Hướng dẫn báo cáo kiểm kê khí nhà kính | Từ A-Z

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc kiểm soát và giảm thiểu lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường là nhiệm vụ cấp thiết của các doanh nghiệp và tổ chức. Báo cáo kiểm kê khí nhà kính là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải nhà kính. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quá trình báo cáo kiểm kê khí nhà kính, từ khái niệm đến cấu trúc và quy trình thực hiện, giúp doanh nghiệp nắm vững cách thức xây dựng báo cáo một cách hiệu quả.

 

1. Báo cáo kiểm kê khí nhà kính là gì?

1.1 Khái niệm

Khoản 9 Điều 3 Nghị định 06/2022/NĐ-CP đưa ra khái niệm: “Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính (KNK) là một tài liệu ghi lại toàn bộ lượng khí thải nhà kính mà một tổ chức, doanh nghiệp hoặc quốc gia phát ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Báo cáo này bao gồm các loại khí chính như CO2, CH4, N2O, và các khí F khác.

Mục tiêu chính của báo cáo kiểm kê KNK là cung cấp thông tin để đo lường và quản lý lượng phát thải, đồng thời hỗ trợ các hoạt động giảm thiểu biến đổi khí hậu. Báo cáo kiểm kê KNK là bước đầu trong việc quản lý môi trường bền vững, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ lượng phát thải của mình và đưa ra các biện pháp cải thiện hiệu suất môi trường.

Khoản 4 Điều 11 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định: Từ năm 2024, tần suất báo cáo kiểm kê KNK là 02 năm/lần; Đơn vị tiếp nhận là UBND cấp tỉnh và thời hạn báo cáo trước ngày 31/03/2025. Theo đó, các doanh nghiệp cần chú ý tiến hành báo cáo theo đúng quy định.

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính (KNK) là một tài liệu ghi lại toàn bộ lượng khí thải nhà kính

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính (KNK) là một tài liệu ghi lại toàn bộ lượng khí thải nhà kính

1.2 Mẫu báo cáo kiểm kê KNK

Phụ lục II Nghị định 06/2022/NĐ-CP ban hành các mẫu báo cáo phục vụ kiêm kê nhà kính, bao gồm các mẫu sau:

Mẫu số 01

Mẫu báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia của Bộ Công Thương

Mẫu số 02

Mẫu báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia của Bộ Giao thông vận tải

Mẫu số 03

Mẫu báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Mẫu số 04

Mẫu báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Mẫu số 05

Mẫu báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia của Bộ Xây dựng

Mẫu số 06

Mẫu báo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

 

1.3 Căn cứ pháp lý thực hiện báo cáo

  • Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
  • Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozôn.
  • Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
  • Thông tư 01/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • ISO 14064-1:2018. Phần 1 quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức.

 

Báo cáo kiểm kê KNK là bước đầu trong việc quản lý môi trường bền vững

Báo cáo kiểm kê KNK là bước đầu trong việc quản lý môi trường bền vững

✍ Xem thêm: Kiểm kê khí nhà kính | Quy trình chi tiết từ A-Z 

2. Tại sao phải báo cáo kiểm kê khí nhà kính?

Việc báo cáo kiểm kê khí nhà kính mang lại nhiều lợi ích, không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho toàn xã hội:

  • Tuân thủ quy định pháp luật: Chính phủ nhiều quốc gia đã ban hành các quy định về kiểm kê khí nhà kính nhằm đối phó với biến đổi khí hậu. Doanh nghiệp cần thực hiện kiểm kê và báo cáo để tuân thủ luật pháp và tránh các hình phạt liên quan.
  • Nâng cao uy tín doanh nghiệp: Doanh nghiệp có báo cáo kiểm kê KNK sẽ chứng tỏ sự cam kết trong việc bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao hình ảnh thương hiệu và tăng cường niềm tin từ phía khách hàng, đối tác.
  • Giảm chi phí vận hành: Thông qua kiểm kê khí nhà kính, doanh nghiệp có thể xác định được những nguồn phát thải lớn và đưa ra các giải pháp tối ưu hóa sử dụng năng lượng, giảm thiểu lượng phát thải và tiết kiệm chi phí.
  • Tiếp cận cơ hội tài chính: Nhiều quỹ đầu tư, đặc biệt là các quỹ xanh, yêu cầu doanh nghiệp phải có báo cáo kiểm kê KNK để có thể xem xét tài trợ hoặc đầu tư.
  • Tham gia thị trường tín chỉ carbon: Với hoạt động báo cáo kiểm kê KNK, doanh nghiệp có đủ các điều kiện để tham gia hoạt động mua bán tín chỉ carbon.

✍ Xem thêm: ESG là gì? 3 lý do doanh nghiệp nên đầu tư vào ESG

3. Đối tượng cần nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Quyết định 13/2024/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định 13/2024/QĐ-TTg nêu rõ 6 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, cụ thể là:

(1) Năng lượng: Công nghiệp sản xuất năng lượng; tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng; khai thác than; khai thác dầu và khí tự nhiên.

(2) Giao thông vận tải: Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải.

(3) Xây dựng: Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng.

(4) Các quá trình công nghiệp: Sản xuất hóa chất; luyện kim; công nghiệp điện tử; sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ozon; sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác.

(5) Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất: Chăn nuôi; lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; trồng trọt; tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các nguồn phát thải khác trong công nghiệp.

(6) Chất thải: Bãi chôn lấp chất thải rắn; xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; xử lý và xả thải nước thải.

Các cơ sở nằm trong danh mục hoặc các cơ sở không thuộc đối tượng quy định được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình phải có trách nhiệm theo dõi và thực hiện theo Nghị định, nhằm nâng cao hình ảnh doanh nghiệp phát triển bền vững đáp ứng tốt các yêu cầu từ quốc gia.

Các cá nhân doanh nghiệp được khuyến khích giảm thiểu phát thải khí nhà kính

Các cá nhân doanh nghiệp được khuyến khích giảm thiểu phát thải khí nhà kính 

4. Cấu trúc báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Đối với báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở gồm 3 chương được nêu tại Phụ lục II - Nghị định 06/2022/NĐ-CP bao gồm các phần như sau:

Chương 1: Thông tin của cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

+ Tên cơ sở, địa chỉ, giấy phép kinh doanh

+ Thông tin về người đại diện của cơ sở trước phát luật

+ Thông tin về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, sản xuất

Chương 2: Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Ranh giới và phạm vi hoạt động cơ sở

+ Cơ sở hạ tầng, công nghệ và hoạt động của cơ sở

+ Các nguồn phát thải, bể hấp thụ khí nhà kính trong phạm vi

+ Hệ thống thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà kính của cơ sở

Chương 3: Kết quả thực hiện kiểm kê khí nhà kính

+ Mô tả phương pháp kiểm kê phát thải khí nhà kính

+ Số liệu hoạt động liên quan đến phát thải khí nhà kính của cơ sở

+ Kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở

+ Độ tin cậy, tính đầy đủ, độ không chắc chắn của thông tin, số liệu về phát thải khí nhà kính và kết quả kiểm kê khí nhà kính

 

Tư vấn xây dựng báo cáo kiểm kê KNK cho doanh nghiệp

Tư vấn xây dựng báo cáo kiểm kê KNK cho doanh nghiệp

✍ Xem thêm: Hồ sơ ĐTM là gì? Các quy định về đánh giá tác động môi trường 

5. Tư vấn xây dựng báo cáo kiểm kê KNK cho doanh nghiệp

Một báo cáo đầy đủ và chính xác, đáp ứng yêu cầu của các Sở, Ban, Ngành đề ra là mục tiêu mà các doanh nghiệp hiện nay quan tâm. Đặc biệt đối với các cơ sở có tên trong danh sách 2.166 cơ sở bắt buộc nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính trước 31/03/2025. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thế cho doanh nghiệp xây dựng báo cáo kiểm kê KNK.

5.1 Tổng quan các giai đoạn xây dựng báo cáo kiểm kê KNK

Dưới đây là các giai đoạn lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính đáp ứng dầy đủ yêu cầu luật định, phù hợp nộp cho UBND tỉnh, các đơn vị Sở, Ban, Ngành:

 

Giai đoạn

Nội dung công việc

Giai đoạn 1: Xác định phạm vi, ranh giới kiểm kê

Doanh nghiệp nhận dạng 3 phạm vị phát thải khí nhà kính cho phép các doanh nghiệp phân biệt giữa lượng phát thải mà họ thải trực tiếp và lượng phát thải mà họ góp phần gián tiếp. Bao gồm phần mà họ có quyền kiểm soát hoặc sở hữu.

Phạm vi 1: Phát thải trực tiếp - Phạm vi phát thải 1 là trực tiếp nhất. Chúng bao gồm khí thải từ tất cả năng lượng được sản xuất tại hiện trường như đốt nhiên liệu, xe cộ của công ty và khí thải rò rỉ.

Phạm vi 2: Phát thải gián tiếp liên quan đến năng lượng - Phát thải phạm vi 2 vượt ngoài tầm kiểm soát tức thời của công ty; chúng đến từ nguồn điện hoặc nhiệt mà công ty mua để duy trì hoạt động cho các cơ sở của mình.

Phạm vi 3: Phát thải gián tiếp khác - Phát thải gián tiếp bao gồm cả các hoạt động ở khâu thượng nguồn (phát thải liên quan đến các sản phẩm được mua bới một công ty) và các hoạt động ở khâu hạ nguồn (những hoạt động liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp bán).

Giai đoạn 2: Khảo sát thực địa

Doanh nghiệp thu thập nguồn thông tin đáng tin cậy thông qua các hoạt động như:

- Khảo sát, nhận diện các nguồn phát thải.

- Đo kiểm các vị trí phát thải.

- Định lượng phát thải khí nhà kính.

- Nhận dạng các cơ hội giảm phát thải khí nhà kính.

- Đề xuất các giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính hiệu quả.

Giai đoạn 3: Thu thập dữ liệu

Việc khảo sát và thu thập dữ liệu hoạt động được thực hiện sau khi xác định các nguồn phát thải trong phạm vi kiểm kê khí nhà kính (KNK) của doanh nghiệp. Chú ý xây dựng các biểu mẫu thu thập dữ liệu tuân thủ các nguyên tắc theo ISO 14064-1 để đảm bảo rằng thông tin liên quan đến KNK là bản báo cáo trung thực và công bằng. Có 5 nguyên tắc kiểm kê KNK bao gồm:

- Sự liên quan: Bao gồm các ranh giới liên quan và phương pháp luận phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

- Sự đầy đủ: Bao gồm các nguồn phát thải một cách toàn diện.

- Tính nhất quán: Có thể so sánh phát thải KNK theo thời gian

- Sự chính xác: Dữ liệu và tính toán phải chính xác nhất có thể để giảm thiểu sự không chắc chắn và đảm bảo tính liêm chính của thông tin.

- Sự minh bạch: Thực hiện các quy trình và tài liệu minh chứng rõ ràng. 

Giai đoạn 4: Xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Đối với kiểm kê Khí nhà kính (KNK) cấp cơ sở theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP sử dụng phương pháp kế thừa từ:

- The Greenhouse Gas Protocol – A Corporate Accounting and Reporting Standard: Tiêu chuẩn kiểm kê và báo cáo khí nhà kính ở cấp độ tổ chức;

- 2006 IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories - Hướng dẫn của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đối với kiểm kê khí nhà kính của quốc gia năm 2006;

- Tiêu chuẩn kiểm kê và báo cáo khí nhà kính ở cấp độ tổ chức của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (Environmental Protection Agency gọi tắt là EPA).

Hệ số phát thải theo các tài liệu do Việt Nam và quốc tế công bố:

- Bậc 1: Sử dụng các số liệu thống kê quốc gia và các hệ số phát thải mặc định của IPCC (quốc tế). 

- Bậc 2: Sử dụng số liệu thống kê quốc gia và các hệ số phát thải đặc trưng quốc gia (Việt Nam).

- Dữ liệu hoạt động: Thu thập từ phía cơ sở thống kê và kiểm soát.

✍ Xem thêm: Hệ số phát thải CO2 theo IPCC | 6 Nội dung cần biết 

5.2 Hướng dẫn phương pháp tính lượng phát thải KNK

Để tính toán lượng phát thải khí nhà kính tại cơ sở, tiến hành tính toán theo công thức sau:

Phát thải KNK = Hệ số phát thải * Dữ liệu hoạt động

Trong đó:

- Hệ số phát thải (Emission Factor): là tỷ lệ tính toán liên quan phát thải KNK đến một biện pháp đo lường hoạt động tại một nguồn phát thải.

- Dữ liệu hoạt động (Activity Data): tiêu thụ nhiên liệu, số lượng sản phẩm, quãng đường di chuyển của xe ô tô, …

Ví dụ:

- 1 chiếc xe di chuyển quãng đường 10km

- Hệ số phát thải: 0.14kg CO2/km

=> Lượng phát thải CO2 = 0.14 * 10 = 1.4 kgCO2

Ví dụ:

- Công ty ABC có lượng tiêu thụ điện năm 2021 là 15.532.929 kWh

- Dữ liệu hoạt động: 15.532.929 kWh = 15.532,929 MWh

- Hệ số phát thải lưới điện mới nhất: 0,8041 tCO2/MWh

=> Lượng phát thải CO2 = 15.532,929 * 0,8041 = 12.490 tCO2

Hướng dẫn phương pháp tính lượng phát thải KNK

Hướng dẫn phương pháp tính lượng phát thải KNK

5.3 Một số nguồn phát thải KNK trong phạm vi tổ chức

Trong quá trình xác định ranh giới, phạm vi kiểm kê trong giai đoạn 1, doanh nghiệp cần lưu ý một số nguồn phát thải KNK sau:

  • Điện sử dụng cho các hoạt động vận hành thiết bị sử dụng điện: thiết bị sản xuất, sinh hoạt, văn phòng, hệ thống lạnh…
  • Dầu DO, xăng cho các hoạt động vận chuyển, máy cắt cỏ
  • Dầu DO, FO cho việc vận hành thiết bị (máy bơm PCCC, máy phát điện…)
  • LPG sử dụng cho nhà ăn hay vận hành xe nâng
  • Rò rỉ môi chất lạnh từ hệ thống lạnh
  • Phát thải methane từ nước thải sinh hoạt
  • Sử dụng phân bón có chứa nitơ
  • Sử dụng bình chữa cháy CO2,…

Để biết chính xác các nguồn phát thải tại tổ chức/cơ sở và được hướng dẫn cách xác định các nguồn phát thải đầy đủ và chính xác, liên hệ ngay chuyên gia tư vấn về Khí nhà kính của Vinacontrol CE.

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường | Hỗ trợ toàn quốc 

Kết luận

Trên đây là tất cả các thông tin doanh nghiệp cần chú ý khi thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Báo cáo kiểm kê khí nhà kính không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý mà còn là cơ hội để doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội và cam kết phát triển bền vững. Việc kiểm soát lượng khí thải giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh "xanh hóa" nền kinh tế toàn cầu. Để đảm bảo quá trình kiểm kê và báo cáo chính xác, hiệu quả, Vinacontrol CE cung cấp dịch vụ tư vấn kiểm kê khí nhà kính chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định và hướng tới mục tiêu bền vững. Mọi yêu cầu về dịch vụ kiểm kê khí nhà kính, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn hoặc chat ngay với chuyên viên để được hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...

10 điều khoản ISO 9001:2015 | Cập nhật mới nhất

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS),...

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...

Bơm tiêm điện là gì? Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm điện đúng cách

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế. Thiết bị này...