đó tìm cách khắc phục để lỗi đó không phát sinh ở chu kỳ tiếp theo. Cho đến khi con số này gần như bằng “0”. Thông thường các công ty thường đặt ra mức 3 hoặc mức 4 sigma tương ứng với xác xuất sai lỗi từ 66.897 – 6.210 trên một triệu trường hợp. Nếu đạt tới 6 Sigma, con số này sẽ còn là 3,4 lỗi trên một triệu cơ hội.

Dưới đây là bảng thể hiện các cấp độ Sigma:

STT

Cấp độ Sigma

Trường hợp lỗi trên 1 triệu sản phẩm

Tỷ lệ xảy ra lỗi

1

Một Sigma

690.000

69%

2

Hai Sigma

308.000

30.8%

3

Ba Sigma

66.897

6.68%

4

Bốn Sigma

6.210

0.621%

5

Năm Sigma

230

0.023%

6

Sáu Sigma

3.4

0.0003%

Lean Sigma mang lại nhiều lợi ích vậy nên có nhiều công ty hàng đầu trong các ngành khác nhau từ dịch vụ tài chính đến chuyển giao công nghệ cao đã áp dụng thành công Six Sigma như: Asea Brown Boveri, Black và Decker, Dupont, Dow Chemical,…

Mô hình Lean Six Sigma

Mô hình Lean Six Sigma

✍  Xem thêm: Khoá đào tạo thực hành 5S | Hỗ trợ toàn quốc - Tiết kiệm chi phí 

2.2 Lợi ích của phương pháp quản trị Lean Six Sigma

  • Giảm đáng kể chi phí phát sinh và tránh được tình trạng lãng phí. Giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất.
  • Rút ngắn thời gian sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Thực hiện đúng cam kết giao hàng đúng hạn.
  • Xây dựng năng lực quản lý và giải quyết các vấn đề một cách hệ thống, khoa học cho các cán bộ chủ chốt trong tổ chức thông qua việc học hỏi và áp dụng trong thực tiễn các phương pháp và công cụ của mô hình Lean Six Sigma.
  • Không chỉ giúp tổ chức thực hiện những cam kết với khách hàng, khi áp dụng Sigma tổ chức còn đáp ứng vượt ngoài sự thỏa mãn bằng cách tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới với mang lại nhiều giá trị gia tăng vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.

Lean 6 Sigma được đánh giá là xu thế mới khi đáp ứng đồng thời cả ba yêu cầu quan trọng của khách hàng: Giá cạnh tranh, chất lượng tốt và thời gian giao hàng đúng hạn. Qua đó tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng văn hóa chất lượng trong tổ chức.

 

2.3 Nguyên tắc của phương pháp Lean Six Sigma

Các nguyên tắc Lean Sigma thường được áp dụng trong để cải thiện quy trình thiết lập chất lượng sản phẩm và tăng cường năng suất làm việc của tổ chức. Khi áp dụng đúng cách, hệ thống Lean Six Sigma có thể giúp tổ chức đạt được hiệu suất tối đa và tạo ra giá trị lớn cho đối tác và doanh nghiệp. Dưới đây là chi tiết các nguyên tắc:

  • Giá trị từ khách hàng: Tập trung vào những gì mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng.
  • Loại bỏ lãng phí: Nhận diện và loại bỏ các yếu tố không tạo ra giá trị trong quy trình.
  • Liên tục cải tiến: Không ngừng cải tiến quy trình và phương pháp làm việc để đạt được sự hoàn thiện.
  • Tập trung vào con người: Phát huy tối đa khả năng và sáng kiến của nhân viên trong việc cải tiến quy trình.

Nguyên tắc của phương pháp Lean Six Sigma

Nguyên tắc của phương pháp Lean Six Sigma

✍  Xem thêm: 7 công cụ quản lý chất lượng áp dụng thế giới | 7 QC tools

3. Phân biệt Six Sigma và Lean Six Sigma

Có thể thấy Six Sigma và Lean Six Sigma đều là những phương pháp quản lý chất lượng hiệu quả, nhưng có những điểm khác biệt cơ bản:

  • Six Sigma: Tập trung vào việc giảm biến động và nâng cao chất lượng bằng cách phân tích dữ liệu và quản lý quy trình. Six Sigma sử dụng các công cụ thống kê để xác định và loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
  • Lean Six Sigma: Kết hợp Lean và Six Sigma, Lean Six Sigma không chỉ giảm biến động mà còn loại bỏ lãng phí trong quy trình. Lean nhấn mạnh vào việc tối ưu hóa quy trình bằng cách loại bỏ các hoạt động không tạo ra giá trị, trong khi Six Sigma tập trung vào kiểm soát chất lượng

Dưới đây là một số điểm khác biệt cụ thể giữa hai phương pháp này, bao gồm:

Phân biệt

Six Sigma

Lean Six Sigma

Nguồn gốc

Được phát triển bởi Motorola vào những năm 1980

Được phát triển bởi Toyota vào những năm 1990

Mục tiêu

Tập trung vào việc giảm độ lệch và đưa quy trình sản xuất về trung tâm

Tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng cách loại bỏ các hoạt động không cần thiết

Công cụ

Sử dụng các công cụ thống kê để phân tích và đo lường chất lượng

Kết hợp các phương pháp, công cụ Six Sigma và triết lý sản xuất tinh gọn/ doanh nghiệp tinh gọn

Áp dụng

Thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất

Được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm sản xuất, dịch vụ, y tế, giáo dục,...

Tính chất

Cải tiến quy trình nhằm giảm thiểu sự thay đổi và sai sót bằng cách sử dụng quá trình ra quyết định dựa trên dữ liệu

Cố gắng giảm lãng phí tài nguyên vật chất, thời gian, công sức và nhân tài trong khi vẫn đảm bảo chất lượng trong quy trình sản xuất và tổ chức

 

Six Sigma và Lean Six Sigma đều là những công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất và chất lượng. Trong khi Six Sigma giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng một cách nghiêm ngặt, thì Lean Six Sigma mang lại sự tối ưu hóa toàn diện cho quy trình. Việc áp dụng các phương pháp này giúp doanh nghiệp không chỉ đạt được những mục tiêu ngắn hạn mà còn tạo ra giá trị bền vững cho tương lai.

Tin khác

Khí nhà kính là gì? Giải pháp giảm thiểu khí nhà kính

Khí nhà kính (Greenhouse Gases - GHG) là những loại khí có khả năng giữ nhiệt...

ESG là gì? 3 lý do doanh nghiệp nên đầu tư vào ESG

ESG là từ viết tắt của ba yếu tố chính: Environmental (Môi trường), Social...

Công bố bánh trung thu | Các quy định & thủ tục mới nhất

Công bố sản phẩm bánh trung thu là quy trình pháp lý mà doanh nghiệp, tổ chức...

Khoá học 7 QC Tools | Công cụ quản lý chất lượng

Khóa học 7 QC Tools hay “7 công cụ cơ bản của kiểm soát chất lượng” giúp bạn...

4M 1E là gì? 4 nội dung cần chú ý

4M 1E (viết tắt của Man, Machine, Method, Material và Environment) là một...

Chứng nhận áo giáp chống đạn | Tìm hiểu quy trình từ A-Z

Áo giáp chống đạn là trang bị quan trọng của các nhóm nghề nguy hiểm như lính...

Chứng nhận hợp chuẩn bột bả tường | Hướng dẫn quy trình 6 bước

Bột bả tường là hỗn hợp khô được trộn đều từ xi măng pooc lăng, chất độn mịn,...

Tiêu chuẩn RAS là gì? Quy trình chứng nhận RAS

Tiêu chuẩn Alpaca Có trách nhiệm (Responsible Alpaca Standard) là một bộ tiêu...

Tiêu chuẩn RMS là gì? Chứng nhận RMS như thế nào?

Tiêu chuẩn Mohair Có trách nhiệm (Responsible Mohair Standard - RMS) là một...

Doanh nghiệp xã hội là gì? Thông tin từ A-Z

Bạn có từng nghe đến thuật ngữ "doanh nghiệp xã hội" (DNXH) nhưng không biết...