Kiểm định cân điện tử | Hỗ trợ tư vấn thủ tục miễn phí

Cân điện tử là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng của ngành công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Trong quá trình sử dụng cân điện tử, nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng thì công tác kiểm định hiệu chuẩn là không thể thiếu. Dưới đây là  một số thông tin xung quanh hoạt động kiểm định hiệu chuẩn cân điện tử.

 

1. Kiểm định cân điện tử

Hiệu chuẩn là kiểm tra máy móc hoặc các thiết bị nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc đáp ứng với các tiêu chuẩn yêu cầu của nhà sản xuất hoặc có thể hiểu đây là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa những giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.

Kiểm định là hoạt động xem xét đánh giá sự phù hợp của thiết bị với các yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể. Kiểm định mang tính bắt buộc đối với các phương tiện đo được Nhà nước quy định.

Theo đó, Kiểm định cân điện tử là hoạt động đánh giá sự phù hợp của cân với các yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật. Qua đó đảm bảo tính chính xác của kết quả đó cũng như sự hiệu quả trong quá trình sử dụng cân điện tử. Kiểm định thường được thực hiện bởi các đơn vị kiểm định có uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Kiểm định cân điện tử là hoạt động đánh giá sự phù hợp của cân với các yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật

Kiểm định cân điện tử là hoạt động đánh giá sự phù hợp của cân với các yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật

✍  Xem thêm: Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, dụng cụ đo | Hỗ trợ thủ tục nhanh gọn - Chứng chỉ uy tín

2. Lý do cần kiểm định cân điện tử

  • Thứ nhất, Thiết bị đo lường được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, xây dựng đến y tế và khoa học. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả đo lường, việc kiểm định thiết bị đo lường là rất quan trọng.
  • Thứ hai, Việc kiểm định cũng giúp đảm bảo rằng thiết bị đo lường được sử dụng đúng cách và an toàn, tránh các tai nạn đáng tiếc. Nếu không kiểm định định kỳ, cân có thể sẽ sai số, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp. Ngoài ra, không kiểm định cân điện tử cũng có thể dẫn đến sự cố về an toàn, ví dụ như vận hành không đúng cách, gây hư hỏng hoặc tai nạn cho người sử dụng.
  • Thứ ba, giúp xác định các sai sót và phát hiện sớm các lỗi trong quá trình đo lường, giúp đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả đo lường.
  • Thứ tư, Tiết kiệm thời gian và chi phí. Kiểm định cân điện tử giúp phát hiện sớm các lỗi hoặc sai sót trong quá trình sử dụng và sửa chữa, giảm thiểu thời gian và chi phí cho việc sửa chữa hoặc thay thế thiết bị.
  • Thứ năm, Đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các thiết bị đo lường như cân điện tử phải được kiểm định định kỳ để đảm bảo tính chính xác và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.

 

Để đảm bảo tính chính xác kết quả đo lường, việc kiểm định là rất quan trọng

Để đảm bảo tính chính xác kết quả đo lường, việc kiểm định là rất quan trọng

✍  Xem thêm: Kiểm định các thiết bị điện | Hỗ trợ toàn quốc 

3. Quy trình kiểm định cân điện tử

Quy trình kiểm định cân gồm 5 bước cơ bản dưới đây:

► Bước 1: Kiểm tra tình trạng cân

Kiểm tra xem cân có bị hỏng, bị mòn hay không hoạt động tốt.

Kiểm tra các phần của cân như cảm biến, tủ cân, màn hình hiển thị, nút bấm, cáp kết nối và tất cả các phụ kiện khác.

► Bước 2: Kiểm tra độ chính xác của cân

Kiểm tra độ chính xác của cân bằng cách đặt một số trọng lượng chuẩn trên cân và so sánh kết quả với giá trị chuẩn. Nếu kết quả đo lường không chính xác, cân cần được hiệu chuẩn lại để đảm bảo tính chính xác của kết quả đo lường.

► Bước 3: Hiệu chuẩn cân

Hiệu chuẩn cân bằng cách điều chỉnh mức độ cân và các thông số khác để đảm bảo tính chính xác của kết quả đo lường. Quy trình hiệu chuẩn bao gồm các bước điều chỉnh thích hợp để cân có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn đo lường.

► Bước 4: Kiểm định cân

Kiểm định cân bằng cách so sánh kết quả đo lường của cân với giá trị chuẩn được xác định bởi một tổ chức kiểm định độc lập và chấp nhận được. Quá trình kiểm định sẽ đảm bảo tính chính xác của kết quả đo lường và cân được sử dụng theo các tiêu chuẩn đo lường.

1.Kiểm tra bên ngoài

– Kiểm tra bên ngoài cân điện tử bao gồm. Việc kiểm tra nhãn mác của cân và vị trí đóng dấu, dán tem kiểm định.

– Kiểm tra nhãn mác cân: cần kiểm tra những nội dung ghi trên nhãn mác. Bao gồm tên hãng sản xuất, số cân, các thông số về max, min, cấp chính xác, d, điện áp sử dụng.

– Kiểm tra vị trí đóng dấu, dán tem kiểm định: vị trí cần dễ thao tác. Không làm thay đổi đặc trưng đo lường của cân.

2. Kiểm tra kỹ thuật

– Kiểm tra kỹ thuật bao gồm các thao tác: kiểm tra các chi tiết và lắp ghép, kiểm tra móng cân hoặc bệ cân.

– Kiểm tra các chi tiết và lắp ghép. Cần xem xét các bộ phận tiếp nhận tải (các đầu đo cần cùng chủng loại, được lắp đặt thật chắc chắn, hộp nối có khả năng niêm phong). Bộ phận chỉ thị (số rõ ràng, phím bấm hoạt động trơn tru).

– Kiểm tra móng hoặc bệ cân: móng cân không bị lún, nứt hay đọng nước, bệ cân vững chắc.

3. Kiểm tra đo lường

Trình tự kiểm tra đo lường của cân điện tử như sau:

– Kiểm tra tại mức Min hoặc mức 0: xác định sai số, kiểm tra độ động, kiểm tra độ lặp lại

– Kiểm tra với tải đặt lệch tâm. Lần lượt di chuyển một tải trọng khoảng 30% Max. Tới các vị trí giữa và góc của bàn cân, xác định các sai số và ghi kết quả

– Kiểm tra tại các mức cân. Có thể sử dụng phương pháp đầy đủ chuẩn hoặc phương pháp thế chuẩn.

► Bước 5: Ghi chép và cấp chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn cân

Sau khi kiểm định và hiệu chuẩn, kiểm định viên lập đánh giá kết quả của quá trình kiểm định và hiệu chuẩn cân. Vinacontrol CE cấp chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn cân cho thiết bị đạt yêu cầu. Chú ý chu kỳ kiểm định của cân là 01 năm.

Vinacontrol CE hỗ trợ kiểm định, hiệu chuẩn cân y tế và các thiết bị y tế khác

Vinacontrol CE hỗ trợ kiểm định, hiệu chuẩn cân y tế và các thiết bị y tế khác

✍  Xem thêm: Kiểm định thiết bị y tế| Tiết kiệm chi phí - Thủ tục nhanh gọn 

4. Trung tâm kiểm định cân uy tín tại Việt Nam

Vinacontrol CE là một trong những đơn vị kiểm định uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định thiết bị đo lường. Với đội ngũ kỹ sư và chuyên gia được đào tạo chuyên sâu, công ty cam kết cung cấp các dịch vụ kiểm định cân đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả đo lường. Các dịch vụ kiểm định thiết bị đo lường, hiệu chuẩn giúp khách hàng đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả đo lường, tăng hiệu quả sản xuất và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị đo lường. Mọi yêu cầu về kiểm định cân, hiệu chuẩn cân, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV | Hỗ trợ từ A-Z

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV là quá trình đánh giá và xác nhận hiệu suất,...

Hiệu chuẩn máy quang phổ | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Hiệu chuẩn máy quang phổ là quá trình kiểm tra, điều chỉnh và đưa thiết bị về...

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng | An toàn – Hiệu quả

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng là hoạt động kiểm tra, đo lường lường...

Hiệu chuẩn máy đo độ pH | Quy trình từ A-Z

Hiệu chuẩn máy đo pH là quá trình thao tác kỹ thuật nhằm xác định, thiết lập...

Kiểm định tời tay có tải | Uy tín – Chất lượng

Kiểm định tời tay có tải là quy trình kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động...

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...