Thủ tục kiểm tra chất lượng sơn tường nhũ tương nhập khẩu

Sơn tường nhập khẩu cần tiến hành kiểm tra để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn tương ứng do Nhà nước Việt Nam ban hành. Vì vậy, doanh nghiệp khi tiến hành chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sơn tường nhập khẩu cần lưu ý và nắm rõ các thông tin liên quan dưới đây.

 

1. Kiểm tra chất lượng sơn tường nhập khẩu

1.1 Kiểm tra chất lượng sơn nhập khẩu theo QCVN 16:2019/BXD

Thông tư số 19/2019/TT-BXD và Quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD - Quy định về hoạt động chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng thì Sơn tường dạng nhũ tương là hệ sơn phân tán hoặc hòa tan trong nước, được sử dụng để sơn trang trí hoàn thiện công trình. Sơn tường dạng nhũ tương là loại sơn không cấm nhập khẩu hay cần xin phép nhập khẩu, mà là sản phẩm bắt buộc kiểm tra chất lượng trước khi thông quan hàng hóa theo quy định tại QCVN 16:2019/BXD.

Theo QCVN 16:209/BXD, nếu sơn bạn nhập về thuộc nhóm sơn tường dạng nhũ tương thì phải kiểm tra chất lượng, cụ thể là:

  • Sơn lót;
  • Sơn phủ nội thất;
  • Sơn phủ ngoại thất.

Do vậy ngoài các loại sơn trên các doanh nghiệp nhập khẩu được miễn làm hợp quy cho các sản phẩm như Sơn Epoxy, Sơn Akyl, nguyên liệu sản phẩm sơn....

1.2 Kiểm tra chất lượng sơn nhập khẩu về hàm lượng chì

Bộ Công Thương ban hành quy định hàm lượng chì trong sản phẩm sơn tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2020/BCT. Theo đó, các cá nhân tổ chức liên quan cần kiểm tra chất lượng sơn nhập khẩu theo quy chuẩn này.

Các loại sơn phải đảm bảo giới hạn chì theo Bảng Giới hạn Hàm lượng Chì trong Sơn theo QCVN 08:2020/BCT:

STT​

Hàm lượng chì (ppm)​

Phương pháp thử​

Lộ trình áp dụng​

1​

≤ 600​

Theo quy định tại Mục 4

Trong thời hạn 05 năm đầu kể từ ngày Quy chuẩn này có hiệu lực

2​

≤ 90​

Theo quy định tại Mục 4

Sau 05 năm kể từ ngày Quy chuẩn này có hiệu lực

Dưới đây là các loại sơn cần chứng nhận hợp quy và thông tin mã HS tương ứng. Doanh nghiệp lưu ý và tham khảo dưới đây.

STT​

Loại sơn​

Mã hàng hóa hóa xuất khẩu, nhập khẩu (HS)​

1​

Sơn làm từ các loại polyme tổng hợp hoặc các polyme tự nhiên đã biến đổi về mặt hóa học, đã phân tán hoặc hòa tan trong môi trường không chứa nước.

  • 3208.10.90
  • 3208.20.90
  • 3208.90.90​

2​

Sơn làm từ các loại polyme tổng hợp hoặc các polyme tự nhiên đã biến đổi về mặt hóa học, đã phân tán hoặc hòa tan trong môi trường nước.

  • 3209.10.40
  • 3209.10.90
  • 3209.10.00​

3​

Sơn khác; các loại thuốc màu nước đã pha chế dùng để hoàn thiện da.

  • 3210.00.20
  • 3210.00.30
  • 3210.00.99​

 

Liên hệ Vinacontrol CE để Kiểm tra chất lượng sơn tường dạng nhũ tương nhập khẩu

Liên hệ Vinacontrol CE để Kiểm tra chất lượng sơn tường dạng nhũ tương nhập khẩu

✍Xem thêm: Thử nghiệm chất lượng sơn| Chi phí thấp - Kết quả nhanh

2. Thủ tục kiểm tra chất lượng Sơn tường nhũ tương gồm những gì?

Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) cung cấp  dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, chứng nhận hợp quy Sơn tường dạng nhũ tương uy tín nhất tại Việt Nam, hồ sơ nhập khẩu cụ thể như sau:

+ Khách hàng nộp 03 bản chính đăng ký theo file Vinacontrol CE cấp;

+ Khách hàng nộp 01 Bộ hồ sơ nhập khẩu chứng nhận hợp quy sao y bản chính: Bộ hồ sơ chứng nhận hợp quy sơn tường dạng nhũ tương nhập khẩu bao gồm hợp đồng, hóa đơn, vận đơn, tờ khai hải quan và các hồ sơ liên quan khác.

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng kí chứng nhận hợp quy, Doanh nghiệp đem giấy đăng kí đã được xác nhận của đơn vị chứng nhận và công văn đem hàng về kho của doanh nghiệp gửi cho Hải quan để giải phóng hàng.

Khoảng  18 -20 ngày sau, đơn vị chứng nhận sẽ có chứng thư (kết quả Chứng nhận hợp quy) để bổ sung cho Hải quan thông quan cho lô hàng. Thời gian Hải Quan cho trả kết quả trong vòng 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai.

Quý khách hàng có bất cứ câu hỏi hay yêu cầu dịch vụ kiểm tra chất lượng sơn tường dạng nhũ tương nhập khẩu, liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ miễn phí.

Sản phẩm sơn nhập khẩu cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy 

Sản phẩm sơn nhập khẩu cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy 

✍Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu sơn các loại | Hướng dẫn chi tiết

3. Phương thức đánh giá chứng nhận sơn tường dạng nhũ tương nhập khẩu ?

Căn cứ Quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD chứng nhận hợp quy Sơn tường dạng nhũ tương nhập khẩu có 02 phương thức:

          + Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là 01 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm. Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.

          + Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.

Vinacontrol CE tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lượng/chứng nhận hợp quy nhập khẩu sơn tường dạng nhũ tương. Với hệ thống văn phòng chi nhánh trên cả nước, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý doanh nghiệp nhanh chóng, tối ưu chi phí.

Quý khách hàng có bất cứ câu hỏi hay yêu cầu dịch vụ chứng nhận hợp quy sơn tường dạng nhũ tương, liên hệ với chúng tôi qua hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn  hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ miễn phí.

Tin khác

Chi phí thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động | Danh mục thiết bị bắt buộc phải thử nghiệm

Chi phí thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động (PPE) là tổng hợp nhiều khoản chi...

Thử Nghiệm Giày Bảo Hộ Lao Động Theo Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH

Tìm hiểu quy trình thử nghiệm giày bảo hộ lao động, các tiêu chuẩn kiểm tra...

Thử nghiệm găng tay bảo hộ lao động | Hỗ trợ doanh nghiệp từ A-Z

Thử nghiệm găng tay bảo hộ lao động là quy trình kiểm định chất lượng chuyên...

Thử nghiệm mũ bảo hộ lao động theo Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH

Thử nghiệm mũ bảo hộ lao động là quá trình đánh giá khả năng bảo vệ của mũ...

Giảm phát thải khí nhà kính | 06 nhóm ngành trọng điểm và giải pháp thực tế

Việt Nam hiện là quốc gia dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu, nhưng đồng...

Hướng dẫn lập kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến 2030

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (GHG Mitigation) là việc áp dụng các biện...

Tải mẫu báo cáo quan trắc môi trường lao động mới nhất

Mẫu báo cáo quan trắc môi trường là tài liệu thể hiện kết quả đo lường, phân...

Quy định về quan trắc môi trường lao động mới nhất 2025

Quan trắc môi trường lao động là quá trình đánh giá định kỳ và có hệ thống...

Hướng dẫn lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đúng chuẩn 2025

Theo Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT, hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là...

Thử nghiệm dây đai an toàn | Căn cứ cấp chứng nhận hợp quy

Thử nghiệm dây đai an toàn là quá trình kiểm tra thuật bắt buộc nhằm đánh giá...