Thử nghiệm bình chữa cháy theo thông tư 08/2019/TT-BCA
Theo Khoản 5 Điều 38 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31-7-2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC có quy định: “Phương tiện PCCC sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an”. Như vậy, bình chữa cháy là phương tiện PCCC cần phải kiểm định, thử nghiệm . Vậy nên, các cá nhân tổ chức sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và quản lý bình chữa cháy cần chú ý thực hiện thử nghiệm bình chữa cháy.
1. Thử nghiệm bình chữa cháy
1.1 Thử nghiệm bình chữa cháy
Thử nghiệm bình chữa cháy là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của Bình Chữa Cháy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể.
Thử nghiệm bình chữa cháy
1.2 Khi nào phải thử nghiệm bình chữa cháy?
Cá nhân, tổ chức chú ý thực hiện thử nghiệm sau khi chế tạo; Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu; và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng.
1.3 Yêu cầu kỹ thuật áp dụng trong hoạt động thử nghiệm bình chữa cháy
Cục Cảnh sát PCCC và CNCH giới thiệu chi tiết chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp thử nghiệm các loại bình chữa cháy, cụ thể như sau:
► Đối với bình chữa cháy xách tay
Phương pháp lấy mẫu được điều chỉnh tại quy chuẩn, cụ thể mẫu được lấy ngẫu nhiên tại lô phương tiện, số lượng mẫu được lấy như sau:
- Nếu lô phương tiện có số lượng ≤ 5000 thì lấy 18 mẫu;
- Nếu lô phương tiện có số lượng > 5000, ≤ 50000 thì lấy 36 mẫu
- Nếu lô phương tiện có số lượng > 50000 thì lấy 54 mẫu;
Ngoài ra, các chỉ tiêu kỹ thuật bắt buộc tại Bảng 1 sau:
Chi tiêu thử nghiệm bình chữa cháy xách tay
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy đồ bảo hộ lao động | Tư vấn thủ tục chi tiết
► Đối với bình chữa cháy có bánh xe
Phương pháp lấy mẫu được điều chỉnh tại quy chuẩn, cụ thể mẫu được lấy ngẫu nhiên tại lô phương tiện, số lượng mẫu được lấy như sau:
- Nếu lô phương tiện có số lượng ≤ 1000 thì lấy 11 mẫu;
- Nếu lô phương tiện có số lượng > 1000, ≤ 5000 thì lấy 22 mẫu
- Nếu lô phương tiện có số lượng > 5000, ≤ 10000 thì lấy 33 mẫu;
- Nếu lô phương tiện có số lượng > 10.000 thì lấy 44 mẫu
Ngoài ra, các chỉ tiêu kỹ thuật bắt buộc tại Bảng 2 sau:
Chi tiêu thử nghiệm bình chữa cháy có bánh xe
► Đối với bình chữa cháy tự động kích hoạt – bình bột loại treo
Phương pháp lấy mẫu được điều chỉnh tại quy chuẩn, cụ thể mẫu được lấy ngẫu nhiên tại lô phương tiện, số lượng mẫu được lấy như sau:
- Nếu lô phương tiện có số lượng ≤ 100 thì lấy 05 mẫu;
- Nếu lô phương tiện có số lượng > 100, ≤ 1000 thì lấy 10 mẫu
- Nếu lô phương tiện có số lượng > 1000, ≤ 5000 thì lấy 15 mẫu;
- Nếu lô phương tiện có số lượng > 5000 thì lấy 20 mẫu
Ngoài ra, các chỉ tiêu kỹ thuật bắt buộc tại Bảng 3 sau:
Chỉ tiêu thử nghiệm bình chữa cháy tự động kích hoạt
Một số điểm lưu ý khi thử nghiệm như sau:
- Số lượng mẫu được quy định chi tiết đối với từng loại bình chữa cháy;
- Bổ sung thử nghiệm chất chữa cháy đối với từng loại bình để kiểm soát chất lượng chất chữa cháy;
- Thử nghiệm độ bền chịu ăn mòn được bổ sung để đảm bảo chất lượng của các loại bình chữa cháy khi sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên đơn vị thử nghiệm phải chú ý về thời gian thử nghiệm và phương pháp thực hiện đảm bảo theo yêu cầu của quy chuẩn.
✍ Xem thêm: Kiểm định thang máy uy tín | Hồ sơ nhanh – Chi phí tốt
2. Tại sao cần thử nghiệm bình chữa cháy?
Hiện nay, nhu cầu bình chữa cháy xách tay đang được người dân quan tâm để phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại chỗ. Tuy nhiên, để việc chữa cháy hiệu quả thì ngoài việc phát hiện sớm vụ cháy, còn phụ thuộc vào chất lượng bình chữa cháy có đạt chuẩn hay không...
Bình chữa cháy xách tay CO2 hay còn gọi là bình chữa cháy bằng khí Carbon Dioxite (CO2) thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý hoặc thực phẩm, vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy (CO2) trên vật cháy nên không làm hư hỏng thêm vật. Bình loại này thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió, không hiệu quả với đám cháy ngoài hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí.
Nguyên lý hoạt động của bình chữa cháy xách tay là khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống dẫn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới – 78,90C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.
Mặc dù bình chữa cháy hiện nay được nhiều gia đình, cơ quan sử dụng nhưng hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại bình chữa cháy xách tay kém chất lượng gây ảnh hưởng không nhỏ cho người sử dụng.Ghi nhận tại TPHCM nhiều năm nay đã xuất hiện tình trạng một số bình chữa cháy tự nổ, xì bọt. Nhiều chủ các cửa hàng thi nhau thanh lý những lô hàng bình chữa cháy cũ, chất lượng kém được tân trang với giá rẻ hơn nhiều so với bình nhập mới từ 150 đến 300.000 đồng. Đối với bình chữa cháy tân trang kém chất lượng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao. Đặc biệt, khi hỏa hoạn xảy ra, bình chữa cháy tân trang sẽ không phát huy hết tác dụng như bình chữa cháy đạt chuẩn.
Kiêm tra tem kiểm định trên bình chữa cháy
✍ Xem thêm: Quy định kiểm định bình khí nén tại nước ta
3. Hồ sơ thử nghiệm bình chữa cháy
Hồ sơ đăng ký thử nghiệm bình chữa cháy cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị bao gồm:
- Văn bản đề nghị thử nghiệm phương tiện PCCC;
- Biên bản lấy mẫu phương tiện thử nghiệm ;
- Tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị thử nghiệm .
✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu | Hồ sơ đơn giản - Thủ tục nhanh gọn
4. Quy trình thử nghiệm bình chữa cháy
Bước 1: Đăng ký thử nghiệm
Cá nhân, tổ chức liên hệ đơn vị thử nghiệm có chuyên môn để được tư vấn, hướng dẫn các bước đăng ký và quy trình thử nghiệm PCCC hiệu quả
Bước 2: Trao đổi thông tin
Hai bên trao đổi thông tin. Sau đó, chuyên viên hướng dẫn doanh nghiệp làm hồ sơ và thông báo kế hoạch thử nghiệm phù hợp chi tiết
Bước 3: Thực hiện thử nghiệm
Thử nghiệm viên thực hiện nghiệp vụ chuyên môn bao gồm đánh giá, thử nghiệm, kiểm tra phương tiện PCCC.
Bước 4: Cấp kết quả thử nghiệm
Với phương tiện PCCC đạt điều kiện. Đơn vị thử nghiệm cấp kết quả cho bình chữa cháy.
Quy trình kiểm định bình chữa cháy
5. Thử nghiệm bình chữa cháy ở đâu?
Vinacontrol CE là tổ chức có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong việc kiểm tra và chứng nhận các sản phẩm và thiết bị. Dịch vụ thử nghiệm bình chữa cháy của Vinacontrol CE đáng tin cậy, chuyên nghiệp và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế cũng như quy định cơ quan quản lý tại Việt Nam.
Lợi ích của việc thử nghiệm bình chữa cháy tại Vinacontrol CE:
- Đội ngũ chuyên gia chất lượng: Đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu trong việc kiểm tra và thử nghiệm bình chữa cháy. Họ sẽ đảm bảo rằng các bình chữa cháy của bạn sẽ hoạt động hiệu quả.
- Thiết bị hiện đại: Sử dụng các thiết bị kiểm tra và thử nghiệm tiên tiến để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong quá trình kiểm tra.
- Tuân thủ tiêu chuẩn: Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định quốc tế, giúp bạn đảm bảo rằng các thiết bị của bạn đáp ứng các yêu cầu an toàn và chất lượng.
- Chứng nhận và báo cáo: Sau khi hoàn thành kiểm tra, Vinacontrol CE cung cấp chứng nhận và báo cáo kết quả thử nghiệm, giúp bạn có bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả của bình chữa cháy của mình.
- Tư vấn chuyên nghiệp: Ngoài việc thử nghiệm, Vinacontrol CE cung cấp tư vấn chuyên nghiệp về việc duy trì và bảo dưỡng bình chữa cháy để đảm bảo tính hoạt động liên tục và hiệu quả.
Mọi yêu cầu về dịch vụ kiểm định phương tiện PCCC nói chung và thử nghiệm bình chữa cháy nói riêng, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Vinacontrol CE qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được chuyên viên tư vấn và hỗ trợ dịch vụ nhanh nhất!
Tin khác