Quy định về quan trắc môi trường xung quanh | Vinacontrol CE

Các vấn đề về môi trường luôn là yếu tố mà các cơ quan nhà nước và người dân quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, hiện nay đa phần các hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đều có phát sinh chất thải nguy hại ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh. 

Vì thế để bảo vệ môi trường cũng như tránh bị xử phạt từ cơ quan chức năng thì chủ doanh nghiệp đầu tư, chủ đơn vị sản xuất kinh doanh cần phải tiến hành lập một số loại hồ sơ môi trường trước và sau khi đi vào hoạt động, hoạt động đó yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động quan trắc môi trường.

 

1. Quan trắc môi trường xung quanh là gì?

Quan trắc môi trường xung quanh là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.

Đây cũng là phương thức để doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường, cũng như bảo đảm quyền lợi của chính công ty.

Tùy vào quy mô, diện tích, đặc trưng của ngành nghề sản xuất mà ta phải quan trắc các yếu tố sau:

  • Quan trắc chất lượng không khí (không khí xung quanh, không khí khu vực sản xuất);
  • Quan trắc chất lượng nước;
  • Quan trắc chất lượng môi trường đất.

 

Quan trắc môi trường - Dịch vụ Vinacontrol CE

Quan trắc viên Vinacontrol CE đang thực hiện quan trắc môi trường cho doanh nghiệp

2. Quy định liên quan đến hoạt động quan trắc môi trường xung quanh?

Dưới dây là những quy định, quy phạm pháp luật về hoạt động quan trắc môi trường xung quanh:

  • Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13;
  • Nghị định 40/2019/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường (có sửa đổi Nghị định 18/2015/NĐ-CP);
  • Thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;
  • Thông tư 31/2016/TT-BTNMT về Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ;
  • Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về Báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.

 

Theo Thông tư 24/2017/TT-BTNMT, hoạt động quan trắc môi trường xung quanh được diễn ra với tần suất như sau:

  • Môi trường không khí: 06 lần/năm, 02 tháng/lần;
  • Môi trường nước mặt: 06 lần/năm, 02 tháng/lần;
  • Môi trường nước ngầm, nước thải: 04 lần/năm, 03 tháng/lần;
  • Môi trường đất: 01 lần/năm.

Ngoài ra, Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với những doanh nghiệp không tuân thủ.

Xem thêm: Điều cần biết khi thực hiện quan trắc môi trường lao động 

3. Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường xung quanh 

Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường số 2859/QĐ-BTNMT Về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Chỉ định: Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) có đầy đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014, với mã số VIMCERTS 257. Vinacontrol CE cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường xung quanh, quan trắc môi trường lao động tới khách hàng với năng lực thực hiện và sự hỗ trợ tốt nhất.

 

Quý khách hàng có nhu cầu quan trắc môi trường xung quanh, vui lòng liên hệ Vinacontrol CE hotline 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại yêu cầu tại đây để được tư vẫn hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...