Giám định mớn nước là gì? Tư vấn giám định hiệu quả

Giám định mớn nước là một trong những công tác quan trọng của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. Do đó, cá nhân tổ chức có nhu cầu giám định cần hiểu rõ cách thức và các giai đoạn cũng như tìm đến các đơn vị giám định mớn nước uy tín để tiến hành công việc này một cách chính xác, hiệu quả. Dưới đây sẽ là một số thông tin hữu ích cho Bạn đọc tìm hiểu tốt nhất.

 

1. Giám định mớn nước là gì?

1.1 Giám định mớn nước

Giám định mớn nước là một nghiệp vụ tiến hành các phương pháp đo lường khoa học nhằm xác định chính xác khối lượng của hàng hóa, vật liệu được xếp hoặc dỡ xuống khỏi tàu. Trong đó, sự dịch chuyển của nước trước và sau khi bốc (dỡ) hàng sẽ được đo đạc và mức chênh lệch thu được thể hiện trọng lượng của hàng hóa được chỉ định.

Giám định mới nước theo tiếng Anh là Draught survey, được hiểu là hoạt động kiểm tra tại cảng để xác định số lượng hàng có trên tàu.

Giám định mớn nước là một nghiệp vụ nhằm xác định chính xác khối lượng của hàng hóa

Giám định mớn nước là một nghiệp vụ nhằm xác định chính xác khối lượng của hàng hóa

1.2 Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý cơ bản của phương pháp giám định mớn nước là áp dụng định luật Archimedes “Một vật khi nổi tự do trong nước sẽ chiếm một thể tích nước có khối lượng bằng khối lượng của chính nó”. Theo đó, khối lượng hàng hóa chở trên tàu được tính toán bằng cách xác định lượng chiếm nước của tàu hay sà lan tại thời điểm trước và sau khi xếp/dỡ hàng hóa và khối lượng của các lượng khác không phải hàng hóa (lượng có tiêu thụ phải đo bằng tính kiểm soát, lượng không tiêu thụ là Constant) có trên tàu và sà lan.

1.3 Hoạt động giám định mớn nước thực tiễn

Công việc giám định sẽ được thực hiện thông qua việc đọc mớn nước ban đầu (initial draft) và mớn nước cuối (final draft) tại các vị trí mũi trái, mũi phải, giữa trái, giữa phải, lái trái, lái phải, kết hợp với việc đo tỉ trọng nước, đo khối lượng nước ballast, dầu, nước ngọt,….tại các két và kết hợp với những thông số kỹ thuật của tàu tại mỗi lần đo để thực hiện tính toán ra khối lượng hàng hóa.

Trong rất nhiều trường hợp, tàu neo đậu để chuyền tải và xếp, dỡ hàng hóa tại vùng biển động, sóng nước dâng hạ với biên độ lớn khiến việc cắt mớn đúng lúc quyết định độ chính xác của phép đo.

✍  Xem thêm: Giám định hàng hải uy tín | Chi phí thấp nhất

2. Các giai đoạn của giám định mớn nước

Việc kiểm tra được tiến hành làm 2 giai đoạn: Trước và sau dỡ hàng.

  • Trước dỡ hàng, giám định viên xác định mớn nước phía trước, mớn nước phía sau của tàu, có xem xét đến các yếu tố như tỷ trọng của nước tại nơi tàu đỗ, mức độ biến dạng (hog, sag) của vỏ tàu, trọng lượng giãn nước (displacement tonnage). Sau đó, giám định viên sẽ đo các két ở trên tàu để xác định số lượng nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn (ballast).
  • Sau khi dỡ hàng, giám định viên sẽ làm lại các bước tại quá trình trước dỡ hàng để xác định được trọng lượng giãn nước mới.

Giám định viên tiếp tục tính toán số nhiên liệu, nước ngọt đã tiêu thụ trong quá trình dỡ hàng cũng như số lượng nước dằn đã bơm ra khỏi tàu. Theo đó, tính toán và kết luận chính xác số lượng hàng hóa, từ đó xây dựng một báo cáo giám định mớn nước.

Việc kiểm tra được tiến hành làm 2 giai đoạn trước và sau dỡ hàng.

Việc kiểm tra được tiến hành làm 2 giai đoạn trước và sau dỡ hàng

✍ Xem thêm: Giám định chất lượng và số lượng của hàng hóa | Tư vấn miễn phí

3. Cách thức thực hiện giám định mớn nước

Giám định viên đọc các dấu mớn nước của tàu tại sáu điểm chuẩn trên thân tàu: mũi tàu, thân tàu và đuôi ở cả hai mạn trái và mạn phải. Việc điều chỉnh các yếu tố như xoay buồm, mật độ nước và trọng lượng phi hàng hoá (như dầu nhiên liệu và nước uống) được thay đổi trước khi tính toán thay đổi trọng lượng hàng hoá.

3.1 Xác định khối lượng hàng hóa bằng phương pháp giám định mớn nước

Bước 1: Giám định lần đầu (Initial survey)

a. Xác định tỷ trọng nước nơi tàu đậu

Tỷ trọng nước được xác định bằng tỷ trọng kế (Hydrometer) trang bị trên các tầu biển. Tỷ trọng kế được thiết kế có thể đo được nước mặn tới 1,035 T/m3. Mỗi vạch trên thang chia của tỷ trọng kế có giá trị tương ứng bằng 1/1000 T/m3. Mẫu nước đo tỷ trọng được lấy bằng gầu múc nước tiêu chuẩn cho phép người lấy mẫu có thể lấy được đúng nước theo chiều chìm của tàu. Vị trí lấy mẫu nước tốt nhất phải tránh nơi có nguồn nước thải từ trong cầu chảy ra. Đặc biệt phải thật cẩn thận xác định tỷ trọng nước khi tàu đậu gần các cửa sông lớn.

Thời điểm lấy nước mẫu để xác định tỷ trọng được thực hiện đồng thời với công tác đọc mớn nước.

Khi có nước mẫu, thả nhẹ nhàng tỷ trọng kế vào trong, chờ cho tỷ trọng kế hoàn toàn đứng yên trong nước thì thực hiện việc đọc giá trị tỷ trọng.

b. Đọc giá trị mớn nước trên các thước mớn nước

Thước mớn nước của tàu thường được xây dựng theo chiều dọc hai mạn tàu ở mũi, mặt phẳng sườn giữa và lái tàu theo các hệ mét, hệ feet, hệ số la mã tuỳ theo nơi đóng tàu. Việc đọc mớn nước thường đọc từ các xuồng nhỏ chạy xung quanh tàu hoặc sử dụng thang dây thả tại vị trí thước mớn nước. Mớn nước tại đường trục dọc (Center Line) là giá trị trung bình cộng của hai giá trị mớn nước đọc được tại hai đường mớn nước đối xứng.

c. Hiệu chỉnh giá trị mớn nước về đường thủy trực và mặt phẳng sườn giữa.

d. Tính mớn nước trung bình cuối cùng (final mean draught or quarter mean draught)

e. Tra lượng giãn nước từ mớn trung bình cuối

Lấy giá trị mớn nước trung bình cuối cùng đưa vào bảng thủy tĩnh ta sẽ tra được giá trị lượng giãn nước tương ứng với nước trung bình cuối cùng (Cần tính thêm một lượng giãn nước nội suy nếu như giá trị mớn nước trung bình cuối cùng có thêm phần lẻ)

f. Tính các số hiệu chỉnh do tàu chúi (Trim Correction): có hai số hiệu chỉnh

  • Số hiệu chỉnh thứ nhất: (Trim Corr. 1)
  • Số hiệu chỉnh thứ hai (NEMOTO) (Trim Corr. 2)

g. Hiệu chỉnh tỷ trọng nước

g: Tỷ trọng nước biển nơi tàu đỗ

Lượng dãn nước thật của tàu (A)

h. Tính tổng trọng lượng các thành phần dự trữ (a)

Các thành phần dự trữ trên tàu bao gồm các thành phần như trọng lượng nước ngọt, trọng lượng nước ballast, trọng lượng dầu FO, trọng lượng dầu DO, trọng lượng dầu nhờn, lương thực thực phẩm... Các thành phần trọng lượng này đều có một đặc tính chung là có thể xác định chính xác trọng lượng của chúng trên tàu trong các thời điểm giám định mớn nước bằng các phương pháp xác định số đo các tank két.

i. Tính hiệu số ( A – a )

Bước 2: Giám định lần cuối (Final Survey)

Sau khi hoàn thành công tác hàng hóa chúng ta thực hiện công tác giám định lần cuối có các trình tự như giám định lần đầu mà lượng giãn nước ta tính được kí hiệu là “B” và tổng trọng lượng các thành phần dự trữ. Tính hiệu số ( B – b )

Bước 3:  Xác định khối lượng hàng bốc, xếp

Bước 4: Báo cáo giám định mớn nước

✍  Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Tư vấn quy trình chất lượng cho doanh nghiệp

3.2 Kinh nghiệm đọc mớn nước

Độ chính xác của việc đọc mớn nước chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như độ chính xác của thước đo mớn nước, mức độ sóng biển, độ cong vỏ tàu nơi có thước đo mớn nước, ánh sáng khi quan sát, kỹ thuật và kinh nghiệm người đọc mớn nước… Để nâng cao độ chính xác của việc đọc mớn nước, cần chú ý những điểm sau đây:

Đọc khi nước yên tĩnh:

  • Cố gắng đến càng gần thước đo mớn càng tốt.
  • Tầm nhìn càng thấp xuống mặt nước càng tốt.
  • Dùng thước dây để hỗ trợ khi đo (mặt nước phải tuyệt đối yên tĩnh).
  • Khi đọc mớn nước trong điều kiện ánh sáng kém (ban đêm) thì phải áp dụng một số biện pháp sau đây để nâng cao độ chính xác, ném một viên đá cuội để tạo sóng chỗ vùng gần thước đo mớn nước, hoặc thả vật nhẹ trên mặt nước, mục đích là làm cho đường nước nhấp nhô nhẹ tại thước đo, dùng đèn pin cường độ ánh sáng mạnh để đọc.

Khi có sóng nhỏ đến trung bình

  • Khi có sóng tốt nhất là đứng trên cầu cảng hoặc dùng canô để đọc mớn nước. Tuy nhiên khi dùng ca nô cần chú ý không chạy quá gần tàu sao cho để có thể vừa nhìn thấy thước đo mớn mà không tạo sóng lớn nhấp nhô gây khó khăn cho việc quan sát.
  • Mỗi lần quan sát cố đọc số đo tại điểm giữa của đỉnh sóng và đáy sóng. Đọc nhiều lần lấy giá trị trung bình.

Chú ý: Số đo mớn nước phải đọc tại chân chữ số ghi trên thước đo mớn nước.

Nói chung, bất kỳ trong trường hợp nào khi đọc mớn nước đều phải nới lỏng xích neo và điều chỉnh dây buộc tàu để chúng không ảnh hưởng đến mớn nước thực của tàu.

Chuyên gia Vinacontrol tiến hành giám định mớn nước

Chuyên gia Vinacontrol tiến hành giám định mớn nước

4. Tổ chức giám định mớn nước hiệu quả

Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol là đơn vị hỗ trợ giám định mớn nước uy tín. Sở hữu thương hiệu Vinacontrol với lịch sử hơn 65 năm hình thành và phát triển, các thành viên Vinacontrol đã và đang không ngừng cam kết, khẳng định vị thế là tổ chức giám định tiên phong và lâu đời nhất tại Việt Nam.

Khi sử dụng các dịch vụ giám định tại Vinacontrol, Quý khách hàng nhận được các lợi ích sau:

  • Kết quả giám định phản ánh chính xác, trung thực và kịp thời;
  • Sử dụng các phương pháp giám định khoa học, hiệu quả và tối ưu nhất;
  • Tiết kiệm chi phí và bảo vệ tuyệt đối quyền lợi của khách hàng đối tác;
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chuyên gia kinh nghiệm và tận tâm;
  • Chi nhánh văn phòng khắp 3 miền – Cam kết hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả, kịp thời.

 

Mọi yêu cầu liên quan đến dịch vụ giám định mớn nước và các dịch vụ giám định khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh nhất!

Tin khác

GHG Protocol là gì? Các tiêu chuẩn và hướng dẫn chính

GHG Protocol, hay còn gọi là Greenhouse Gas Protocol, là một bộ tiêu chuẩn...

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...

10 điều khoản ISO 9001:2015 | Cập nhật mới nhất

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS),...

Hướng dẫn báo cáo kiểm kê khí nhà kính | Từ A-Z

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính (KNK) là một tài liệu ghi lại toàn bộ lượng khí...

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...