Kiểm toán năng lượng - biện pháp tiết kiệm năng lượng

Quý doanh nghiệp cần tư vấn Kiểm toán năng lượng, liên hệ hotline miễn phí cước 1800.6083, email vnce@vnce.vn để Vinacontrol CE được hỗ trợ khách hàng tốt nhất.

 

Năng lượng là một trong những nhu cầu thiết yếu đối với sinh hoạt của con người và cũng chính là yếu tố đầu vào không thể thiếu của nhiều ngành kinh tế. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Tuy nhiên, những nguồn năng lượng từ các loại nhiên liệu truyền thống như dầu thô, than đá, khí tự nhiên,... đang dần cạn kiệt. Theo dự báo, với tốc độ gia tăng mức khai thác các dạng năng lượng như hiện nay thì đến cuối thế kỷ XXI, có khả năng các nguồn năng lượng ở Việt Nam sẽ trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó, thiết bị công nghệ cũ, lạc hậu và sử dụng năng lượng chưa hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải... của nước ta còn rất lớn. Vì vậy, việc thực hiện tiết kiệm năng lượng là vô cùng cần thiết và cấp bách.

Dịch vụ kiểm toán năng lượng của Vinacontrol CE

Vinacontrl CE cung cấp dịch vụ Kiểm toán năng lượng. Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.

Để thực hiện chiến lược tiết kiệm năng lượng, nhà nước đã ban hành:

  • Luật số 50/2010/QH12 ngày 17/06/2010 về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”;
  • Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/03/2011 của Chính phủ “Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”;
  • Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”;
  • Quyết định số 68/2011/QĐ-TTg ngấy 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ “Ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm đối với cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước”....

Kiểm toán năng lượng là yêu cầu bắt buộc của Nhà nước đối với một số doanh nghiệp

Kiểm toán năng lượng là yêu cầu bắt buộc của Nhà nước đối với nhiều doanh nghiệp

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?

Kiểm toán năng lượng là hoạt động kiểm tra, khảo sát và phân tích các dòng năng lượng cho bảo tồn năng lượng trong một tòa nhà, một quá trình, hoặc hệ thống để giảm số lượng đầu vào năng lượng vào hệ thống mà không ảnh hưởng xấu đến đầu ra.

Công việc của kiểm toán năng lượng bao gồm: Đo kiểm xác định định mức tiêu thụ năng lượng hiện tại của nhà máy, trong quá trình kiểm toán năng lượng sẽ tìm thấy những cơ hội tiết kiệm năng lượng, từ đó giúp cho Doanh nghiệp nhận biết được những cơ hội đầu tư nhằm sử dụng tối ưu hoá năng lượng giúp giảm chi phí giá thành đầu vào cho sản phẩm từ đó tăng tính cạnh tranh của công ty.

Mục đích của kiểm toán năng lượng đối với doanh nghiệp

MỤC ĐÍCH CỦA KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG

  • Đánh giá được tình hình sử dụng năng lượng cùa các cơ quan, đơn vị. Biết được những vị trí sử dụng năng lượng đang tiết kiệm, những vị trí sử dụng năng lượng chưa tốt, còn lãng phí. Nhận biết được các cơ hội bảo tồn năng lượng và tiết kiệm chi phí dựa trên thực trạng hoạt động tiêu thụ năng lượng;
  • Đưa ra các cơ hội và giải pháp tiết kiệm năng lượng với mức độ ưu tiên, đánh giá được những tác động cùa các giải pháp tiết kiệm năng lượng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và những tác động tới môi trường;
  • Giảm chi phí năng lượng và tăng cường nhận thức về tiết kiệm và sử dụng năng lượng trong cơ quan, đơn vị;
  • Xác định được khuynh hướng tiêu thụ năng lượng và nguy cơ hiện tại, tiềm ẩn thông qua đánh giá chi tiết các hệ thống, thiết bị như: Động cơ, bơm, hệ thống điệu hòa,...

Chính vì vậy, kiểm toán năng lượng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản khi phí không hề nhỏ cũng như đưa ra được những kế hoạch triển khai phù hợp, sát với thực tế và tránh được những tổn phí không đáng có.

 

Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp có mức tiêu thụ điện năng lớn là không nhỏ, để được tư vấn cụ thể, rõ ràng hơn về hoạt động kiểm toán năng lượng, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc chat với chúng tôi để được tư vẫn hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...