Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ | Thủ tục

Nghiệm thu đề tài khoa học cần phải được thực hiện khi một đề tài nghiên cứu đã hoàn thành các hoạt động nghiên cứu và đã đưa ra các kết quả nhất định. Quá trình nghiệm thu sẽ đánh giá và xác định xem liệu đề tài nghiên cứu đã đáp ứng được các tiêu chí và mục tiêu được đề ra hay chưa. Dưới đây là một số thông tin tổng quát liên quan đến hoạt động nghiệm thu đề tài các cá nhân cần lưu ý khi thực hiện.

 

1. Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ là gì?

1.1 Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ là gì?

Căn cứ khoản 13 Điều 3 Luật Khoa học Công nghệ 2013, thì nhiệm vụ khoa học chính là những vấn đề khoa học và công nghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học công nghệ.

Theo đó, tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP, ta có khái niệm đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ như sau:

Đề tài khoa học công nghệ là một nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng , đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm.

Hội nghị nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ

Hội nghị nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ

1.2 Hoạt động nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ là quá trình đánh giá kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ để xác định xem liệu nó đã đáp ứng được các tiêu chí và mục tiêu được đề ra hay không. Nghiệm thu đề tài nghiên cứu thường được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng để đưa ra đánh giá và phê duyệt kết quả của đề tài nghiên cứu.

Kết quả của quá trình nghiệm thu đề tài nghiên cứu sẽ được sử dụng để xác định xem liệu đề tài nghiên cứu đã hoàn thành đầy đủ các yêu cầu được đưa ra hay chưa, và có đủ tiềm năng để được phê duyệt và công bố hoặc chưa. Hoạt động nghiệm thu đề tài nghiên cứu là một bước quan trọng trong quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau.

✍  Xem thêm: Kiểm định các thiết bị , dụng cụ điện | Tư vấn miễn phí

2. Thủ tục đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ

Quá trình nghiệm thu đề tài nghiên cứu thường bao gồm kiểm tra và đánh giá các báo cáo, tài liệu, các sản phẩm công nghệ, phần mềm, hoặc các ứng dụng thực tế của đề tài nghiên cứu. Nhóm chuyên gia nghiệm thu sẽ đánh giá các kết quả theo các tiêu chí về tính khoa học, tính ứng dụng, tính hiệu quả, tính sáng tạo, tính bảo vệ môi trường và an toàn v.v... và đưa ra nhận xét và kết luận về độ hoàn thành của đề tài nghiên cứu.

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục a Mục 4 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2198/QĐ-BKHCN năm 2022, trình tự thực hiện thủ tục đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia gồm những bước sau:

Bước 1: Tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ tự đánh giá kết quả thực hiện; chuẩn bị báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và nộp Hồ sơ đề nghị đánh giá nghiệm thu cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Cách thức thực hiện:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp;
  • Nộp hồ sơ trực tuyến;
  • Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.

Bước 2: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ và thông báo cho tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ về tình trạng hợp lệ của hồ sơ.

Bước 3: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập và tổ chức họp hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Bước 4: Xử lý kết quả đánh giá, nghiệm thu

Đối với nhiệm vụ được hội đồng đánh giá, kết luận “Đạt”: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi bản sao kết quả đánh giá của Hội đồng đến tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ để tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ đăng ký lưu giữ kết quả thực hiện với Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, nộp giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, ban hành quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ;

Đối với nhiệm vụ được hội đồng đánh giá, kết luận “Không đạt”: Được xử lý theo quy định tại Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC.

Thời điểm nghiệm thu cần phải được xác định trước và thông báo đến các thành viên trong nhóm nghiên cứu, nhà tài trợ và người quản lý đề tài. Thông thường, quá trình nghiệm thu được thực hiện trong giai đoạn sau khi các kết quả nghiên cứu đã được hoàn thành và báo cáo nghiên cứu đã được viết hoàn chỉnh. Nếu kết quả đề tài nghiên cứu được đánh giá là chưa đạt yêu cầu, nhóm nghiên cứu có thể cần phải tiếp tục làm việc và cải thiện các kết quả trước khi nộp lại để được nghiệm thu lại.

Đánh giá sản phẩm trong quá trình nghiệm thu đề tài

Đánh giá sản phẩm trong quá trình nghiệm thu đề tài

3. Thành phần hồ sơ đề nghị nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học 

Thành phần hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia được xác định theo Điều 6 Thông tư 11/2014/TT-BKHCN và tiểu mục c Mục 4 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2198/QĐ-BKHCN năm 2022 với những tài liệu sau:

  • Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức chủ trì;
  • Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ;
  • Các sản phẩm, kết quả của nhiệm vụ theo hợp đồng thực hiện và thuyết minh nhiệm vụ được phê duyệt;
  • Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của nhiệm vụ;
  • Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ;
  • Các tài liệu khác (nếu có).

Số lượng hồ sơ bao gồm: 01 bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) và 01 bản điện tử (dạng PDF, không cài bảo mật).

✍  Xem thêm: Thủ tục Kiểm định chất lượng sản phẩm  chi tiết

 

4. Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị nghiệm thu đề tài

Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia được xác định tại tiểu mục d Mục 4 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2198/QĐ-BKHCN năm 2022. Cụ thể như sau:

  • Thông báo cho tổ chức chủ trì tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
  • Tổ chức chủ trì nhiệm vụ bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
  • Thành lập Hội đồng: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhận được hồ sơ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp lệ;
  • Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, ban hành quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ các tài liệu công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ.

 

5. Hướng dẫn tự đánh giá kết quả đề tài nghiên cứu khoa học 

Căn cứ vào Điều 30 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN , tự đánh giá kết quả đề tài nghiên cứu được quy định như sau:

Tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ có trách nhiệm tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước trước khi nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp quốc gia cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Theo như quy định trên thì việc tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sẽ do tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư 11/2014/TT-BKHCN. Cụ thể:

5.1 Nội dung đánh giá

a) Đánh giá về báo cáo tổng hợp: Đánh giá tính đầy đủ, rõ ràng, xác thực và lô-gíc của báo cáo tổng hợp (phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng …) và tài liệu cần thiết kèm theo (các tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ, sản phẩm trung gian, tài liệu được trích dẫn);

b) Đánh giá về sản phẩm của nhiệm vụ so với đặt hàng, bao gồm: Số lượng, khối lượng sản phẩm; chất lượng sản phẩm; chủng loại sản phẩm; tính năng, thông số kỹ thuật của sản phẩm.

5.2  Yêu cầu cần đạt đối với báo cáo tổng hợp

a) Tổng quan được các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến nhiệm vụ;

b) Số liệu, tư liệu có tính đại diện, độ tin cậy, xác thực, cập nhật;

c) Nội dung báo cáo là toàn bộ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ được trình bày theo kết cấu hệ thống và lô-gíc khoa học, với các luận cứ khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể giải đáp những vấn đề nghiên cứu đặt ra, phản ánh trung thực kết quả nhiệm vụ phù hợp với thông lệ chung trong hoạt động nghiên cứu khoa học;

d) Kết cấu nội dung, văn phong khoa học phù hợp.

5.3 Yêu cầu đối với sản phẩm của nhiệm vụ cấp quốc gia

Ngoài các yêu cầu ghi trong hợp đồng, thuyết minh nhiệm vụ, sản phẩm của nhiệm vụ cấp quốc gia cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

a) Đối với sản phẩm là: mẫu; vật liệu; thiết bị, máy móc; dây chuyền công nghệ; giống cây trồng; giống vật nuôi và các sản phẩm có thể đo kiểm cần được kiểm định/khảo nghiệm/kiểm nghiệm tại cơ quan chuyên môn có chức năng phù hợp, độc lập với tổ chức chủ trì nhiệm vụ;

b) Đối với sản phẩm là: nguyên lý ứng dụng; phương pháp; tiêu chuẩn; quy phạm; phần mềm máy tính; bản vẽ thiết kế; quy trình công nghệ; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu; báo cáo phân tích; tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...); đề án, qui hoạch; luận chứng kinh tế-kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm tương tự khác cần được thẩm định bởi hội đồng khoa học chuyên ngành hoặc tổ chuyên gia do tổ chức chủ trì nhiệm vụ thành lập;

c) Đối với sản phẩm là: kết quả tham gia đào tạo sau đại học, giải pháp hữu ích, sáng chế, công bố, xuất bản và các sản phẩm tương tự khác cần có văn bản xác nhận của cơ quan chức năng phù hợp.

Vinacontrol CE hỗ trợ kiểm định sản phẩm trong quá trình nghiệm thu đề tài khoa học

Vinacontrol CE hỗ trợ kiểm định sản phẩm trong quá trình nghiệm thu đề tài khoa học

5.4 Phương pháp đánh giá và xếp loại

Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 11/2014/TT-BKHCN quy định như sau:

"1. Đánh giá của thành viên Hội đồng

a) Mỗi chủng loại sản phẩm của nhiệm vụ đánh giá trên các tiêu chí về số lượng, khối lượng, chất lượng sản phẩm theo 03 mức sau: “Xuất sắc” khi vượt mức so với đặt hàng; “Đạt” khi đáp ứng đúng, đủ yêu cầu theo đặt hàng; “Không đạt” không đáp ứng đúng, đủ yêu cầu theo đặt hàng.

b) Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ đánh giá theo 03 mức sau: “Xuất sắc” khi báo cáo tổng hợp đã hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 12; “Đạt” khi báo cáo tổng hợp cần chỉnh sửa, bổ sung và có thể hoàn thiện; “Không đạt” khi không thuộc hai trường hợp trên.

c) Đánh giá chung nhiệm vụ theo 03 mức sau: “Xuất sắc” khi tất cả tiêu chí về sản phẩm đều đạt mức ‘Xuất sắc” và Báo cáo tổng hợp đạt mức “Đạt” trở lên; “Đạt” khi đáp ứng đồng thời các yêu cầu: Tất cả các tiêu chí về chất lượng, chủng loại sản phẩm ở mức “Đạt” trở lên; ít nhất 3/4 tiêu chí về khối lượng, số lượng sản phẩm ở mức “Đạt” trở lên (những sản phẩm không đạt về khối lượng, số lượng thì vẫn phải đảm bảo đạt ít nhất 3/4 so với đặt hàng), Báo cáo tổng hợp đạt mức “Đạt” trở lên; “Không đạt” khi không thuộc hai trường hợp trên hoặc nộp hồ sơ chậm quá 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc hợp đồng hoặc thời điểm được gia hạn (nếu có).

2. Đánh giá, xếp loại của Hội đồng

a) Mức “Xuất sắc” nếu nhiệm vụ có ít nhất 3/4 số thành viên hội đồng có mặt nhất trí đánh giá mức “Xuất sắc” và không có thành viên đánh giá ở mức “Không đạt”;

b) Mức "Không đạt" nếu nhiệm vụ có nhiều hơn 1/3 số thành viên hội đồng có mặt đánh giá mức không đạt;

c) Mức “Đạt” nếu nhiệm vụ không thuộc điểm a và điểm b Khoản này.

3. Đối với nhiệm vụ được hội đồng đánh giá ở mức “Đạt” trở lên, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi có kết quả đánh giá, chủ nhiệm nhiệm vụ có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến kết luận của hội đồng.

Bộ chủ trì nhiệm vụ phối hợp với chủ tịch hội đồng kiểm tra, giám sát việc hoàn thiện hồ sơ đánh giá của nhiệm vụ. Chủ tịch hội đồng xác nhận về việc hoàn thiện hồ sơ của chủ nhiệm nhiệm vụ."

✍  Xem thêm: Kiểm định hiệu chuẩn thiết bị, dụng cụ đo | Tiết kiệm chi phí 

6. Các nguyên tắc khi đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 11/2014/TT-BKHCN như sau:

"Nguyên tắc đánh giá

1. Căn cứ vào đặt hàng của Bộ chủ trì nhiệm vụ, hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (sau đây gọi là hợp đồng) đã ký kết và các nội dung đánh giá được quy định tại Thông tư này.

2. Căn cứ vào hồ sơ đánh giá, nghiệm thu.

3. Đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công bằng, trung thực và chính xác."

Như vậy, theo quy định thì việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia được thực hiện tuân theo những nội dung sau:

  • Căn cứ vào đặt hàng của Bộ chủ trì nhiệm vụ, hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã ký kết và các nội dung đánh giá.
  • Căn cứ vào hồ sơ đánh giá, nghiệm thu.
  • Đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công bằng, trung thực và chính xác.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hoạt động đánh giá nghiệm thu một đề tài nghiên cứu khoa học. Hy vọng qua bài viết này, cá nhân tổ chức sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động nghiệm thu hiệu quả. Vinacontrol CE là đơn vị có năng lực kiểm định, đánh giá, kiểm tra một số thiết bị, máy móc để phục vụ cho hoạt động nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học. Để được hỗ trợ dịch vụ nhanh và tốt nhất, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn hoặc chat ngày với chuyên viên của chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết!

Tin khác

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV | Hỗ trợ từ A-Z

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV là quá trình đánh giá và xác nhận hiệu suất,...

Hiệu chuẩn máy quang phổ | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Hiệu chuẩn máy quang phổ là quá trình kiểm tra, điều chỉnh và đưa thiết bị về...

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng | An toàn – Hiệu quả

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng là hoạt động kiểm tra, đo lường lường...

Hiệu chuẩn máy đo độ pH | Quy trình từ A-Z

Hiệu chuẩn máy đo pH là quá trình thao tác kỹ thuật nhằm xác định, thiết lập...

Kiểm định tời tay có tải | Uy tín – Chất lượng

Kiểm định tời tay có tải là quy trình kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động...

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...