Chứng nhận hợp quy kính hàn bảo hộ lao động nhập khẩu
Theo thông tư 49/2016/TT-BLĐTBXH, các Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn bao gồm kính hàn đã được áp dụng quy chuẩn QCVN 27:2016/BLĐTBXH. Như vậy, tất cả các sản phẩm Kính hàn, Mặt nạ hàn và Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn phải thực hiện chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.
1. Chứng nhận hợp quy kính hàn
Kính hàn là thiết bị bảo hộ lao động được sử dụng trong quá trình hàn cắt kim loại, hàn điện, hàn hơi. Đối với người thợ hàn thì kính hàn, mặt nạ hàn là thiết bị bảo hộ quan trọng nhất.Chính vì vậy, để quản lý chất lượng kính hàn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã Thông tư 49/2016/TT-BLĐTBXH về các phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn, bao gồm kính hàn áp dụng quy chuẩn QCVN 27:2016/BLĐTBXH. Theo đó, tất cả các sản phẩm kính hàn, mặt nạ hàn và phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn phải thực hiện chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.
Kính hàn cần phải được chứng nhận hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường
► Kiểm tra chất lượng Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu
- Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy và đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
- Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thừa nhận tiến hành.
- Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (Phương thức 7 trong Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
Dịch vụ chứng nhận Đồ bảo hộ lao động
✅ Hơn 4263 khách hàng hài lòng
✅ Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm
✅ Tiết kiệm thời gian và chi phí
✅ Đáp ứng các yêu cầu pháp luật
► Chứng nhận hợp quy Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn cung cấp trên thị trường
Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn cung cấp, lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.
Quy chuẩn QCVN 27:2016/BLĐTBXH quy định các yêu cầu về an toàn lao động đối với phương tiện bảo vệ mắt cá nhân được sử dụng để ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại gây tổn thương mắt, giảm thị lực để bảo vệ mắt cho người lao động khi hàn và cắt kim loại bằng nhiệt.
Năng lực chứng nhận thiết bị an toàn tại Vinacontrol CE
2. Phân loại kính bảo hộ lao động phải kiểm tra chất lượng
Kính bảo hộ lao động dùng trong công việc hàn được phân loại như sau:
a. Phân loại theo kiểu, hình dạng:
- Kính có gọng hoặc không có gọng;
- Kính bảo vệ mắt kiểu kín;
- Mặt nạ;
- Tấm che mặt cầm tay (bảo vệ mắt, mặt và cổ);
- Chụp đầu bảo vệ (bảo vệ mắt, mặt, cổ và đầu).
b. Phân loại theo mắt kính:
- Mắt kính thủy tinh (gồm hai loại mắt kính thủy tinh dòn và mắt kính thủy tinh bền hóa, nhiệt, va đập...);
- Mắt kính bằng hợp chất hữu cơ (chất dẻo);
- Mắt kính nhiều lớp: mắt kính chế tạo từ nhiều lớp liên kết với nhau bằng chất kết dính.
Tất cả các kiểu mắt kính có thể còn được phủ lên một hoặc hai mặt một lớp vật liệu để có thêm những đặc tính phụ.
c. Phân loại theo chức năng bảo vệ
Các phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn có một hoặc nhiều chức năng sau:
- Sự tác động của các vật cứng khác nhau;
- Bức xạ quang học;
- Kim loại nóng chảy văng bắn;
- Chất lỏng rơi và văng bắn;
- Bụi;
- Khí;
- Bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố trên.
✍ Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận hợp quy thiết bị bảo hộ lao động | Tư vấn quy trình từ A-Z
3. Thủ tục chứng nhận hợp quy kính bảo hộ
2.1 Đối với kính hàn sản xuất trong nước thì quy trình chứng nhận hợp quy như sau:
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy giấy
- Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng, báo giá
- Bước 3: Tư vấn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng tại nhà máy (nếu có ISO 9001 thì bỏ qua bước này)
- Bước 4: Vinacontrol tiến hành đánh giá hợp quy tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm
- Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá
- Bước 6: Vinacontrol cấp chứng nhận hợp quy.
2.2 Quy trình thực hiện kiểm tra kính hàn nhập khẩu
Bước 1: Đăng ký kiểm tra hàng nhập khẩu theo mẫu đăng ký của Vinacontrol
Bước 2: Cung cấp cho Vinacontrol các hồ sơ giấy tờ sau:
- 3 bản đăng ký kiểm tra hàng nhập khẩu có đóng dấu
- 1 bộ hồ sơ nhập khẩu (bản sao), gồm: Hợp đồng, hóa đơn, vận đơn, packing list, tờ khai hải quan
- 1 bản mô tả sản phẩm (nếu có)
Bước 3: Sau khi Vinacontrol nhận được các bộ hồ sơ cần thiết, Vinacontrol sẽ cung cấp các giấy tờ để chủ hàng làm các thủ tục hải quan và đưa hàng về kho bảo quản (nếu được giải phóng hàng về)
Bước 4: Vinacontrol sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng tại cảng hoặc tại kho, lấy mẫu thử nghiệm (nếu có)
Bước 5: Cấp chứng thư chứng nhận hợp quy và kiểm tra hàng nhập khẩu.
Kính hàn là loại hàng hóa có yêu cầu chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu
✍ Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thiết bị bảo hộ lao động nhập khẩu| Hướng dẫn chi tiết
4. Tổ chức chứng nhận hợp quy kính hàn bảo hộ lao động
Hiện nay, Vinacontrol CE là tổ chức đi đầu về công tác chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm kính và có đầy đủ năng lực hoạt động chứng nhận theo Giấy chứng nhận số 25/LĐTBXH-GCN ngày 11 tháng 03 năm 2020 của Cục trưởng Cục An toàn lao động – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Chính vì vậy, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm liên hệ cho Vinacontrol CE khi nhập khẩu kính bảo hộ hoặc sản xuất trong nước và cần có giấy chứng nhận hợp quy để được lưu thông trên thị trường.
Để được tư vấn cũng như báo giá chi tiết quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc chat ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và tốt nhất.
Tin khác