Phương thức chứng nhận hợp quy sản phẩm hàng hóa

Bất kể sản phẩm hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường cần phải công bố chất lượng sản phẩm. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần thực hiện chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy cho sản phẩm đấy. Mỗi sản phẩm, hàng hóa đều có các tiêu chuẩn và quy chuẩn riêng cho từng mặt hàng. Bài viết này giới thiệu về các phương thức chứng nhận hợp quy và hợp chuẩn mà các tổ chức cần nắm rõ.

 

1. Phương thức chứng nhận hợp quy hàng hóa

  • Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
  • Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
  • Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
  • Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
  • Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Phương thức chứng nhận hợp quy hàng hóa

Tìm hiểu về phương thức chứng nhận hợp quy hàng hóa 

✍ Xem thêm: Danh mục sản phẩm vật liệu xây dựng cần thực hiện chứng nhận hợp quy

Thông thường tại Việt Nam, phương thức 5 và phương thức 7 là được sử dụng phổ biến nhất. Phương thức 5 được áp dụng cho sản phẩm/ hàng hóa nội địa được sản xuất trong nước. Còn phương thức 7 được áp dụng cho hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Đối với các sản phẩm nhập khẩu có số lượng nhiều, mỗi lần nhập khẩu lại tiến hành đánh giá gây tốn kém thì bên cạnh việc thử nghiệm, đánh giá theo lô sản phẩm, hàng hóa thì có thể thực hiện đánh giá tại nguồn (tức là thành lập đoàn đánh giá sang nơi sản xuất để cấp giấy chứng nhận đăng ký tại nguồn).

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy Vinacontrol CE cấp

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy Vinacontrol CE cấp theo phương thức 1

    ✍ Xem thêm: Phân biệt công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy 

2.Tìm hiểu về chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn

2.1 Chứng nhận hợp chuẩn

Chứng nhận hợp chuẩn: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng(TCVN). Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.

2.2 Chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng(QCVN). Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

2.3 Đối tượng chứng nhận 

Đối tượng chứng nhận: là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định. Những đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.

Mấu chứng chỉ hợp chuẩn theo phương thức 5 tại Vinacontrol CE

Mấu chứng chỉ hợp chuẩn theo phương thức 5 tại Vinacontrol CE

      ✍ Xem thêm: Tìm hiểu trình tự các bước đưa 1 sản phẩm mới lưu hành thị trường

3.Vì sao nên chọn Vinacontrol CE là đối tác chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn?

Vinacontrol CE là tổ chức chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn hàng đầu Việt Nam, công ty có đủ năng lực cả về chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy. Với sự tôn trọng tuyệt đối tính công bằng, Vinacontrol CE cung cấp dịch vụ chứng nhận tự nguyện hoặc bắt buộc trên nhiều lĩnh vực phù hợp với mọi sản phẩm, dịch vụ đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp trên con đường hội nhập phát triển. 

  • Vinacontrol CE được các chức như Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Bộ Khoa Học Công Nghệ, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thông chỉ định chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy;

  • Đội ngũ chuyên gia có chuyên môn kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm đánh giá, cùng với hệ thống phòng thí nghiệm hợp chuẩn quốc gia;
  • Vinacontrol CE là tổ chức duy nhất cung cấp đầy đủ cho khách hàng các nhóm dịch vụ cần thiết khác để có thể đưa thiết bị vào sử dụng, mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp, các dịch vụ như: Kiểm định an toàn, Kiểm tra chất lượng (đối với hàng nhập khẩu), Giám định, Chứng nhận hệ thống quản lý ISO, Đào tạo An toàn lao động,...;
  • Hệ thống văn phòng trên khắp cả nước, đặt tại hầu hết các cửa cảng nên Vinacontrol CE luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp cần kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu;

 

Quý khách có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận hợp quy hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083, email: vnce@vnce.vn  hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ.

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...