Trình tự & Thủ tục kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu là công tác bắt buộc khi nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa có yêu cầu kiểm tra, gọi là danh mục hàng hóa nhóm 2. Vậy điều kiện đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

 

1. Điều kiện để hàng nhóm 2 được nhập khẩu?

Tại Khoản 2 Điều 34 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định: “Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận…”

Khoản 4 Điều 34 quy định: ”Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27, trình tự, thủ tục quy định tại Điều 35 của Luật này.”

Trong đó,

Theo khoản 2 Điều 27: "Kiểm tra chất lượng hàng hoá trong nhập khẩu, lưu thông trên thị trường bao gồm các nội dung sau đây:

a) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hoá, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hoá cần kiểm tra;

b) Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết."

Theo quy định tại Điều 35: "cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục...".

Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu là thủ tục bắt buộc để sản phẩm được thông quan hợp pháp

Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu là thủ tục bắt buộc để sản phẩm được thông quan hợp pháp

2. Hồ sơ kiểm tra chất lượng nhập khẩu bao gồm những gì?

- Bước 1: Tại Vinacontrol CE, doanh nghiệp gửi yêu cầu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, Vinacontrol CE sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký của người nhập khẩu. Bao gồm bản đăng ký kiểm tra chất lượng, bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực, tài liệu kỹ thuật khác liên quan, bản sao hợp đồng mua bán và danh mục hàng hóa kèm theo hợp đồng:

  • Hợp đồng nhập khẩu (Contract);
  • Bản liệt kê hàng hóa (Packing List);
  • Hóa đơn (Invoice);
  • Vận đơn (B/L);
  • Các chứng thư chất lượng;
  • Bản giới thiệu, thuyết minh, các tài liệu kỹ thuật theo yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm tra.

kiem-tra-chat-luong-hang-nhap-khau-vnce

Mọi câu hỏi hay yêu cầu dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ miễn phí.

- Bước 2: Xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra ngay khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu;

- Bước 3: Tiến hành kiểm tra sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu theo các nội dung sau đây:

  • Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra;
  • Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.

- Bước 4: Vinacontrol CE thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu, xác nhận hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu chất lượng để được làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan.

 

3. Nếu hàng hóa vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng nhập khẩu xử lý như thế nào?

  • Hàng hóa có giấy chứng nhận kết quả đánh giá sự phù hợp nhưng không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa yêu cầu người nhập khẩu khắc phục trước khi xác nhận để làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan.
  • Trường hợp hàng hóa đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa nhưng không có giấy chứng nhận kết quả đánh giá sự phù hợp thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa yêu cầu người nhập khẩu lựa chọn một trong số tổ chức giám định đã được chỉ định hoặc thừa nhận thực hiện việc đánh giá và cấp giấy chứng nhận nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất.
  • Trong trường hợp kết quả thử nghiệm, giám định chất lượng hàng hóa xác định hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm yêu cầu quản lý chất lượng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế hàng hóa, đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý và người nhập khẩu biết để thực hiện.
  • Hàng hóa nhập khẩu sau khi được thông quan được phép lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

kiem-tra-chat-luong-hang-nhap-khau-vnce

Vinacontrol CE được có đầy đủ năng lực thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu

 

►►Xem thêm: Thông tin về các mặt hàng nhập khẩu nhiều doanh nghiệp quan tâm:

   ♦ Kiểm tra chất lượng Giấy vệ sinh, khăn giấy nhập khẩu/ Khăn giấy, giấy vệ sinh nhập khẩu

   ♦ Kiểm tra chất lượng thiết bị an toàn nhập khẩu 

   ♦ Kiểm tra chất lượng Thanh nhôm định hình nhập khẩu

   ♦ Kiểm tra chất lượng Kính xây dựng nhập khẩu

   ♦ Kiểm tra chất lượng  Sơn tường dạng nhũ tương nhập khẩu

 

Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu là một thủ tục bắt buộc đối với những hàng hóa thuộc danh mục theo quy định. Mong rằng những chia sẻ về về khái niệm và thủ tục thực hiện đối với những mặt hàng theo quy định sẽ hữu ích với bạn. Quý khách hàng có bất cứ câu hỏi hay yêu cầu dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083, email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...