Kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí y tế | Hỗ trợ thực hiện trên toàn quốc

Theo quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí y tế là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức y tế, bệnh viện và trung tâm thăm khám chữa bệnh trên toàn quốc.

 

1. Kiểm định hệ thống dẫn khí y tế là gì?

Kiểm định an toàn hệ thống dẫn khí y tế là quá trình kiểm tra và đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của hệ thống dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa vào sử dụng hệ thống.

Hệ thống đường ống dẫn khí y tế là hệ thống đường ống bắt đầu từ sau van khóa đầu nguồn đến các khối đầu nối mà tại điểm cuối này có thể yêu cầu khí y tế hoặc chân không để sử dụng bao gồm cả phụ kiện đường ống như: các loại van khóa, van 01 chiều, van chặn lửa tạt lại, van điều áp, van an toàn, van xả nước ngưng, xả khí tạp, thiết bị đo kiểm, báo động, khối đầu nối và các phụ kiện khác.

Hệ thống khí y tế cần phải kiểm định bao gồm:

  • Kiểm định Hệ thống đường ống dẫn khí oxy ( Giàu oxy).
  • Kiểm định Đường ống dẫn khí nén ( để thở).
  • Kiểm định Đường ống chân không.
  • Kiểm định Các hệ thống khí dùng trong y tế ( khí gây mê, hỗn hợp khí oxy và giàu oxy, khí dùng để điều khiển).

 

Hệ thống dẫn khí y tế tại bện viện do Vinacontrol CE kiểm định 

Hệ thống dẫn khí y tế tại bện viện do Vinacontrol CE kiểm định 

✍ Xem thêm: Kiểm định thiết bị chụp cắt lớp vi tính  | Hỗ trợ toàn quốc

2. Vì sao cần phải kiểm định đường ống dẫn khí y tế?

  • Theo yêu cầu của quy định pháp luật, hệ thống đường ống khí y tế thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Các tổ chức, cá nhân phải thực hiện kiểm định định kỳ theo đúng quy định khi sử dụng hệ thống;
  • Đảm bảo hệ thống được vận hành liên tục nhằm tăng hiệu suất;
  • Giảm hao hụt môi chất;
  • Ổn định áp suất khi vận hành;
  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và người vận hành.

 

Đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế với hoạt động kiểm định hệ thống ống dẫn khí y tế

Đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế với hoạt động kiểm định hệ thống ống dẫn khí y tế

✍ Xem thêm: Danh mục thiết bị y tế cần phải thực hiện kiểm định kỹ thuật

3. Quy định tiêu chuẩn và thời gian kiểm định ống dẫn khí?

3.1 Thời hạn kiểm định ống dẫn khí y tế

  • Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:

Đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống đường ống dẫn khí y tế theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

  • Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:

Đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống đường ống dẫn khí y tế theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

  • Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

Đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế theo các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

+ Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống đường ống dẫn khí y tế;

+ Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;

+ Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý: Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ của hệ thống đường ống là 03 năm. Đối với hệ thống đường ống đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm. Đối với hệ thống đường ống đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.

✍ Xem thêm: Kiểm định đường ống hơi nước nóng công nghiệp | Chi phí thấp - An toàn uy tín

3.2 Tiêu chuẩn kiểm định đường ống dẫn khí y tế 

  • QTKĐ 05:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế;
  • TCVN 8022-1:2009, Hệ thống đường ống khí y tế - Phần 1: Hệ thống đường ống cho khí nén y tế và chân không;
  • TCVN 7742:2007, Hệ thống làm giàu ôxy để sử dụng với hệ thống ống dẫn khí y tế;
  • TCVN6008:2010, Thiết bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

 

Giấy chứng nhận kết quả kiểm định Vinacontrol CE cấp cho đơn vị vận hành thiết bị

Giấy chứng nhận kết quả kiểm định khí y tếVinacontrol CE cấp cho đơn vị vận hành thiết bị y tế

✍ Xem thêm: Kiểm định van an toàn| Thông tin chi tiết

4. Để tiến hành kiểm định hệ thống dẫn khí y tế, cơ sở y tế cần chuẩn bị những gì?

Để công tác kiểm định được thực hiện thuận lợi, cơ sở y tế cần thống nhất kế hoạch kiểm định và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở. Chuẩn bị tất cả những giấy tờ, hồ sơ cần thiết liên quan đến nguồn gốc xuất xứ cũng như các thông số kỹ thuật của thiết bị và chuyển cho chuyên gia kiểm định của Vinacontrol CE nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành kiểm định.

  1. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu của hệ thống đường ống;
  2. Hệ thống đường ống phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;
  3. Cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.

Hỗ trợ công tác khám chữa bệnh với hệ thống dẫn khí y tế hiệu quả đã được kiểm định

Hỗ trợ công tác khám chữa bệnh với hệ thống dẫn khí y tế hiệu quả đã được kiểm định

Để đảm kết quả khám chữa bệnh tốt nhất, hệ thống đường ống dẫn khí y tế phải luôn trong trạng thái hoạt động tốt. Nhằm kiểm soát chất lượng hệ thống đường ống khí y tế, giúp tổ chức, cơ sở tuân thủ quy định pháp luật, Vinacontrol CE được chỉ định kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí. Vinacontrol CE có đầy đủ chuẩn đo lường, phương tiện thực hiện kiểm định, với đội ngũ kiểm định viên trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm sâu rộng, luôn đặt độ chính xác lên hàng đầu. Chúng tôi đã thực hiện kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí y tế tại nhiều bệnh viện, cơ sở y tế lớn trên toàn quốc.

Quý tổ chức, cơ sở có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu dịch vụ Kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí y tế hay Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại yêu cầu để được tư vấn, báo giá nhanh nhất.

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...