Nâng cao công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy | Tin tổng hợp

Phòng cháy chữa cháy luôn là công tác quan trọng trong các ngành và lĩnh vực. Trong xây dựng công trình thì PCCC càng cần được quan tâm nhiều hơn. Để các công trình được an toàn và hạn chế tối đa các rủi ro cháy nổ, công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy là hết sức quan trọng. Dưới đây là các thông tin do Vinacontrol CE tổng hợp về các hoạt động và quy định về công tác quản lý Nhà nước trong phòng cháy chữa cháy mới đây mà cá nhân, tổ chức nên quan tâm, lưu ý.

 

1. Nội dung văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng cháy chữa cháy

Liên quan đến Vụ cháy căn nhà 9 tầng, 1 tum xảy ra hồi 23h22' ngày 12/9/2023, tại ngõ 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm nhiều người bị thương vong, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Công điện về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini).

Trong đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức tổng kiểm tra, rà soát 100% các cơ sở, nhà ở nhiều căn hộ, nhà cho thuê trọ trên địa bàn quản lý, đặc biệt là chung cư mini; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự xây dựng, PCCC theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, yêu cầu, hướng dẫn chủ hộ gia đình, chủ cơ sở khắc phục ngay các tồn tại vi phạm về PCCC, đặc biệt là các hành vi vi phạm dẫn đến cháy lớn, cháy gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, báo cáo đề xuất giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục trước ngày 30/10/2023.

Nội dung Điện nêu rõ:

Thời gian qua, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai quyết liệt công tác phòng cháy, chữa cháy.

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện, nhất là ở cấp cơ sở còn hạn chế, tình hình cháy, nổ vẫn diễn biến phức tạp, như vụ cháy nhà ở nhiều căn hộ tại địa chỉ số 37 ngõ 29/70, phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội ngày 12/9 gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 796/CĐ-TTg ngày 13/9/2023, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, xử lý các tình huống cháy, nổ, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt là đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư mini), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, Bộ Công an yêu cầu Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện ngay các nội dung sau:

Công an các địa phương tiếp tục phối hợp các cơ quan truyền thông, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho nhân dân vào các khung giờ vàng trên các kênh truyền hình địa phương, qua các phương tiện phát thanh tại các khu dân cư, trên Zalo, Facebook...

Trực tiếp tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn cho 100% hộ gia đình, người làm việc tại các loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư mini), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao.

Tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các sở, ngành chức năng (Công an, Xây dựng, Công thương, Điện lực, Ủy ban nhân dân cấp huyện...) phối hợp tổ chức tổng kiểm tra, rà soát các yêu cầu về an toàn cháy đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư mini), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao trên địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm.

Giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Phối hợp các đơn vị chức năng thuộc Bộ Xây dựng, Công an các địa phương tham mưu sơ kết 8 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới và đề xuất, báo cáo Chính phủ các giải pháp cấp bách để tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư mini), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao.

Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức kiểm tra việc thực hiện Điện này, các đồng chí lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ về kết quả thực hiện của các địa phương.

Phối hợp các cơ quan thông tin, truyền thông Trung ương, các nhà mạng viễn thông tuyên truyền, khuyến cáo cho người dân về kiến thức kỹ năng phòng ngừa cháy, nổ, thoát nạn, đặc biệt các loại hình cơ sở tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao, tập trung đông người; phối hợp các đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thành Quy chuẩn sửa đổi QCVN 06:2022/BXD, tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Thủ tướng tại hiện trường vụ cháy căn nhà 9 tầng, 1 tum xảy ra hồi 23h22' ngày 12/9/2023, tại ngõ 29/70 phố Khương Hạ

Thủ tướng tại hiện trường vụ cháy căn nhà 9 tầng, 1 tum xảy ra hồi 23h22' ngày 12/9/2023, tại ngõ 29/70 phố Khương Hạ

2. Những điều cơ bản về quy định phòng cháy chữa cháy trong xây dựng công trình

Khi xây dựng các trong trình, các quy định cơ bản dưới đây cần được tuân thủ để đảm bảo được an toàn về phòng chống cháy nổ:

  • Thực hiện việc quản lý chặt, sử dụng an toán các chất có khả năng gây cháy, cháy nổ. Kiểm soát tốt các nguồn lửa, các nguồn nhiệt hay các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt và đảm bảo điều kiện an toàn trong phòng cháy.
  • Phải thường xuyên kiểm tra định kỳ công tác phòng cháy trong xây dựng để kịp thời phát hiện các thiếu sót để khắc phục kịp thời. Phải thiết kế và thẩm duyệt về việc đảm bảo an toàn PCCC.
  • Mỗi dự án, khi tiến hành lập quy hoạch, các dự án xây dựng mới, hay thực hiện cải tổ bất cứ đâu như khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp, chế xuất,…luôn phải có những giải pháp, thiết kế đảm bảo an toàn PCCC đầy đủ về chọn địa điểm xây dựng và việc bố trí các khu,các lô:
  • Phải đảm bảo một hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước tốt.
  • Phải khảo sát và bố trí các đơn vị PCCC tại các địa điểm cần thiết một cách hợp lý nhất.
  • Phải lập dự toán kinh phí để xây dựng, lắp đặt và bố trí các hạng mục PCCC.

Khi lập dự án, thiết kế để xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính năng sử dụng của công trình xây dựng cần chú ý đến các nội dung về địa điểm xây dựng, quy định về khoảng cách an toàn PCCC sau:

  • Chú ý đảm bảo về hệ thống thoát nạn khi cần thiết.
  • Phải có hệ thống kỹ thuật an toàn cho công trình.
  • Phải có dự toán kinh phí sử dụng cho các hạng mục về PCCC.
  • Các dự án và thiết kế phải được thẩm định và phê duyệt đạt an toàn về PCCC.
  • Phải thiết kế, thẩm duyệt và thời hạn thẩm duyệt các thiết kế về PCCC một số dự án thuộc danh mục dự án, công trình của chính phủ quy định

Các cơ sở được xây dựng, bố trí ở một phạm vi nhất định, có người quản lý thì cần phải có phương án PCCC độc lập với các yêu cầu sau:

  • Có các quy định và nội quy về PCCC và các biện pháp để phòng cháy.
  • Xây dựng hệ thống báo cháy nổ, chữa cháy và năng cháy phù hợp với đặc điểm cơ sở.
  • Có lực lượng và các phương tiện chữa cháy cần thiết. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác đáp ứng về việc PCCC.
  • Chuẩn bị đầy đủ các phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người và tài sản cũng như chống cháy lan.
  • Có chuẩn bị và dự toán kinh phí cho các hoạt động PCCC trong xây dựng cơ sở
  • Luôn có hồ sơ để theo dõi và quản lý các hoạt động PCCC của cơ sở.
  • Đối với cơ sở khác việc thực hiện yêu cầu về quy định PCCC phải tuân theo các quy định sao cho phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động.
  • Với những đối tượng có quy định riêng tại các điều của luật thì ngoài tuân thủ các quy định cơ bản, thì còn phải đảm bảo thực hiện được các biện pháp theo quy định phòng cháy chữa cháy trong xây dựng cho từng đối tượng cụ thể.

 

Những điều cơ bản về quy định phòng cháy chữa cháy trong xây dựng công trình

Những điều cơ bản về quy định phòng cháy chữa cháy trong xây dựng công trình

3. Quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của phòng cháy chữa cháy

Bên cạnh các quy định về thiết bị hệ thống phòng cháy chữa cháy cho cơ sở thi trách nhiệm cũng được xem là yếu tố vô cùng quan trọng. Các cơ quan, tổ chức và các nhân trong đầu tư xây dựng, sử dụng công trình phải có trách nhiệm:

  • Chủ đầu tư là người thực hiện các thủ tục trình duyệt về dự án và các thiết kế về PCCC. Chỉ thi công khi thiết kế đã được duyệt và phải tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên khi thi công và nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng.
  • Khi có thay đổi về thiết kế trong quá trình thi công phải thiết kế bổ sung để duyệt lại hoặc phải giải trình.
  • Khi thi công công trình, về phía chủ đầu tư và thầu xây dựng phải đảm bảo an toàn PCCC thuộc phạm vi của mình.
  • Đối với đơn vị sử dụng, khi sử dụng phải kiểm tra thường xuyên và duy trì các điều kiện PCCC.

 

Các cơ quan, tổ chức và các nhân trong đầu tư xây dựng, sử dụng công trình phải có trách nhiệm

Các cơ quan, tổ chức và các nhân trong đầu tư xây dựng, sử dụng công trình phải có trách nhiệm

4. Những đối tượng thuộc diện phải xin thẩm duyệt thiết kế PCCC

Để xây dựng một dự án, công trình thì cần phải thực hiện rất nhiều thủ tục để xin phép xây dựng. Trong đó có thủ tục thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Tuy nhiên, không phải công trình nào cũng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

Theo khoản 3 điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ. Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

  • Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật quy hoạch.
  • Các dự án, công trình quy định tại phụ lục 5 ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại điểm b khoản B điều này.
  • Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn Phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục 5 ban hành kèm theo nghị định này. Khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.

Như vậy, khi xây dựng mới một dự án, công trình nào đó, muốn biết có thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC, chúng ta phải xem dự án, công trình đó có thuộc Phụ lục 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hay không.

► Phụ lục 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Luật PCCC

Phụ lục 5 Nghị định 136 của Chính phủ bao gồm 21 mục, trong đó liệt kê cụ thể các hạng mục công trình với các tiêu chí về số tầng, số cấp, số người,..

Nghị định 136Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Luật PCCC

Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Luật PCCC

5. Một số tiêu chuẩn, quy chuẩn trong thiết kế thi công hệ thống PCCC

Thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống PCCC phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy chuẩn Việt Nam. Để thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống PCCC theo đúng tiêu chuẩn và quy định của PCCC ,đảm bảo an toàn cho các công trình, đạt yêu cầu của cảnh sát PCCC, tất cả các công ty và cá nhân thực hiện thi công, lắp đặt hệ thống PCCC cần áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn sau.

Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng cho Thiết kế thi công hệ thống PCCC ( hệ thống phòng cháy chữa cháy )

+ TCVN 2622:1995 Phòng chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế

+ TCVN 3254:1989 An toàn cháy – Yêu cầu chung

+ TCVN 3890:2009  Phương tiện PCCC cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng

+ TCVN 3991:2012 Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng – thuật ngữ và định nghĩa

+ TCVN 4317 :1986  Nhà kho – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế

+ TCVN 4778:2009 ( ISO 3941:2007) Phân loại cháy

+ TCVN 48:1996 Phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp thương mại và dịch vụ – Những quy định chung

+ TCVN 4879:1989 Phòng cháy – dấu hiệu an toàn

+ TCVN 5040:1990 Thiết bị phòng cháy và chữa cháy – Ký hiệu hình vẽ trên sơ  đồ phòng cháy – yêu cầu kỹ thuật

+ TCVN 5065:1990 Khách sạn – tiêu chuẩn thiết kế

+ TCVN 5303:1990 An toàn cháy – thuật ngữ và định nghĩa

+ TCVN 5684: 2003 An toàn cháy công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu chung

+ TCVN 5738: 2001 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật

+ TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng

+ TCVN 6101:1996 (ISO 6183:1990) Thiết bị chữa cháy -Hệ thống chữa cháy Cacbon Dioxit, thiết kế và lắp đặt

+ TCVN 6102 :1996( ISO 7202:1987) Phòng cháy, chữa cháy-chất chữa cháy bột.

+ TCVN 6160:1996 : Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng –  Yêu cầu thiết kế.

+ TCVN 6161:1996 : Phòng cháy chữa cháy Chợ và trung tâm thương mại –  Yêu cầu thiết kế.

+ TCVN 6379 :1998: Thiết bị chữa cháy- Trụ nước chữa cháy- yêu cầu kỹ thuật.

+ TCVN 7336-2003: Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.

Các tiêu chuẩn việt nam liên quan đến lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.

+ TCVN 4513 :1988  Cấp nước bên trong – tiêu chuẩn thiết kế.

+ TCVN 4086: 1985 An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung.

+ TCVN 4756 :1989  Quy chuẩn về nối đất và nối không thiết bị điện.

+ TCVN 5308 : 1991 Qui phạm an toàn kỹ thuật trong xây dựng

Tiêu chuẩn ngành về PCCC cần lưu ý thêm khi thiết kế thi công hệ thống PCCC (hệ thống phòng cháy chữa cháy )

+ 20 TCN 33 : 1985 Cấp nước mạng lưới ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.

+ TCN 58: 1997 Phòng cháy chữa cháy chợ và trung tâm thương mại, yêu cầu an toàn trong khai thác.

Quy chuẩn Việt Nam liên quan đến Thiết kế thi công hệ thống PCCC ( hệ thống phòng cháy chữa cháy )

+ QCVN 06: 2010  Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

+ QCVN 08: 2009  Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về công trình ngầm đô thj phần 1: Tầu điện ngầm

+ QCVN 08: 2009  Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về công trình ngầm đô thj phần 2: Gara ô tô

+ QCVN 07: 2016  Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về công trình hạ tầng kỹ thuật

Tiêu chuẩn xây dựng  liên quan đến Thiết kế thi công hệ thống PCCC( hệ thống phòng cháy chữa cháy )

+ TCXD 215:1998   Phòng cháy chữa cháy – từ vựng – phát hiện cháy và báo động cháy.

+ TCXD 216:1998 Phòng cháy chữa cháy – từ vựng – Thiết bị chữa cháy.

+ TCXD 217:1998  Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm.

Bên trên là toàn bộ các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến thiết kế thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy. Tùy theo mức độ công trình mà chúng ta áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phù hợp. Tránh thiết kế thi công không đúng tiêu chuẩn, cũng như thiết kế thi công dư thừa không cần thiết.

Lối thoát hiểm ở chung cư là bắt buộc theo quy định

Lối thoát hiểm ở chung cư là bắt buộc theo quy định

6. Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với chung cư mini như thế nào?

6.1 Thế nào là chung cư mini?

Hiện không có định nghĩa cụ thể về chung cư mini mà theo khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014, chung cư là loại hình nhà ở có từ 02 tầng trở lên, gồm nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung và có phần sở hữu chung, sở hữu riêng… cho các hộ gia đình.

Chung cư hiện được xây dựng với hai mục đích là để ở và mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

Nhìn chung các toà chung cư mini gồm nhiều phòng, có từ hai tầng trở lên mà mỗi tầng có nhiều căn hộ, thường là từ 02 căn hộ trở lên. Trong đó, mỗi căn hộ thường gồm một phòng ngủ, một phòng khách, được xây dựng khép kín, có khu bếp, nhà vệ sinh riêng.

6.2 Quy định yêu cầu về PCCC với chung cư mini

Về yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với chung cư mini, theo các phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, nhà chung cư cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 2.500 m3; nhà hỗn hợp cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3 phải đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của chính phủ quy định: Nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên thì phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;

- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

Đối với Nhà chung cư cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên thì ngoài các điều kiện nêu trên, còn phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Diễn tập PCCC tại chung cư

Diễn tập PCCC tại chung cư

6.3 Xử phạt khi vi phạm quy định PCCC

Vi phạm quy định về PCCC có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (Điều này được sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội vi phạm quy định về PCCC cụ thể như sau:

- Người nào vi phạm quy định về PCCC gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

+ Làm chết 02 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

+ Làm chết 03 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

- Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy có mức hình phạt cao nhất đến 12 năm tù.

Đối với mức xử phạt hành chính khi để xảy ra cháy, nổ thì tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;

+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;

+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.

6.4 Nghiên cứu hoàn thiện các quy định PCCC với chung cư mini

Các nhà chung cư mini có những đặc thù, khác biệt rất lớn so với các chung cư thông thường như: Diện tích xây dựng nhỏ, diện tích hành lang, cầu thang và các căn hộ thường nhỏ hẹp, xây dựng theo dạng nhà ống, nằm trong các khu dân cư, bị bao bọc các mặt bởi các công trình xây dựng, nhà dân liền kề, nhiều công trình nằm sâu trong ngõ ngách, công tác quản lý và vận hành tòa nhà không chặt chẽ, có hệ thống và bài bản cao như chung cư thông thường,… Do đó, rất dễ phát sinh các sự cố cháy nổ, cũng như gây ra nhiều khó khăn rất lớn cho công tác chữa cháy khi xảy ra hỏa hoạn. 

Vì vậy, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu và xây dựng các quy định, các yêu cầu đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ và chữa cháy riêng biệt, phù hợp hơn cho các công tình chung cư mini, đặc biệt là các công trình nằm trong các khu dân cư, hoặc nằm sâu trong các ngõ, ngách, thậm chí là phải từ chối cấp phép xây dựng, đầu tư thực hiện dự án tại các vị trí, hoặc các công trình không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, các cơ quan chức năng và lực lượng phòng cháy, chữa cháy cũng cần xây dựng và chuẩn bị các kịch bản, phương án chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn phù hợp đối với đặc điểm của các nhà chung cư mini hiện nay. Đồng thời, cần phải chú trọng hơn nữa đến việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tổ chức tập huấn, diễn tập cho những người dân đang sinh sống tại các chung cư mini, để họ có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc phòng chống cháy nổ, cũng như có thể kịp thời xử lý hiệu quả, bảo vệ được tài sản và tính mạng của mình khi xảy ra sự cố cháy nổ.

 Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tổ chức tập huấn, diễn tập cho những người dân

 Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tổ chức tập huấn, diễn tập cho những người dân

7. 10 kỹ năng thoát hiểm khi cháy chung cư

Kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn là kĩ năng cần thiết tất cả mọi người nên biết, nhất là cư dân sống tại các đô thị lớn, trong các tòa nhà chung cư cao tầng.

pccc bước 1

pccc bước 2

pccc bước 3

pccc bước 4

pccc bước 5

pccc bước 6

Tin khác

Chứng nhận GOTS là gì? Chứng nhận dệt may hữu cơ

Chứng nhận GOTS là giấy chứng nhận được cấp cho các doanh nghiệp sản xuất và...

Chứng nhận BRC là gì? So sánh BRC và HACCP

BRC là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm,...

Hệ số phát thải CO2 theo IPCC | 6 Nội dung cần biết

Hệ số phát thải CO2 là chỉ số đo lường lượng CO2 phát thải vào không khí từ...

Khí nhà kính là gì? Giải pháp giảm thiểu khí nhà kính

Khí nhà kính (Greenhouse Gases - GHG) là những loại khí có khả năng giữ nhiệt...

ESG là gì? 3 lý do doanh nghiệp nên đầu tư vào ESG

ESG là từ viết tắt của ba yếu tố chính: Environmental (Môi trường), Social...

Công bố bánh trung thu | Các quy định & thủ tục mới nhất

Công bố sản phẩm bánh trung thu là quy trình pháp lý mà doanh nghiệp, tổ chức...

Six Sigma là gì? Mô hình Lean Six Sigma

Six Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng được phát triển vào những năm...

Khoá học 7 QC Tools | Công cụ quản lý chất lượng

Khóa học 7 QC Tools hay “7 công cụ cơ bản của kiểm soát chất lượng” giúp bạn...

4M 1E là gì? 4 nội dung cần chú ý

4M 1E (viết tắt của Man, Machine, Method, Material và Environment) là một...

Chứng nhận áo giáp chống đạn | Tìm hiểu quy trình từ A-Z

Áo giáp chống đạn là trang bị quan trọng của các nhóm nghề nguy hiểm như lính...