Kiểm định van an toàn | Các tiêu chuẩn áp dụng

Van an toàn (Safety valve) là một thiết bị thủy lực dùng để điều chỉnh áp suất trong ống dẫn hoặc bồn chứa khí hoặc chất lỏng. Van an toàn giữ vai trò quan trọng trong việc hoạt động của các hệ thống chịu áp như: bình, bồn, tank, hệ thống đường ống,… Do đó việc kiểm định van là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến hoạt động kiểm định van an toàn.

 

1. Kiểm định van an toàn là gì?

Kiểm định an toàn hệ thống van an toàn là quá trình kiểm tra và đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi đưa vào sử dụng. Hoạt động này là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng van an toàn. Van an toàn hoạt động theo định lý Becnulin và có nhiệm vụ chính là bảo vệ mạch thủy lực khỏi sự tăng áp vượt giá trị định mức (giá trị định mực được cài đặt sẵn). Trong quá trình làm việc, van an toàn luôn ở trạng thái đóng. Khi áp suất đầu vào của van vượt giá trị định mức, van an toàn mở ra cho phép một phần chất lỏng chảy qua van về thùng chứa.

Ảnh: Cấu tạo 1 loại van an toàn

Ảnh: Cấu tạo 1 loại van an toàn

Van an toàn có hai nhóm:

  1. Van an toàn tác động trực tiếp;
  2. Van an toàn tác động gián tiếp.

Cụ thể hơn, van an toàn gồm có 3 loại:

  1. Van an toàn kiểu lò xo;
  2. Van an toàn kiểu đối trọng;
  3. Van an toàn kiểu màng.

✍ Xem thêm: Kiểm định áp kế| Thông tin cần lưu ý

2. Phân biệt kiểm định van an toàn và các dịch vụ khác

Hiện nay chúng ta nghe nhiều đến các công việc kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh van an toàn. Vậy các công việc này có gì khác biệt và có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động sản xuất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu:

TT

Nội dung

Kiểm định

Hiệu chuẩn

Hiệu chỉnh

1

Khái niệm

Kiểm tra, đánh giá các thông số kỹ thuật của van an toàn có đạt mức an toàn cho phép hay không

Kiểm tra và lấy chuẩn lại sai số của van an toàn về ngưỡng sai số cho phép

Điều chỉnh, tác động vào van an toàn để giảm sai số hiện có của van an toàn

2

Tính bắt buộc

Bắc buộc theo quy định của Pháp luật

Không bắt buộc

Không bắt buộc

3

Thời điểm tiến hành

+ Trước khi đưa vào sử dụng sử dụng

+ Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng

+ Kiểm định bất thường sau sửa chữa hoặc theo quy định bảo dưỡng

Trong quá trình sử dụng

Trong quá trình sử dụng

4

Căn cứ thực hiện

Tuân thủ theo Quy trình kiểm định

So sánh với các chuẩn đã có

So sánh với các chuẩn đã có

5

Thời hạn

Van an toàn là phương tiện đo theo quy định cần kiểm định 1 năm 1 lần

Theo nhu cầu của người sử dụng

Theo nhu cầu của người sử dụng

✍ Xem thêm: Kiểm định Hệ thống đường ống dẫn khí | Hỗ trợ nhanh - Chi phí thấp

3. Tiêu chuẩn kiểm định van an toàn 

  • TCVN 7915-1:2009 (EN ISO 4126-1:2004): Thiết bị an toàn chống quá áp;
  • Các tiêu chuẩn (TCVN), quy chuẩn về nồi hơi và thiết bị áp lực đang được áp dụng;
  • API 527: Seat tightness of pressure relief valves;
  • API RP 576 Inspection of Pressure Relief Devices;
  • API RP 520 Parts I & II: Sizing, Selection, and Installation of Pressure Relief Devices;
  • ASME Section IV: Heating Boilers;
  • ASME Section VIII, Div. 1: Pressure Vessels;
  • ASME Section XII: Transport Tanks;
  • ASME B31.1: Power Piping;
  • ASME B31.3: Process Piping.

 

Kiểm định van an toàn để tránh các rủi ro trong quá trình vận hành thiết bị, hệ thống

Kiểm định van an toàn để tránh các rủi ro trong quá trình vận hành thiết bị, hệ thống

✍ Xem thêm: Kiểm định nồi gia nhiệt dầu| Hồ sơ đơn giản - Tiết kiệm chi phí

4. Tại sao cần kiểm định van an toàn

  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng;
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động;
  • Phát hiện những hư hỏng, phát hiện lão hóa (nếu có), tiên đoán những hư hỏng để có biện pháp xử lý;
  • Tiết kiệm chi phí: van an toàn được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh giúp đưa ra quyết định đúng đắn, tránh lãng phí vì rò rỉ hay sai hỏng một loạt sản phẩm;
  • Tuân thủ quy định của pháp luật với yêu cầu kiểm định.

Việc thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh van an toàn đòi hỏi tổ chức kiểm định phải được Bộ chỉ định và cấp phép; có các thiết bị chuyên dụng, đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ, được đào tạo cơ bản, có chứng chỉ theo quy định.

Vinacontrol CE hỗ trợ kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh van an toàn

Vinacontrol CE hỗ trợ kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh van an toàn

5. Tổ chức kiểm định van an toàn tại Việt Nam 

Vinacontrol CE là một trong số ít các tổ chức được chỉ định có đầy đủ năng lực kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh van an toàn tại Việt Nam.

  • Với đầy đủ chuẩn đo lường, phương tiện thực hiện; các chuẩn đo lường này đều được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn để kết quả đưa ra chính xác tối ưu nhất. Chúng tôi là đơn vị kiểm định an toàn duy nhất tại Việt Nam hiện có hệ thống máy nén khí có thể tạo áp suất khí nén đến 300 bar, hệ thống bơm thủy lực có thể tạo áp suất đến 700 bar, bàn thử chuyên dụng cho phép thử gần như tất cả các loại van an toàn theo những yêu cầu kỹ thuật khắt khe nhất;
  • Hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để mang lại kết quả chính xác tuyệt đối;
  • Đội ngũ kiểm định viên có trình độ chuyên môn cao, luôn cẩn trọng trong công việc và đặt độ chính xác lên hàng đầu.

Quý khách có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh van an toàn liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083, email: vnce@vnce.vn  hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ.

Tin khác

Chi phí thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động | Danh mục thiết bị bắt buộc phải thử nghiệm

Chi phí thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động (PPE) là tổng hợp nhiều khoản chi...

Thử Nghiệm Giày Bảo Hộ Lao Động Theo Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH

Tìm hiểu quy trình thử nghiệm giày bảo hộ lao động, các tiêu chuẩn kiểm tra...

Thử nghiệm găng tay bảo hộ lao động | Hỗ trợ doanh nghiệp từ A-Z

Thử nghiệm găng tay bảo hộ lao động là quy trình kiểm định chất lượng chuyên...

Thử nghiệm mũ bảo hộ lao động theo Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH

Thử nghiệm mũ bảo hộ lao động là quá trình đánh giá khả năng bảo vệ của mũ...

Giảm phát thải khí nhà kính | 06 nhóm ngành trọng điểm và giải pháp thực tế

Việt Nam hiện là quốc gia dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu, nhưng đồng...

Hướng dẫn lập kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến 2030

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (GHG Mitigation) là việc áp dụng các biện...

Tải mẫu báo cáo quan trắc môi trường lao động mới nhất

Mẫu báo cáo quan trắc môi trường là tài liệu thể hiện kết quả đo lường, phân...

Quy định về quan trắc môi trường lao động mới nhất 2025

Quan trắc môi trường lao động là quá trình đánh giá định kỳ và có hệ thống...

Hướng dẫn lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đúng chuẩn 2025

Theo Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT, hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là...

Thử nghiệm dây đai an toàn | Căn cứ cấp chứng nhận hợp quy

Thử nghiệm dây đai an toàn là quá trình kiểm tra thuật bắt buộc nhằm đánh giá...