Kiểm nghiệm phân bón | Cần thử nghiệm những chỉ tiêu nào?

Việt Nam là nước đang phát triển mà trong đó ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng tương đối cao. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các loại phân bón không chỉ đòi hỏi nhiều về mặt số lượng, đa dạng về chủng loại mà còn phải đảm bảo chất lượng để sử dụng có hiệu quả đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các loại phân bón muốn được cấp phép lưu hành phải có hàm lượng các chất chính (các chỉ tiêu chất lượng) và các yếu tố hạn chế đáp ứng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNNPTNT đối với từng loại phân bón tương ứng. Theo đó, hoạt động kiểm nghiệm phân bón cho phép cá nhân tổ chức đáp ứng được các yêu cầu trên.

 

1. Kiểm nghiệm phân bón

Kiểm nghiệm phân bón hay thử nghiệm phân bón là hoạt động thí nghiệm được tiến hành dưới phương pháp thử phù hợp nhằm xác định, kiểm tra thành phần, hàm lượng các chất trong phân bón dựa trên các chỉ tiêu chất lượng tại Quy chuẩn kỹ thuật do Nhà nước ban hành và yêu cầu áp dụng. Qua đó, cá nhân tổ chức có được các thông tin chỉ tiêu chính xác để phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước cũng như các nhu cầu thực tế khác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Thông thường các chỉ tiêu thử nghiệm phân bón sẽ bao gồm các chỉ tiêu về: Độ ẩm (đối với phân bón dạng rắn); pHH2O; Xác định hàm lượng Biuret; Xác định hoàm lượng Ca (hoặc CaO); Xác định hàm lượng Mg (hoặc MgO); Xác định hàm lượng Fe; Xác định hàm lượng Cu; Xác định hàm lượng Zn; Xác định hàm lượng Mn; Xác định hàm lượng Pb; Xác định hàm lượng Cd; Vi sinh vật phân giải phốt pho khó tan; Vi khuẩn E.coli; Vi khuẩn Salmonella.

Kiểm nghiệm phân bón hay thử nghiệm phân bón là hoạt động thí nghiệm nhằm xác định hàm lượng các chất

Kiểm nghiệm phân bón hay thử nghiệm phân bón là hoạt động thí nghiệm nhằm xác định hàm lượng các chất 

2. Đối tượng kiểm nghiệm phân bón

  • Các loại phân bón trừ phân Urê, DAP, phân bón hỗn hợp
  • Các loại phân bón dạng rắn
  • Phân Urê không màu (hạt đục, hạt trong)
  • Các loại phân bón có hàm lượng Ca không lớn hơn 5%
  • Các loại phân bón có hàm lượng Mg không lớn hơn 5%
  • Các loại phân bón

✍  Xem thêm: Chứng nhận hợp quy phân bón | Thủ tục mới nhất 

3. Tại sao cần kiểm nghiệm phân bón?

  • Đảm bảo chất lượng phân bón theo quy định pháp luật;
  • Hạn chế những nguy hại về hệ sinh thái, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, năng suất và chất lượng sản phẩm giảm sút;
  • Là cơ sở để nhà sản xuất đưa ra hướng dẫn sử dụng và những khuyến cáo hợp lý cho người tiêu dùng;
  • Cập nhật các thông tin về hàm lượng để và cách sử dụng phù hợp nhất cho từng loại cây trồng và từng điều kiện thổ nhưỡng. Từ đó có hướng phát triển sản phẩm phù hợp;
  • Phục vụ cho hoạt động kiểm soát chất lượng của cơ quan quản lý Nhà nước;
  • Được đối tác, khách hàng công nhận, tin dùng và lưu thông thuận lợi tại các thị trường trong và ngoài nước.

 

Bà con tin dùng các sản phẩm phân bón đã được kiểm nghiệm đạt chuẩn

Bà con tin dùng các sản phẩm phân bón đã được kiểm nghiệm đạt chuẩn 

4. Các phép thử được chỉ định cho kiểm nghiệm phân bón

Dưới đây là các phép thử và các chỉ tiêu thử nghiệm tương ứng với từng loại phân bón.

STT

Tên chỉ tiêu thử nghiệm

Đối tượng phương pháp thử

Phương pháp thử được chỉ định

1

Độ ẩm (đối với phân bón dạng rắn

Các loại phân bón trừ phân Urê, DAP, phân bón hỗn hợp

TCVN 9297:2012

2

pHH2O

Các loại phân bón dạng rắn

Ref. TCVN 5979:2007

3

Xác định hàm lượng Biuret

Phân Urê không màu (hạt đục, hạt trong)

TCVN 2620:2014

4

Xác định hoàm lượng Ca (hoặc CaO)

Các loại phân bón có hàm lượng Ca không lớn hơn 5%

TCVN 9284:2018

5

Xác định hàm lượng Mg (hoặc MgO)

Các loại phân bón có hàm lượng Mg không lớn hơn 5%

TCVN 9285:2018

6

Xác định hàm lượng Fe

Các loại phân bón

TCVN 9283:2018

7

Xác định hàm lượng Cu

Các loại phân bón

TCVN 9286:2018

8

Xác định hàm lượng Zn

Các loại phân bón

TCVN 9289:2012

9

Xác định hàm lượng Mn

Các loại phân bón

TCVN 9288:2012

10

Xác định hàm lượng Pb

Các loại phân bón

TCVN 9290:2018

(GF-AAS)

11

Xác định hàm lượng Cd

Các loại phân bón

TCVN 9291:2018

(GF-AAS)

12

Vi sinh vật phân giải phốt pho khó tan

Các loại phân bón

TCVN 6167:1996

13

Vi khuẩn E.coli

Các loại phân bón

REF: 6846:2017

14

Vi khuẩn Salmonella

Các loại phân bón

Ref. TCVN 10780-1:2017

✍  Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Hỗ trợ toàn bộ quy trình chất lượng tại doanh nghiệp

5. Hướng dẫn quy trình thực hiện thử nghiệm phân bón

► Bước 1: Cá nhân, tổ chức liên hệ và đăng ký thử nghiệm phân bón tại đơn vị thử nghiệm uy tín.

►Bước 2: Cung cấp mẫu sản phẩm

Mẫu cần được đựng trong bao bì kín và có nhãn mác (càng tốt) và được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp;Lượng mẫu cần thiết và tối thiểu trung bình tầm: 100 – 200 gam/ mẫu tuỳ lượng mẫu, để việc lưu mẫu thuận tiện (1 tháng) thì quý khách nên gửi thêm tầm 100 gam/ mẫu.

Cung cấp các thông tin người gửi hoặc  đơn vị gửi mẫu, Địa chỉ của người gửi mẫu, Số điện thoại liên hệ.

►Bước 3: Thử nghiệm mẫu

Thời gian thử nghiệm thông thường là: 05 – 07 ngày làm việc, tuỳ theo chỉ tiêu được yêu cầu và khoảng thời gian khách hàng gửi mẫu.

►Bước 4: Trả kết quả

Nhận phiếu hẹn và đến ngày hẹn để lấy kết quả kiểm nghiệm phân bón.

Đảm bảo chất lượng phân bón theo quy định pháp luật với hoạt động thử nghiệm

Đảm bảo chất lượng phân bón theo quy định pháp luật với hoạt động thử nghiệm

 

Trên đây là các thông tin về hoạt động kiểm nghiệm phân bón. Phòng thí nghiệm của chúng tôi có trang bị các thiết bị hiện đại và đồng bộ: hệ thống quang phổ phát xạ plasma cao tần cảm ứng (ICP-OES), hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, hệ thống tinh chế acid siêu tinh khiết, hệ lò vi sóng phá mẫu,… Cam kết đáp ứng nhu cầu thử nghiệm chính xác, đảm bảo, nhanh chóng cho Quý đối tác, khách hàng trên toàn quốc. Mọi yêu cầu về dịch vụ thử nghiệm, Quý khách hàng hãy liên hệ Vinacontrol CE qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV | Hỗ trợ từ A-Z

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV là quá trình đánh giá và xác nhận hiệu suất,...

Hiệu chuẩn máy quang phổ | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Hiệu chuẩn máy quang phổ là quá trình kiểm tra, điều chỉnh và đưa thiết bị về...

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng | An toàn – Hiệu quả

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng là hoạt động kiểm tra, đo lường lường...

Hiệu chuẩn máy đo độ pH | Quy trình từ A-Z

Hiệu chuẩn máy đo pH là quá trình thao tác kỹ thuật nhằm xác định, thiết lập...

Kiểm định tời tay có tải | Uy tín – Chất lượng

Kiểm định tời tay có tải là quy trình kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động...

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...