Chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường | 4 lý do tại sao cần kiểm định

Vật liệu dán tường được sử dụng trong quá trình hoàn thiện công trình xây dựng. Chất lượng của vật liệu dán tường quyết định đến độ bền và vẻ đẹp của công trình. Để đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng vật liệu dán tường, việc chứng nhận hợp quy là vô cùng cần thiết.

 

1. Chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường là gì?

Chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường là hoạt động đánh giá chất lượng của vật liệu dán tường dựa trên sự phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại QCVN 16:2023/BXD. Qua đó, đưa ra kết luận về chất lượng của sản phẩm và đảm bảo các sản phẩm đạt chứng nhận an toàn chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật. Chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường là thủ tục bắt buộc theo quy định pháp luật, do đó các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối sản phẩm cần chú ý thực hiện thủ tục trước khi đưa sản phẩm vào thị trường Việt Nam.

Danh mục vật liệu dán tường cần chứng nhận hợp bao gồm:

  • Giấy dán tường
  • Tấm vinyl ốp tường
  • Vật liệu dán tường bằng chất dẻo

Chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường theo QCVN 16:2023/BXD

Chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường theo QCVN 16:2023/BXD

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy sơn tường | Hỗ trợ toàn quốc 

2. Tại sao phải chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường?

Thứ nhất, Tuân thủ các quy định pháp luật. Vật liệu dán tường phải đạt chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD do Bộ Xây dựng ban hành trước khi được phân phối, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam;

Thứ hai, Nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp;

Thứ ba, Tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường;

Thứ tư, Đảm bảo sự an toàn, chắc chắn trong quá trình thi công và chất lượng công trình xây dựng, tăng độ an toàn và bền vững cho ngôi nhà.

Chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường đàm bảo an toàn và thẩm mỹ cho công trình

Chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường đàm bảo an toàn và thẩm mỹ cho công trình 

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy panel thạch cao | Tiết kiệm chi phí 

3. Quy trình chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường

Doanh nghiệp liên hệ tổ chức chứng nhận uy tín để đăng ký tiến hành chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường. Chuyên viên tư vẫn sẽ liên hệ hướng dẫn khách hàng các bước đăng ký và hoàn thiện các thủ tục liên quan

Bước 2: Tư vấn và lên kế hoạch đánh giá chứng nhận

Chuyên gia tư vấn các thông tin liên quan đến hoạt động chứng nhận hợp quy. Hai bên trao đổi thông tin và lên kế hoạch đánh giá chứng nhận phù hợp.

Bước 3: Đánh giá chứng nhận và thử nghiệm mẫu điển hình

Tổ chức chứng nhận sẽ kiểm tra giấy tờ, hồ sơ. Sau đó sẽ dựa vào nhóm sản phẩm để lên quy trình làm việc cũng như đánh giá, kiểm tra, thực hiện lấy mẫu để thử nghiệm. Với các đơn vị sản xuất trong nước được áp dụng chứng nhận theo phương thức 5 (theo thông tư 28/2012 của Bộ KHCN). Chứng nhận theo phương thức 7 (theo thông tư 28/2012 của Bộ KHCN) đối với đơn vị nhập khẩu.

Chỉ tiêu thử nghiệm:

Tên sản phẩm

Chỉ tiêu kỹ thuật

Mức yêu cầu

Phương pháp thử

Vật liệu dán tường dạng cuộn – Giấy dán tường hoàn thiện, vật liệu dán tường vinyl và vật liệu dán tường bằng chất dẻo

Mức thôi nhiễm của các kim loại nặng

Sb: 20

As: 8

Ba: 1000

Cd: 25

Cr: 60

Pb: 90

Hg: 20

Se: 165

TCVN 11898:2017 (EN 12149:1998)

Hàm lượng monome vinyl clorua, mg/kg vật liệu dán tường, không lớn hơn

0,2

Hàm lượng formaldehyt phát tán, mg/kg vật liệu dán tường, không lớn hơn

120

 

Yêu cầu kỹ thuật:

  • Kích thước
  • Độ thẳng và độ song song của cạnh
  • Khả năng lau sạch
  • Khả năng rửa
  • Độ bền màu với ánh sáng
  • Mức thôi nhiễm lớn nhất của các kim loại nặng và một số nguyên tố khác
  • Hàm lượng monome vinyl clorua (VCM) lớn nhất
  • Hàm lượng formaldehyt phát tán lớn nhất

Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trong nước thì yêu cầu cần có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp

Sau khi đã có kết quả thử nghiệm của sản phẩm. Tổ chức chứng nhận đánh giá, kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp.

Bước 4: Cấp chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng

Nếu doanh nghiệp đủ các điều kiện để được cấp chứng nhận, Tổ chức chứng nhận ra quyết định cấp chứng nhận và trao chứng nhận hợp quy cho doanh nghiệp.

Quy trình chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường

Quy trình chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường

✍ Xem thêm: Chứng nhận chất lượng ván gỗ | Tư vấn miễn phí

4. Tổ chức chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường uy tín

Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) - Đơn vị chứng nhận được Nhà nước cấp phép chỉ định chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng trong đó có sản phẩm vật liệu dán tường theo QCVN 16:2023/BXD. Chúng tôi tư vấn toàn diện các thủ tục pháp lý liên quan tới doanh nghiệp kinh doanh sản xuất vật liệu dán tường tại thị trường Việt Nam:

  • Cung cấp các dịch vụ trọn gói: Chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường; Chứng nhận ISO 9001 lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng; Hướng dẫn Công bố hợp quy từ A-Z.
  • Hỗ trợ các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng;
  • Hỗ trợ miễn phí tư vấn các vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm;
  • Thương hiệu tổ chức chứng nhận Vinacontrol CE uy tín, hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng niềm tin và khẳng định chất lượng trên thị trường;
  • Thời gian hỗ trợ nhanh chóng với Chi phí hợp lý.

Quý doanh nghiệp cần tư vấn về chứng nhận hợp quy vật liệu dán tường, chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng, liên hệ với Vinacontrol  CE theo số hotline 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

Thử Nghiệm Giày Bảo Hộ Lao Động Theo Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH

Tìm hiểu quy trình thử nghiệm giày bảo hộ lao động, các tiêu chuẩn kiểm tra...

Thử nghiệm găng tay bảo hộ lao động | Hỗ trợ doanh nghiệp từ A-Z

Thử nghiệm găng tay bảo hộ lao động là quy trình kiểm định chất lượng chuyên...

Thử nghiệm mũ bảo hộ lao động theo Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH

Thử nghiệm mũ bảo hộ lao động là quá trình đánh giá khả năng bảo vệ của mũ...

Giảm phát thải khí nhà kính | 06 nhóm ngành trọng điểm và giải pháp thực tế

Việt Nam hiện là quốc gia dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu, nhưng đồng...

Hướng dẫn lập kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến 2030

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (GHG Mitigation) là việc áp dụng các biện...

Tải mẫu báo cáo quan trắc môi trường lao động mới nhất

Mẫu báo cáo quan trắc môi trường là tài liệu thể hiện kết quả đo lường, phân...

Quy định về quan trắc môi trường lao động mới nhất 2025

Quan trắc môi trường lao động là quá trình đánh giá định kỳ và có hệ thống...

Hướng dẫn lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đúng chuẩn 2025

Theo Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT, hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là...

Thử nghiệm dây đai an toàn | Căn cứ cấp chứng nhận hợp quy

Thử nghiệm dây đai an toàn là quá trình kiểm tra thuật bắt buộc nhằm đánh giá...

Thử nghiệm phương tiện bảo vê cơ quan hô hấp | 05 lỗi khiến hồ sơ bị loại

Thử nghiệm phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp là quá trình kiểm định chất...