Chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông theo TCVN 8826:2011
Bê tông là một trong những vật liệu xây dựng quan trọng nhất trong ngành xây dựng. Để đảm bảo chất lượng và hiệu suất của bê tông, việc sử dụng phụ gia hóa học là một phần quan trọng trong quy trình sản xuất bê tông. Chính vì vậy, việc chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông theo TCVN 8826:2011 là một bước quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như cơ sở hạ tầng và công trình xây dựng.
1. Chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hoá học cho bê tông
Chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông là chứng nhận chất phụ gia có phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật theo TCVN 8826. Chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông theo TCVN 8826 do Hội Công nghiệp bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ xây dựng đề nghị, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 8826:2011 là tiêu chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông do Hội Công nghiệp Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 8826:2011 được chuyển đổi từ TCXDVN 325:2004 theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 8826:2011 là tiêu chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông do Hội Công nghiệp Bê tông Việt Nam biên soạn
✍ Xem thêm: Cấp chứng chỉ ISO 9001 cho cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia hoá học cho bê tông
2. Phân loại phụ gia hoá học cho bê tông
Phụ gia hóa học cho bê tông là chất được đưa vào mẻ trộn trước hoặc trong quá trình trộn với một liều lượng nhất định (không lớn hơn 5 % khối lượng xi măng), nhằm mục đích thay đổi một số tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông.
TCVN 8826:2011 được áp dụng cho 7 loại phụ gia hóa học cho bê tông
Phụ gia hóa học cho bê tông bao gồm :
- Phụ gia hóa dẻo giảm nước, ký hiệu loại A: Chất phụ gia làm tăng độ sụt của hỗn hợp bê tông khi giữ nguyên tỉ lệ Nước/Xi măng, hoặc làm giảm lượng nước trộn mà vẫn giữ nguyên độ sụt của hỗn hợp bê tông, bê tông có cường độ cơ học cao hơn.
- Phụ gia chậm đông kết, ký hiệu loại B: Phụ gia làm giảm tốc độ phản ứng giữa xi măng và nước, do đó kéo dài thời gian đông kết của bê tông.
- Phụ gia đóng rắn nhanh, ký hiệu loại C: Phụ gia làm tăng nhanh tốc độ phản ứng ban đầu giữa xi măng và nước, do đó rút ngắn thời gian đông kết của bê tông và làm tăng cường độ của bê tông ở tuổi ngắn ngày.
- Phụ gia hóa dẻo – chậm đông kết, ký hiệu loại D: Phụ gia kết hợp được các chức năng của phụ gia hóa dẻo A và phụ gia chậm đông kết B.
- Phụ gia hóa dẻo – đóng rắn nhanh, ký hiệu loại E: Phụ gia kết hợp được các chức năng của phụ gia hóa dẻo A và phụ gia đóng rắn nhanh C.
- Phụ gia siêu dẻo (giảm nước mức cao), ký hiệu loại F: Phụ gia cho phép giảm một lượng lớn nước trộn không nhỏ hơn 12 % mà vẫn giữ nguyên được độ sụt của hỗn hợp vữa bê tông, thu được bê tông có cường độ cao hơn.
- Phụ gia siêu dẻo – chậm đông kết, ký hiệu loại G: Phụ gia kết hợp được chức năng của phụ gia siêu dẻo F và phụ gia chậm đông kết B.
Phụ gia hóa học cho bê tông
✍ Xem thêm: Chứng nhận phụ gia khoáng cho xi măng | Hồ sơ – Thủ tục
3. Yêu cầu kỹ thuật của phụ gia hoá học cho bê tông theo TCVN 8826:2011
3.1 Yêu cầu về tính năng cơ lý
Hỗn hợp bê tông sau khi trộn và bê tông sau khi đóng rắn có sử dụng một trong 7 loại phụ gia hóa học (mục I) phải thỏa mãn các yêu cầu về hàm lượng nước trộn, thời gian đông kết, cường độ nén, cường độ uốn và độ co cứng cho trong Bảng 1 của tiêu chuẩn này.
Bê tông sử dụng phụ gia hóa học có cường độ nén, cường độ uốn ở tuổi 6 tháng và 1 năm không được thấp hơn cường độ nén, cường độ uốn của chính nó ở tuổi 28 ngày và 90 ngày.
Hàm lượng bọt khí của bê tông tươi sử dụng phụ gia hóa học không được vượt quá 2 %.
Bảng 1 – Các yêu cầu về tính năng cơ lý
Tên chỉ tiêu |
Loại A Giảm nước |
Loại B Chậm đông kết |
Loại C Đóng rắn nhanh |
Loại D Hóa dẻo chậm đông kết |
Loại E |
Loại F Siêu dẻo |
Loại G Siêu dẻo chậm đông kết |
1. Lượng nước trộn tối đa so với mẫu đối chứng, % |
95 |
– |
– |
95 |
95 |
88 |
88 |
2. Thời gian đông kết chênh lệch so với đối chứng, (h:min) |
|
|
|
|
|
|
|
– Bắt đầu: Tối thiểu |
– |
Muộn hơn 1:00 |
Sớm hơn 1:00 |
Muộn hơn 1:00 |
Sớm hơn 1:00 |
– |
Muộn hơn 1:00 |
Tối đa |
Không sớm hơn 1:00 nhưng không muộn hơn 1:30 |
Không muộn hơn 3:30 |
Không sớm hơn 3:30 |
Không muộn hơn 3:30 |
Không sớm hơn 3:30 |
Không sớm hơn 1:00 nhưng không muộn hơn 1:30 |
Không muộn hơn 3:30 |
– Kết thúc: Tối thiểu |
– |
– |
Sớm hơn 1:00 |
– |
Sớm hơn 1:00 |
– |
– |
Tối đa |
Không sớm hơn 1:00 nhưng không muộn hơn 1:30 |
Không muộn hơn 3:30 |
– |
Không muộn hơn 3:30 |
– |
Không sớm hơn 1:00 nhưng không muộn hơn 1:30 |
Không muộn hơn 3:30 |
3. Cường độ nén tối thiểu so với đối chứng, % 1 ngày 3 ngày 7 ngày 28 ngày 6 tháng 1 năm |
– 110 110 110 100 100 |
– 90 90 90 90 90 |
– 125 100 100 90 90 |
– 110 110 110 100 100 |
– 125 110 110 100 100 |
140 125 115 110 110 100 |
125 125 115 110 100 100 |
4. Cường độ uốn tối thiểu so với đối chứng, % 3 ngày 7 ngày 28 ngày |
100 100 100 |
90 90 90 |
110 100 90 |
100 100 100 |
110 100 100 |
110 100 100 |
110 100 100 |
5. Độ co ngót cứng, %, không lớn hơn – Khi độ thay đổi chiều dài của mẫu bê tông đối chứng là A %, với A không nhỏ hơn 0,03 % – Khi độ thay đổi chiều dài của mẫu bê tông đối chứng là B %, với B nhỏ hơn 0,03 % |
1,35A B + 0,01 % |
1,35A B + 0,01 % |
1,35A B + 0,01 % |
1,35A B + 0,01 % |
1,35A B + 0,01 % |
1,35A B + 0,01 % |
1,35A B + 0,01 % |
3.2 Yêu cầu về độ đồng nhất
Phụ gia hóa học có cùng một nguồn gốc phải có thành phần hóa học như của nhà sản xuất công bố và phải thỏa mãn các yêu cầu về độ đồng nhất nêu trong Bảng 2 của tiêu chuẩn này.
Khi phụ gia được sử dụng trong bê tông cốt thép ứng suất trước, nhà sản xuất phải cung cấp bằng văn bản về hàm lượng ion clo của phụ gia và làm rõ có hay không sử dụng thêm clorua trong quá trình sản xuất phụ gia đó.
Bảng 2 – Yêu cầu về độ đồng nhất của phụ gia hóa học
Tên chỉ tiêu |
Giá trị chấp nhận được |
|
Phụ gia lỏng |
Phụ gia không lỏng |
|
1. Hàm lượng chất khô (Ck), % Ck – giá trị do nhà sản xuất công bố |
Ck ± 5 |
Ck ± 4 |
2. Khối lượng riêng (r), g/cm3 r- giá trị do nhà sản xuất công bố – Nếu r > 1,1 – Nếu r ≤ 1,1 |
r ± 0,03 r ± 0,02 |
|
3. Hàm lượng ion clo *, %, không lớn hơn |
≤ 0,1 theo khối lượng hoặc giá trị nhà sản xuất công bố |
|
4. Độ pH (P) ** P – giá trị do nhà sản xuất công bố |
P ± 1 |
|
5. Hàm lượng tro, (TR), % TR – giá trị do nhà sản xuất công bố |
TR ± 1 |
|
6. Phổ hồng ngoại |
Tương tự với mẫu chuẩn ban đầu của nhà sản xuất. |
|
CHÚ THÍCH: * Khi sử dụng phụ gia hóa học vào bê tông cốt thép ứng suất trước, hàm lượng ion clo trong phụ gia phải tuân thủ theo yêu cầu quy định riêng cho bê tông cốt thép ứng suất trước. ** Độ pH của phụ gia có thể bị thay đổi theo thời gian, khi có sự khác biệt lớn về độ pH (vượt quy định trong Bảng 2 của tiêu chuẩn này), phụ gia vẫn có thể sử dụng được nhưng phải tiến hành các thí nghiệm kiểm tra toàn bộ tính năng của phụ gia đảm bảo các yêu cầu tương ứng nêu trong Bảng 1 của Tiêu chuẩn này. |
3.3 Phương pháp thử
Phương pháp thử phụ gia hóa học bao gồm các thí nghiệm kiểm tra các tính năng của phụ gia trên hỗn hợp bê tông, bê tông đã đóng rắn và các thí nghiệm xác định độ đồng nhất của phụ gia. Các phương pháp thử này dùng cho việc thí nghiệm chấp nhận nói chung. Những điều kiện được tiêu chuẩn hóa trong các thí nghiệm này nhằm đảm bảo kết quả thí nghiệm trong phòng thí nghiệm có độ chính xác cao, vì vậy không mô phỏng theo các điều kiện thực tế ở công trường.
Yêu cầu kỹ thuật của phụ gia hoá học cho bê tông
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng | Tư vấn chi tiết miễn phí
4. Lợi ích khi chứng nhận phụ gia hoá học cho bê tông
Các doanh nghiệp về sản xuất, nhập khẩu phụ gia hóa học cho bên tông không bị bắt buộc phải chứng nhận hợp quy tiêu chuẩn theo TCVN 8826. Tuy nhiên, với những lợi ích mà chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông theo TCVN 8826 mang đến cho các doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp kiểm soát các quy trình về chất lượng sản phẩm tốt.
- Làm tăng khả năng trúng thầu hoặc đấu thầu
- Tăng uy tín cho doanh nghiệp cũng như sản phẩm và sự tin tưởng của khách hàng.
- Nhờ có sự tin tưởng của khách hàng, đối tác nên việc cạnh tranh và mở rộng thị trường dễ dàng.
- Đây như một minh chứng, cam kết sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu về mặt pháp lý khi sản xuất và xuất khẩu trên thị trường trong và ngoài nước.
- Giảm những chi phí rủi ro như chi phí kiểm tra, đánh giá và thử nghiệm sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Nâng cao năng suất khi hoạt động đúng tiêu chuẩn.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm và công trình khi chứng nhận phụ gia hoá học cho bê tông
5. Quy trình chứng nhận hợp chuẩn Phụ gia hoá học cho bê tông
Bước 1: Đăng kí chứng nhận
Chuyên viên tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng ký chứng nhận hợp chuẩn Phụ gia hóa học cho bê tông của khách hàng
Bước 2: Đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn và thử nghiệm mẫu điển hình
- Với phương thức 5: Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm điển hình
- Với phương thức 7: Kiểm tra thực tế lô sản phẩm, hàng hóa kết hợp lấy mẫu thử nghiểm sản phẩm điển hình
Vinacontrol CE chỉ chấp nhận chứng nhận sản phẩm sơn phù hợp tiêu chuẩn khi và chỉ khi tất cả các chỉ tiêu thử nghiệm có kết quả phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn kỹ thuật.
Bước 3: Báo cáo đánh giá, cấp giấy chứng nhận
Vinacontrol CE sẽ thông báo kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng cho khách hàng. Nếu kết quả trên phù hợp với các yêu cầu quy định thì khách hàng sẽ được Vinacontrol CE cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn Phụ gia hóa học cho bê tông theo TCVN 8826:2011.
Bước 4: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận
Giấy chứng nhận hợp chuẩn Phụ gia hóa học cho bê tông theo TCVN 8826:2011 sẽ có giá trị trong vòng 3 năm, do đó mỗi năm khách hàng sẽ phải thực hiện đánh giá định kỳ mỗi năm một lần theo quy định tại TT 28/2012/BKHCN.
Bước 5: Công bố hợp chuẩn:
Những hồ sơ công bố hợp chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông bao gồm:
- Bản công bố hợp chuẩn
- Bản sao y GPĐKKD hoặc các giấy có hiệu lực tương đương
- Giấy chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông theo TCVN 8826
Vinacontrol CE cấp chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hoá học cho bê tông
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy xi măng | Hồ sơ - Thủ tục
6. Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hoá học cho bê tông
Vinacontrol CE đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định năng lực cấp Chứng nhận hợp chuẩn Phụ gia hoá học cho bê tông theo TCVN 8826:2011. Tự hào là đối tác chứng nhận vật liệu xây dựng uy tín hàng đầu Việt Nam, Vinacontrol CE luôn nỗ lực để đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho Quý nghiệp bởi năng lực và sự tận tâm của mình. Sau đây là những lý do nên đăng ký chứng nhận phụ gia hoá học cho bê tông tại Vinacontrol CE:
- Vinacontrol là thương hiệu chứng nhận uy tín có lịch sử hơn 60 năm, được biết đến và công nhận rộng rãi bởi các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước;
- Đội ngũ nhân sự kinh nghiệm, chuyên nghiệp, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khi có yêu cầu của Quý khách hàng;
- Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian chi phí cho doanh nghiệp;
- Chi nhánh văn phòng toàn quốc, đáp ứng mọi yêu cầu của doanh nghiệp tại chỗ nhanh nhất;
- Chi phí cực ưu đãi với nhiều chương trình giảm giá cho hợp đồng giá trị lớn.
Mọi yêu cầu về dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hoá học cho bê tông và các dịch vụ chứng nhận khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được tư vấn, hỗ trợ nhanh và tốt nhất!
Tin khác