Hiệu chuẩn máy đo độ pH | Quy trình từ A-Z
Máy đo độ pH trong dung dịch là thiết bị được sử dụng để kiểm tra các chỉ số pH có trong dung dịch. Kết quả đo sẽ được hiển thị chuẩn xác và trực quan trên màn hình LCD của thiết bị. Căn cứ vào kết quả đo người dùng sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá về tình trạng độ pH có trong dung dịch. Hiệu chuẩn máy đo độ pH là một trong những bước quan trọng giúp đảm bảo độ chính xác của thiết bị đo lường. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây.
*Đây là bài cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này!
1. Hiệu chuẩn máy đo độ pH là gì?
Hiệu chuẩn máy đo pH là quá trình thao tác kỹ thuật nhằm xác định, thiết lập mối quan hệ giữa chuẩn pH và máy đo pH.
Mục đích của quá trình hiệu chuẩn máy đo pH:
- Sau một thời gian sử dụng, sự lão hóa và phủ điện cực PH sẽ làm thay đổi các đặc tính vốn có của thiết bị đo. Quá trình hiệu chuẩn giúp những đặc điểm hiện tại của máy phù hợp với cảm biến PH đang dùng. Do đó quá trình hiệu chuẩn chính là làm thay đổi những tính năng, đặc điểm của điện cực để sử dụng chính xác hơn
- Quá trình hiệu chuẩn đem lại độ chính xác cao hơn.
- Hiệu chuẩn còn giúp dự đoán hư hỏng của thiết bị, từ đó có những kế hoạch sửa chữa máy kịp thời.
- Nhiều mẫu của cùng 1 chất có thể có những sự khác biệt về mẫu, khi hiệu chuẩn giúp ngăn ngừa những vấn đề như sự khác biệt về cường độ ion.
- Hiệu chuẩn còn là để đảm bảo phù hợp theo tiêu chuẩn chất lượng của ngành, quốc gia, quốc tế.
Hiệu chuẩn máy đo độ pH giúp đảm bảo độ chính xác của thiết bị đo lường
✍ Xem thêm: Hiệu chuẩn pipet là gì? Cách sử dụng pipet hiệu quả
2. Lợi ích khi hiệu chuẩn máy đo độ pH
Việc hiệu chuẩn máy đo độ pH mang lại nhiều lợi ích quan trọng:
- Đảm bảo độ chính xác: Hiệu chuẩn giúp loại bỏ các sai lệch, đảm bảo các phép đo đáng tin cậy.
- Kéo dài tuổi thọ máy: Bảo trì định kỳ giúp giảm thiểu hư hỏng và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
- Tuân thủ tiêu chuẩn: Đặc biệt trong các ngành yêu cầu nghiêm ngặt, như dược phẩm hay thực phẩm, hiệu chuẩn giúp đáp ứng các quy định tiêu chuẩn quốc tế.
- Tối ưu hóa hiệu suất làm việc: Một thiết bị hoạt động chính xác giúp nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Các thiết bị đo lường sau một thời gian hoạt động thì tính ổn định & chuẩn xác cũng sẽ giảm dần đi. Do đó việc hiệu chuẩn định kỳ cho thiết bị là vô cùng cần thiết. Công việc này giúp đảm bảo sự ổn định, chính xác cho các hoạt động liên quan. Qua hiệu chuẩn sẽ giúp phát hiện sớm các hỏng hóc của thiết bị (nếu có) để kịp thời khắc phục, sửa chữa.
Lợi ích khi hiệu chuẩn máy đo độ pH
✍ Xem thêm: Đo lường và hoạt động đo lường là gì? Các đơn vị đo lường cần biết
3. Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ pH
3.1 Các phương tiện tham gia hiệu chuẩn máy đo độ pH
Các phương tiện tham gia hiệu chuẩn gồm:
– Bể điều nhiệt
– Thiết bị tham chiếu đo nhiệt độ dung dịch: Fluke 725
– Các dung dịch chuẩn pH chuẩn của các hãng: Inorganic, Mettler Toledo, Control Company… với các điểm 4, 7, 10
– Bình tia chứa nước cất, khăn thấm khô, cốc hoặc ống nghiệm đựng dung dịch
– Thiết bị cần kiểm (UUT): Máy đo độ pH và độ dẫn điện SI Analytics Lab 875 / 875P Benchtop Meter
3.2 Điều kiện môi trường hiệu chuẩn
Điều kiện môi trường hiệu chuẩn:
– Nhiệt độ: 20~25ºC.
– Độ ẩm: 20~65%RH.
3.3 Chuẩn bị hiệu chuẩn
Chuẩn bị hiệu chuẩn:
– Đánh dấu hoặc dán nhãn các ống nghiệm hoặc cốc đựng dung dịch chuẩn. Mỗi cốc hoặc ống nghiệm chỉ được chứa một loại dung dịch chuẩn.
– Cần đảm bảo dung dịch chuẩn được giữ ổn nhiệt độ tại (20 hoặc 25 ± 0,1) °C, tùy theo hướng dẫn đo và hiệu chuẩn của từng loại thiết bị.
– Sử dụng bình tia để làm sạch các đầu điện cực, dùng khăn giấy thấm khô các đầu điện cực, lưu ý không được chà xát mạnh lên các đầu điện cực.
– Bật nguồn làm nóng thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4 Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ pH
– Thực hiện hiệu chuẩn với dung dịch chuẩn pH 7 trước, sau đó đến dung dịch pH 4 và pH 10.
– Tráng đầu điện cực bằng dung dịch pH cần kiểm, cụ thể là dung dịch pH7.
– Cho ống nghiệm chứa dung dịch pH 7 vào bể điều nhiệt.
– Nhúng đầu điện cực đo pH vào dung dịch pH 7.
– Khi nhúng bầu điện cực phải nằm ngập bên trong dung dịch, hoặc nhúng tới vạch chỉ định theo hướng dẫn nhà sản xuất (Bầu điện cực không được chạm đáy cốc đựng hoặc ống nghiệm)
– Đợi giá trị đo trên UUT ổn định, ghi nhận giá trị đo. So sánh với giá trị của dung dịch chuẩn.
– Sau khi thực hiện xong, dùng bình tia để làm sạch điện cực, đầu sensor cảm biến nhiệt độ, rồi thấm khô bằng khăn giấy để tránh nhiễm chéo cho dung dịch chuẩn kế tiếp.
– Thực hiện hiệu chuẩn tương tự với các dung dịch chuẩn còn lại pH4, pH 10.
– Kết thúc hiệu chuẩn, cần rửa lại điện cực bằng nước cất và bảo quản điện cực bằng dụng dịch KCl 3M.
Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ pH
✍ Xem thêm: Hiệu chuẩn thiết bị | 5 Nội dung cần lưu ý
4. Một số lưu ý để sử dụng máy đo pH an toàn
Lưu ý khi sử dụng máy đo pH
- Giữ cho máy đo pH luôn được sạch sẽ, đặc biệt là dây đo, đầu điện cực.
- Vệ sinh thiết bị sau mỗi lần đo cũng như hiệu chuẩn để đảm bảo kết quả chính xác.
- Khi dùng không nên cầm vào điện cực để tránh gặp nguy hiểm cũng như làm sai lệch kết quả.
- Với đầu điện cực tránh dùng tay hay dùng bất cứ vật gì chùi vào vì sẽ làm hư hỏng thiết bị.
- Việc di chuyển máy đo pH từ nơi lạnh đến nơi nóng hơn không nên sử dụng ngay. Cần phải để nhiệt độ máy cân bằng nhiệt độ môi trường mới sử dụng.
- Muốn cho kết quả chính xác cần nhúng đầu điện cực vào trong dung dịch ít nhất 30mm.
- Dùng nước cất để rửa điện cực, tuyệt đối không sử dụng dung môi như xăng, cồn để vệ sinh.
- Để bảo quản điện cực cần dùng KCL 3mol vào vị trí nắp nhựa gắn ở đầu điện cực.
- Dung dịch đệm sau khi đã sử dụng không nên dùng lại vì chúng không còn chính xác.
Hiệu chuẩn máy đo độ pH là bước không thể thiếu để duy trì độ chính xác và hiệu quả của thiết bị trong các ứng dụng thực tế. Thực hiện đúng quy trình và chú ý bảo quản máy đo sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc và kéo dài tuổi thọ thiết bị.
Đây là bài cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này!
Tin khác