Kiểm định Tời điện - Tời nâng hàng | Kiểm định an toàn
Tời nâng hàng, tời điện sản phẩm chuyên dùng chở vật liệu phục vụ cho các công trình xây dựng dân dụng, tốc độ nâng hàng nhanh, sử dụng nguồn điện sẵn có 220v. Tời nâng hàng sử dụng motor riêng do đó chủ động được vấn đề điều chỉnh tốc độ nâng hàng. Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, vận hành, kiểm định tời điện và tời nâng hàng là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức doanh nghiệp vận hành.
1. Kiểm định tời điện, tời nâng hàng
Tời điện hay tời nâng là thiết bị nâng hạ được sử dụng phổ biến trong công nghiệp sản xuất ngày nay. Thiết bị chuyên dụng với mục đích chở vật liệu phục vụ cho các công trình xây dựng dân dụng, tốc độ nâng hàng nhanh, sử dụng nguồn điện sẵn có 220v. Tời nâng hàng sử dụng motor riêng do đó chủ động được vấn đề điều chỉnh tốc độ nâng hàng.
Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định thiết bị tời điện, tời nâng hàng yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật. Hoạt động kiểm định an toàn tời điện, tời nâng hàng áp dụng đối với tất cả tổ chức sử dụng, vận hành thiết bị.
Tời điện cần bắt buộc phải kiểm định an toàn thiết bị
✍ Xem thêm:Danh mục thiết bị, máy móc cần phải kiểm định an toàn theo quy định Nhà nước
1.1 Kiểm định tời điện, tời nâng khi nào?
Thiết bị nâng trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong suốt quá trình sử dụng, và kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
ᐉ Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu;
ᐉ Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước;
ᐉ Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong các trường hợp sau:
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
– Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
– Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
1.2 Tiêu chuẩn kiểm định an toàn tời điện
- QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
- QCVN 01: 2011/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò;
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
- TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung.
- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
- TCVN 5179:90, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
- TCVN 9358: 2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
- TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
✍ Xem thêm:Quy định Kiểm tra chất lượng Pa Lăng nhập khẩu
2. Quy trình kiểm định thiết bị tời nâng hàng
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn tời điện dùng để nâng tải, tổ chức kiểm định phải thực hiện theo QTKĐ:14-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị;
Bước 2: Kiểm tra bên ngoài;
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải;
Bước 4: Các chế độ thử tải- Phương pháp thử;
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.
Vinacontrol CE được chỉ định kiểm định an toàn thiết bị tời
✍ Xem thêm:Kiểm định an toàn cầu trục, cần cẩu - Kiểm định thiết bị nâng
3. Thời hạn và Chi phí kiểm định tời điện nâng hàng
- Căn cứ vào quy trình kiểm định QTKĐ: 14 – 2016/BLĐTBXH, QTKĐ: 15 – 2016/BLĐTBXH, QTKĐ: 16 – 2016/BLĐTBXH thì tời nâng hàng có thời hạn kiểm định định kỳ không quá 2 năm, đối với các tời nâng làm cho việc trên 12 năm thì 1 năm kiểm định 1 lần.
- Trên thực tế những tời nâng thủ công, tời nâng do đơn vị tự chế tạo sử dụng rất nhiều, không theo tiêu chuẩn Việt Nam, nhưng cơ quan chức nâng vẫn yêu cầu kiểm định an toàn trước khi hoạt động, đối với các tời này thông thường 1 năm kiểm định 1 lần. Có đa số tời không đủ tiêu chuẩn để kiểm định.
- Thời hạn kiểm định do kiểm định viên sau khi kiểm tra sẽ đưa ra quyết định vì phụ thuộc rất nhiều vào việc bảo trì bảo dưỡng thiết bị, chế độ làm việc của tời nâng.
✍ Xem thêm: Thời hạn kiểm định bàn nâng, sàn nâng
4. Chi phí kiểm định thiết bị tời điện – tời nâng hàng?
Chi phí kiểm định tời điện được Nhà nước quy định chi phí tối thiểu tại Thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên tải trọng của thiết bị. Liên hệ Vinacontrol CE để được báo phí kiểm định nhanh nhất, tiết kiệm nhất.
5. Vinacontrol CE kiểm định an toàn tời nâng, tời điện
- Vinacontrol CE là đơn vị được chỉ định thực hiện kiểm định an toàn thiết bị máy móc tại Việt Nam;
- Dịch vụ kiểm định của Vinacontrol CE dựa trên các tiêu chí của quy chuẩn Việt Nam;
- Vinacontrol CE đặt chất lượng dịch vụ và sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu;
- Kiểm định từ Vinacontrol CE được thừa nhận trên phạm vi toàn thế giới;
- Thời gian và chi phí kiểm định hợp lý.
Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ Kiểm định thiết bị nâng, Quý khách hàng liên hệ Vinacontrol CE hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn để được phục vụ tốt nhất
Tin khác