Quy chuẩn quốc gia về sản phẩm vật liệu xây dựng

Ngày 30/06/2023, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành phiên bản mới nhất của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vật liệu xây dựng là QCVN 16:2023/BXD và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2024. Theo đó, chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng sẽ tuân thủ theo quy chuẩn mới này.

 

1. Quy chuẩn quốc gia về vật liệu xây dựng 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng là quy chuẩn quy định các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nằm trong quy chuẩn khi lưu thông trên thị trường bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy, bao gồm: Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận có năng lực cấp, dấu hợp quy, công bố hợp quy và thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở Xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng lần đầu tiên là QCVN 16:2011/BXD ban hành ngày 30/8/2011. Để đáp ứng theo sự thay đổi của công nghệ và thị trường, sau đó, ngày 15/9/2014, QCVN 16:2014/BXD ra đời, thay thế QCVN 16:2011/BXD. Tiếp theo vào ngày 29/9/2017, QCVN 16:2017/BXD được Bộ Xây dựng ban hành thay thế phiên bản 2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Ngày 31/12/2019, Bộ Xây dựng chính thức ban hành QCVN 16:2019/BXD – phiến bản mới nhất của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2020.

Mới đây nhất, ngày 30/06/2023, Bộ Xây dựng chính thức ban hành QCVN 16:2023/BXD – phiên bản mới nhất của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024.

 

Quy chuẩn mới chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng từ ngày 1 tháng 7 năm 2020

Liên hệ Vinacontrol CE để được tư vấn nhanh và kịp thời về áp dụng quy chuẩn mới

2. Hướng dẫn chuyển đổi hợp quy từ QCVN 16:2019/BXD lên QCVN 16:2023/BXD

Các chứng chỉ QCVN 16:2019/BXD đã hết hiệu lực thì sẽ phải chuyển đổi lên phiên bản mới QCVN 16:2023/BXD. Còn chứng chỉ QCVN 16:2019/BXD nào vẫn còn hiệu lực thì vẫn được phép sử dụng Giấy chứng nhận hợp quy và dấu hợp quy cho đến khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận đó.

Vinacontrol CE cấp giấy chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng

Vinacontrol CE cấp giấy chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng 

3. Quy trình chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại Vinacontrol CE

 

Quy trình chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng Vinacontrol CE

4. Chi phí và thời hạn chứng nhận vật liệu xây dựng 

Chi phí đánh giá chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng bao gồm:

  • Chi phí đánh giá;
  • Chi phí thử nghiệm sản phẩm.

Phụ thuộc vào phương thức đánh giá (phương thức 5: đánh giá cơ sở sản xuất, hoặc phương thức 7: đánh giá theo lô), quy mô, loại hình, số sản phẩm, mà chi phí của các doanh nghiệp là khác nhau.

Ngoài ra, đối với chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng, cơ sở sản xuất bắt buộc phải có chứng chỉ ISO 9001:2015. Nếu doanh nghiệp chưa có, sẽ phải đánh giá và cấp chứng nhận ISO này. Vinacontrol CE cung cấp dịch vụ trọng gói cho doanh nghiệp, bao gồm cả chứng nhận ISO 9001 và chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Thời gian đánh giá chứng nhận hoặc thời gian đánh giá chuyển đổi là tương tự nhau. Tùy loại sản phẩm mà thời gian thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận khác nhau. Quý doanh nghiệp liên hệ tổ chức chứng nhận để được tư vấn chi tiết về sản phẩm của mình.

►► Xem tiếp: Danh mục vật liệu xây dựng bắt buộc chứng nhận hợp quy theo Quy chuẩn và Thông tư mới từ 01/7/2020

 

Quý doanh nghiệp cần chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng, liên hệ hotline tư vấn miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ nhanh và tốt nhất.

Tin khác

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu | Uy tín – Chất lượng

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận...