QS là gì? Hướng dẫn Phân biệt QS với QA QC [Từ A-Z]

Xây dựng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, nhu cầu xây dựng dân dụng, công nghiệp và thương mại tăng lên nhanh chóng. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi một lượng lớn nhân sự chất lượng trong ngành và kỹ sư QS là một trong những nhân sự không thể thiếu.Vậy QS là gì? Quantity Surveyor là gì? Tại sao trong ngành xây dựng không thể thiếu vị trí QS? Dưới đây là những thông tin do Vinacontrol CE cung cấp để bạn đọc có thể tìm hiểu tốt nhất.

 

1. QS là gì?

QS là viết tắt của cụm từ Quantity Surveyor, có nghĩa là Kỹ sư dự toán. Vị trí này đảm bảo rằng các dự án xây dựng được thực hiện trong phạm vi ngân sách, thông qua việc tính toán, ước lượng chi phí, và quản lý các hợp đồng xây dựng.

Những người đảm trách vị trí này có khả năng làm việc cho nhà thầu xây dựng hoặc chủ dự án. Kỹ sư dự toán là một thành phần chuyên về dự toán khối lượng sẽ làm việc trực tiếp trên công trường hoặc trong phòng làm việc, phục vụ các giai đoạn chào thầu hay thanh toán.

Kỹ sư QS (Quantity Surveyor) là một phần công việc trong đảm bảo tiến độ xây dựng

Kỹ sư QS (Quantity Surveyor) là một phần công việc trong đảm bảo tiến độ xây dựng

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Tư vấn xây dựng quy trình chất lượng hiệu quả

2. Công việc của kỹ sư QS xây dựng

Công việc của người kỹ sư QS sẽ khác nhau tùy bộ phận làm việc. Cụ thể:

Khi làm việc trong Ban Quản lý dự án:

  • Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ dự toán do đơn vị tư vấn thiết kế lập trong giai đoạn thiết kế thi công công trình
  • Cung cấp các đầu mục khối lượng theo dự toán, chủng loại thiết bị vật tư… cho Phòng đấu thầu để tiến hành mời thầu
  • Tham gia tổ chức và phối hợp với các phòng ban khác để kiểm tra, xác nhận các công tác phát sinh trong giai đoạn thi công
  • Cập nhật, điều chỉnh khối lượng các hạng mục phát sinh vào hồ sơ dự toán của dự án
  • Kiểm tra bảng khối lượng nhà thầu gửi lên phục vụ công tác thanh quyết toán và bàn giao công trình

✍ Xem thêm: Huấn luyện an toàn lao động 6 nhóm | Cấp thẻ an toàn nhanh

Khi làm việc cho nhà thầu thi công:

  • Kiểm tra kỹ các điều khoản hợp đồng, các công việc thi công, đơn giá thi công trong dự toán hợp đồng với Chủ đầu tư.
  • Tập hợp các bản vẽ biện pháp thi công và thuyết minh bản vẽ thi công, thuyết minh an toàn do bộ phận kỹ thuật thực hiện.
  • Tập hợp, lập biên bản nghiệm thu công việc và biên bản nghiệm thu giai đoạn và biên bản bàn giao đưa vào sử dụng các hạng mục công trình.
  • Lập hồ sơ chất lượng, khối lượng các hạng mục công trình.
  • Kiểm soát tiến độ thực hiện theo hồ sơ chất lượng, khối lượng của gói thầu.
  • Làm việc với các bộ phận liên quan về hồ sơ chất lượng, khối lượng, thanh quyết toán công trình.
  • Làm việc với tư vấn giám sát, Ban quản lý dự án về hồ sơ chất lượng, khối lượng.
  • Tập hợp lập bản vẽ hoàn công theo các giai đoạn thanh toán và quyết toán.

 

Công việc của người kỹ sư QS

Công việc của người kỹ sư QS

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng | Uy tín - Tiết kiệm

3. Những yêu cầu cần có của một kỹ sư QS giỏi

QS là một mắt xích rất quan trọng trong một dự án. Để làm một QS giỏi cần có các yếu tố sau:

  • Nắm chắc kiến thức chuyên môn và kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ công việc, kỹ năng đọc bản vẽ tất cả các bộ môn: kiến trúc, kết cấu, điện nước, điều hòa thông gió, hoàn thiện…, và am hiểu tất cả các lĩnh vực đó.
  • Những kỹ năng cơ bản phải có: dùng tốt những ứng dụng trong ngành xây dựng ( Autocad, Excel, g8,… ) . bên cạnh đó phải có trong mình những kỹ năng mềm về giao tiếp và kết hợp làm việc nhóm hữu hiệu.
  • Công việc của QS đa phần là ngồi trên máy tính với bản vẽ Cad, bảng Excel và một số phần mềm dự toán nên yêu cầu người kỹ sư phải hiểu rõ và thuần thục sử dụng những công cụ, phần mềm này
  • Khối lượng công việc lớn, áp lực cao nên kỹ sư QS cần phải có đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và chịu được áp lực trong công việc. 
  • Hiểu về pháp luật và những quy định liên quan để có các giải pháp phù hợp khi làm việc với nhà thầu cũng như các bên liên quan. 
  • Hiểu rõ về Spec của Dự án để nhanh chóng phát hiện ra các lỗi của nhà thầu hay các phòng ban khác khi đề xuất vật liệu không giống với các yêu cầu ghi trong Spec.
  • Nắm được tiến độ và các thay đổi phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
  • Ngoài ra, muốn tạo nên một QS thành công cá nhân mỗi kỹ sư QS còn cần có tính tỉ mẫn trong tính cách cùng ý thức trách nhiệm, làm việc cao. Tự tìm kiếm các tài liệu riêng của kỹ sư QS để học tập. Một điều phải có ở các nhân viên QS là cần có thể lực tốt, mẫn cán, ham học hỏi, tiếp thu cùng năng lực làm việc độc lập dưới sức ép cao.

 

QS là một mắt xích rất quan trọng trong một dự án

QS là một mắt xích rất quan trọng trong một dự án

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy đồ bảo hộ lao động | Hỗ trợ thủ tục nhanh

4. Phân biệt QS với QA QC

 

QS

QA/QC

Khái niệm

QS (Quantity Surveyor) là chuyên gia trong lĩnh vực định lượng và ước lượng chi phí cho các dự án xây dựng

QA QC (Quality Assurance and Quality Control) là một khái niệm liên quan đến việc đảm bảo chất lượng trong các dự án xây dựng, sản xuất và các ngành công nghiệp khác

Nhiệm vụ chính

Nhiệm vụ chính của QS là định lượng các yếu tố xây dựng, tính toán và ước lượng chi phí, quản lý hợp đồng và chi phí dự án.

 

  • QA (Quality Assurance) đề cập đến các hoạt động được thực hiện để đảm bảo rằng quy trình và tiêu chuẩn chất lượng được thiết lập và tuân thủ.
  • QC (Quality Control) tập trung vào việc kiểm soát chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, xác định các lỗi và thiếu sót để sửa chữa và đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng các yêu cầu chất lượng.

Mục tiêu

QS chủ yếu tập trung vào việc định lượng và ước lượng chi phí trong xây dựng.

QA QC tập trung vào việc đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.

 

Tuy hai vai trò này có mục tiêu khác nhau, nhưng cả QS và QA QC đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và đảm bảo sự thành công của các dự án. Trên đây là những thông tin về nghề, công việc và các yêu cầu đối với một QS. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV | Hỗ trợ từ A-Z

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV là quá trình đánh giá và xác nhận hiệu suất,...

Hiệu chuẩn máy quang phổ | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Hiệu chuẩn máy quang phổ là quá trình kiểm tra, điều chỉnh và đưa thiết bị về...

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng | An toàn – Hiệu quả

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng là hoạt động kiểm tra, đo lường lường...

Hiệu chuẩn máy đo độ pH | Quy trình từ A-Z

Hiệu chuẩn máy đo pH là quá trình thao tác kỹ thuật nhằm xác định, thiết lập...

Kiểm định tời tay có tải | Uy tín – Chất lượng

Kiểm định tời tay có tải là quy trình kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động...

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...