Kiểm định máy thở và Kiểm định máy gây mê kèm thở

Hiện nay, yêu cầu kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế đã và đang được áp dụng cơ sở y tế, đơn vị sử dụng thiết bị y tế.… Trong đó, máy thở và máy gây mê kèm thở dùng trong y tế có yêu cầu bắt buộc kiểm định. Dưới đây là một số thông tin về hoạt động kiểm định máy gây mê kèm thở và máy thở Quý đơn vị có thể tìm hiểu và nghiên cứu cụ thế nhất.

 

1. Khi nào cần tiến hành kiểm định máy gây mê kèm thở?

Quy định kiểm định thiết bị y tế áp dụng cho:

  • Kiểm định ban đầu (sau lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng);
  • Kiểm định định kỳ;
  • Kiểm định sau sửa chữa lớn.

 

► Máy thở

Máy thở là thiết bị hỗ trợ bệnh nhân về thông khí, cung cấp oxy và khí thở cho bệnh nhân.

Vinacontrol CE kiểm định máy thở

Liên hệ Vinacontrol CE kiểm định máy thở

► Máy gây mê kèm thở

Máy gây mê kèm thở là thiết bị hỗ trợ bệnh nhân về thống khí, cung cấp oxy và khó thở cho bệnh nhân kèm khí mê.

Vinacontrol CE kiểm định máy gây mê kèm thở

Liên hệ Vinacontrol CE kiểm định máy gây mê kèm thở

2. Quy trình kiểm định máy gây mê kèm thở theo Quyết định 3236/QĐ-BYT

Quy trình kiểm định máy thở và máy gây mê kèm thở tuân thủ theo Quy trình kiểm định cho hai thiết bị này đã được quy định.

Quy trình kiểm định thiết bị y tế

Lưu đồ quy trình kiểm định máy thở, máy gây mê kèm thở

Nội dung kiểm định an toàn và tính năng kỹ thuật của máy thở và máy gây mê kèm thở

- Kiểm định chung:

  • Kiểm định danh mục hồ sơ;
  • Kiểm định bên ngoài.

- Kiểm định an toàn:

  • Kiểm định an toàn điện;
  • Kiểm định các chức năng cảnh báo.

- Kiểm định tính năng kỹ thuật;

  • Kiểm định chế độ tự kiểm tra;
  • Kiểm định độ chính xác của các thông số máy thở;
  • Kiểm định độ chính xác của các thống số khí mê (đối với máy gây mê kèm thở).

 

3. Cơ sở sử dụng thiết bị y tế cần chuẩn bị hồ sơ gì trước khi kiểm định?

Đối với kiểm định ban đầu (đối với thiết bị mới lần đầu đưa vào sử dụng):

  • Số lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu;
  • Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị và hướng dẫn sửa chữa, bảo dưỡng (bằng tiếng Anh và tiếng Việt);
  • Chứng nhận xuất xứ (CO), chứng nhận chất lượng (CQ);
  • Sổ theo dõi sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng.

Đối với kiểm định định kỳ và kiểm định sau sửa chữa lớn:

  • Sổ theo dõi sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng;
  • Kết quả kiểm định.

✍  Xem thêm: Kiểm định máy chạy thận nhân tạo | Quản lý trang thiết bị y tế

4. Cấp kết quả kiểm định máy gây mê kèm thở 

Máy thở, máy gây mê kèm thở sau khi kiểm định, nếu thuộc trường hợp:

1. Kết quả kiểm định “Đạt” theo quy định: tổ chức kiểm định dán tem kiểm định cho thiết bị và cấp Giấy chứng nhận kiểm định;

2. Kết quả kiểm định “Không đạt”: Nghị định 98/2021/NĐ-CP đã quy định.

- Trường hợp TTBYT có kết quả kiểm định trước khi đưa vào sử dụng không đạt:

  • Cơ sở y tế không được tiếp nhận, sử dụng TTBYT;
  • Tổ chức kiểm định gửi văn bản thông báo kết quả kiểm định không đạt về Bộ Y tế;
  • Trường hợp có 03 TTBYT trong cùng một lô có kết quả kiểm định không đạt về an toàn và tính năng, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu các chủ sở hữu số đăng ký lưu hành báo cáo số lượng trang thiết bị y tế đang lưu thông trên thị trường và đang sử dụng tại cơ sở y tế.
  • Căn cứ kết kết quả báo cáo, Bộ Y tế sẽ quyết định việc kiểm định lại, số lượng mẫu kiểm định lại hoặc tạm dừng sử dụng TTBYT.
  • Căn cứ kết quả kiểm định lại, Bộ Y tế sẽ quyết định việc tiếp tục kiểm định lại, bổ sung số lượng mẫu thực hiện kiểm định lại hoặc đề nghị các chủ sở hữu số đăng ký lưu hành thu hồi toàn bộ TTBYT trong lô đó,
  • Trường hợp có 03 lô TTBYT bị thu hồi trong thời hạn có hiệu lực của số lưu hành thì thu hồi số đăng ký lưu hành đối với TTBYT đó, Các TTBYT đã được sử dụng tại các cơ sở y tế trước thời điểm có quyết định thu hồi số lưu hành vẫn tiếp tục được sử dụng nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu.

- Trường hợp TTBYT có kết quả kiểm định định kỳ, kiểm định sau sửa chữa lớn không đạt:

  • Cơ sở y tế không được tiếp tục sử dụng TTBYT;
  • Xóa bỏ dấu hiệu tình trạng kiểm định cũ;
  • Phối hợp cùng chủ sở hữu số lưu hành trong việc tiến hành các biện pháp khắc phụ và thực hiện kiểm định lại;
  • Chỉ được sử dụng trang thiết bị khi có kết quả kiểm định đạt yêu cầu.

Quy trình kiểm định TTBYT Vinacontrol CE

Quy trình kiểm định thiết bị y tế tại Vinacontrol CE

5. Đơn vị uy tín nào để thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, kiểm tra máy gây mê kèm thở?

Vinacontrol CE là một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế. Chúng tôi đã được thừa nhận và cấp phép kiểm định nhiều loại trang thiết bị y tế khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng của khách hàng.

  • Vinacontrol CE có đầy đủ chuyên gia, kiểm định viên lành nghề và am hiểu trang thiết bị y tế, luôn đặt độ an toàn và chính xác lên hàng đầu.
  • Chi phí kiểm định trang thiết bị y tế của Vinacontrol hợp lý, thời gian kiểm định nhanh chóng nhất.
  • Chi nhánh văn phòng trên toàn quốc với 04 văn phòng lớn tại Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh - Kiểm định toàn quốc.

 

Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay yêu cầu về kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế, liên hệ hotline 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc chat ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

Tin khác

Chứng nhận hợp quy Xi măng Poóc lăng | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Chứng nhận hợp quy xi măng Poóc lăng là quá trình tổ chức chứng nhận được chỉ...

Chứng nhận hợp chuẩn gạch xi măng lát nền TCVN 6065:1995

Chứng nhận hợp chuẩn gạch xi măng lát nền theo TCVN 6065:1995 là quá trình...

Chứng nhận hợp quy ván ghép thanh | Hướng dẫn theo QCVN 16:2023/BXD

Chứng nhận hợp quy ván ghép thanh là quá trình đánh giá, kiểm tra và cấp...

Chứng nhận hợp quy thuốc thú y | 05 nội dung cần biết

Chứng nhận hợp quy thuốc thú y là hoạt động cấp chứng chỉ xác nhận chất...

Thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh năm 2025 | Hướng dẫn chi tiết

Nhằm giúp doanh nghiệp nhập khẩu đúng quy định pháp luật, bài viết này sẽ...

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại nước ngoài theo TT 10/2024/TT-BXD

Cập nhật quy định mới về chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại nước ngoài...

Hướng dẫn lập báo cáo tình hình sử dụng năng lượng năm 2025

Báo cáo tình hình sử dụng năng lượng là trách nhiệm pháp lý của các cơ sở sử...

Cơ chế CBAM là gì? Cơ chế điểu chỉnh biên giới Carbon

Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) là một chính sách của Liên minh...

Chứng nhận hợp chuẩn kính dán an toàn nhiều lớp | Hỗ trợ toàn quốc

Chứng nhận hợp chuẩn kính dán an toàn nhiều lớp theo TCVN 7364-1:6:2018 là...

Chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát tại Ấn Độ | Tư vấn từ A-Z

Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu vật liệu xây dựng từ Ấn Độ cần phải thực...