Thủ tục công bố hợp quy thức ăn thủy sản | Vinacontrol CE

Tại Việt Nam, thức ăn thủy sản là sản phẩm có yêu cầu về chất lượng. Chính vì vậy, để lưu thông thức ăn thủy sản trên thị trường bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. Vậy công bố hợp quy như thế nào? Thủ tục ra sao? Hãy cùng Vinacontrol CE theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

 

1. Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản 

Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản là phương thức để đánh giá về chất lượng sản phẩm thức ăn thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường hoặc sản phẩm nhập khẩu phục vụ sản xuất. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Chứng nhận thức ăn thủy sản bao gồm:

  1. Thức ăn thủy sản. Phần 1: Thức ăn hỗn hợp

        Ký hiệu: QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT.

  1. Thức ăn thủy sản. Phần 2: Thức ăn bổ sung

        Ký hiệu: QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT.

  1. Thức ăn thủy sản. Phần 3: Thức ăn tươi, sống

        Ký hiệu: QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT.

Công bố hợp quy thức ăn thủy sản

Vinacontrol CE tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp công bố hợp quy thức ăn thủy sản

✍ Xem thêm: Những điều cần biết về chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản 

2. Công bố hợp quy thức ăn thủy sản 

1. Công bố hợp quy thức ăn thủy sản là gì?

Công bố hợp quy thức ăn thủy sản là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm thức ăn thủy sản phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Để thực hiện công bố hợp quy, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn quốc gia mà Nhà nước đã ban hành.

✍ Xem thêm:  Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là gì? Quy trình chứng nhận thế nào?

2. Tại sao cần công bố chứng nhận hợp quy?

Thủy sản là một ngành xuất khẩu mũi nhọn và được ưu tiên của nước ta, vì vậy chất lượng thủy sản luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Để thủy sản đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn xuất khẩu thì nguồn thức ăn thủy sản đóng vai trò rất quan trọng, do đó việc kiểm soát thức ăn thủy sản thông qua chứng nhận hợp quy sẽ đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng, tạo điều kiện cho cơ quan kiểm soát dễ dàng quản lý qua đó thủy sản được đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu.

Ngày 07/08/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức ban hành Thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thức ăn Thủy sản. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2020, tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam cần thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy sản phẩm tại thời điểm Thông tư có hiệu lực.

Vinacontrol CE cấp chứng nhận hỗ trợ công bố hợp quy thức ăn thủy sản

Vinacontrol CE cấp chứng nhận hỗ trợ công bố hợp quy thức ăn thủy sản

3. Trình tự công bố hợp quy thức ăn thủy sản

► Bước 1: Căn cứ vào các quy chuẩn về thức ăn thủy sản tương ứng, cụ thể:

- Thức ăn thủy sản. Phần 1: Thức ăn hỗn hợp. Ký hiệu: QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT.

- Thức ăn thủy sản. Phần 2: Thức ăn bổ sung. Ký hiệu: QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT.

- Thức ăn thủy sản. Phần 3: Thức ăn tươi, sống. Ký hiệu: QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT.

  • Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
  • Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

► Bước 2: Đăng ký công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại địa phương (thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:

  • Bản công bố hợp quy thức ăn thủy sản theo mẫu quy định;
  • Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
  • Bản mô tả chung về sản phẩm thức ăn thủy sản.

- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:

  • Bản công bố hợp quy thức ăn thủy sản theo mẫu quy định;
  • Bản mô tả chung về sản phẩm thức ăn thủy sản;
  • Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;
  • Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
  • Kế hoạch giám sát định kỳ;
  • Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

Dịch vụ công bố hợp quy thức ăn thủy sản liên hệ Vinacontrol CE

Vinacontrol CE cung cấp dịch vụ chứng nhận và công bố hợp quy thức ăn thủy sản

✍ Xem thêm:Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản cần chứng nhận hợp quy hay không?

Một số quy định về thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP):

  • Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi, thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có), được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Thời gian lưu hành của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam là 05 năm kể từ ngày được xác nhận. Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện đăng ký lại tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Lưu ý: Để công bố hợp quy, sản phẩm đã phải được chứng nhận hợp quy 

 

Quý doanh nghiệp có thắc mắc hoặc cần tư vấn thủ tục công bố hợp quy thức ăn thủy sản liên hệ với chúng tôi theo hotline (miễn phí cước) 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

An toàn điện là gì? 7 Biện pháp đảm bảo an toàn điện

Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề...

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện | Tìm hiểu ngay

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động...

Giấy phép kinh doanh là gì? Tìm hiểu thủ tục đăng ký giấy phép

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý cho phép các cá nhân, tổ chức...

Phân loại lao động theo điều kiện lao động | Hướng dẫn chi tiết

Phân loại lao động theo điều kiện lao động là quá trình xác định và nhóm các...

Tiêu chuẩn ISO 19011 về hệ thống quản lý đánh giá | Tài liệu mới nhất

ISO 19011 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý đánh giá (Auditing...

Kế hoạch là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch hiệu quả

Kế hoạch có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Từ kế hoạch...

Lãnh đạo là gì? Phân biệt lãnh đạo với quản lý

Lãnh đạo là quá trình hoặc khả năng của một người hay một nhóm người để hướng...

Kiểm kê khí nhà kính là gì? 9 bước quy trình kiểm kê

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các...

Giấy phép môi trường là gì? Thủ tục cấp giấy chi tiết

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp...

Thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam | 4 Thông tin cần lưu ý

Mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh...