Kiểm định cáp điện uy tín | An toàn tin cậy – Hỗ trợ toàn quốc

Dây cáp điện là thiết bị không thể thiếu trong mỗi hệ thống điện. Công dụng quan trọng nhất của dây cáp điện là truyền tải điện năng hoặc tín hiệu điều khiển đến các thiết bị điện công nghiệp, điện dân dụng. Do đó, kiểm định cáp điện là công tác quan trọng cần được tiến hành định kỳ nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng cáp điện.

 

1. Kiểm định cáp điện là gì?

Kiểm định cáp điện là hoạt động kỹ thuật nhằm đánh giá mức độ an toàn của cáp điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Theo quy định tại Thông tư 33/2015/TT-BCT, cáp điện được kiểm định khi:

  • Kiểm định lần đầu: trước khi đưa vào sử dụng, vận hành;
  • Kiểm định định kỳ: trong quá trình sử dụng, vận hành. Chu kỳ giữa hai lần kiểm định không quá 36 tháng;
  • Kiểm định bất thường: sau khi khắc phục sự cố, sửa chữa. Hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Hoặc theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành cáp điện.

 

Kiểm định cáp điện là công tác quan trọng cần được tiến hành định kỳ

Kiểm định cáp điện là công tác quan trọng cần được tiến hành định kỳ

✍  Xem thêm: Kiểm định hệ thống chống sét | An toàn - Chi phí thấp 

2. Tại sao cần kiểm định an toàn cáp điện?

Dây cáp điện bao gồm lõi dẫn điện, có thể có nhiều lõi hoặc chỉ có một lõi (cáp đơn) bao gồm hai lớp vỏ bảo vệ và cách điện. Lớp vỏ bảo vệ làm  nhiệm vụ bảo vệ phần lõi bên trong chịu được các tác động bên ngoài như nước, ánh sáng mặt trời và lực va chạm,…

Thông thường dây cáp điện bao gồm:

  • Ruột dẫn điện: có thể được làm bằng đồng, nhôm là những chất liệu dẫn điện tốt, đảm bảo độ ổn định khi truyền tới các thiết bị điện;
  • Lớp cách điện được làm từ nhựa PVC hoặc XLPE. Đây là những chất liệu nhựa cao cấp, cách điện tốt, an toàn và thân thiện với môi trường;
  • Chất độn: được làm từ chất sợi polypropylene (PP) bền, khá cứng, vững;
  • Băng quấn: băng không dệt;
  • Lớp vỏ bọc trong: PVC hoặc PE rất bền và chắc chắn, cách điện an toàn, bảo vệ  an toàn, chống cháy nổ.

Chính vì những ứng dụng vô cùng quan trọng của dây cáp điện trong hệ thống điện mà thiết bị này phải  được đặc biệt chú ý an toàn. Thông tư 33/2015/TT-BCT đã đưa cáp điện vào 01 trong 06 thiết bị, dụng cụ điện có yêu cầu kiểm định. Theo đó, các cá nhân tổ chức cần chú ý tiến hành kiểm định cáp điện theo quy định pháp luật.

Việc kiểm định giúp kiểm tra mức độ an toàn của cáp điện, tránh những rủi ro về hỏng đường cáp trong quá trình vận hành, giảm thiểu thiệt hại và giúp quá trình truyền tải điện diễn ra hiệu quả.

Kiểm định để tránh các rủi ro và vận hành cáp điện hiệu quả

Kiểm định để tránh các rủi ro và vận hành cáp điện hiệu quả

✍  Xem thêm: Quy định về kiểm định thang máy, thang cuốn cần phải lưu ý

3. Các nội dung cơ bản quá trình kiểm định cáp điện

Dưới đây là các nội dung quy trình kiểm định được quy định cụ thể như sau:

  • Kiểm tra bên ngoài;
  • Đo điện trở cách điện;
  • Đo điện trở của các cuộn dây;
  • Kiểm tra độ bền của điện môi;
  • Đo điện trở tiếp xúc;
  • Đo dòng điện rò;
  • Đo các thông số đóng cắt thiết bị;
  • Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như điều tốc, phanh hãm;
  • Đối với thiết bị ở Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2015/TT-BCT, ngoài các nội dung kiểm định từ Khoản 1 đến Khoản 8 phải kiểm tra phần cơ cấu đấu nối, tình trạng vỏ thiết bị, khả năng phát nhiệt và kết cấu chống cháy, nổ.

 

Kiểm định cáp điện để hệ thống điện hoạt động an toàn chất lượng

Kiểm định cáp điện để hệ thống điện hoạt động an toàn chất lượng 

✍  Xem thêm: Kiểm định thang máy toàn quốc | Hỗ trợ thủ tục nhanh chóng

4. Đăng ký kiểm định cáp điện uy tín

Để đạt được kết quả tốt nhất, các doanh nghiệp nên chọn đơn vị kiểm định uy tín, có kinh nghiệm để thực hiện quy trình kiểm định. Vinacontrol CE là đơn vị kiểm định uy tín được Nhà nước cấp phép trong hoạt động kiểm định cáp điện nói riêng và kiểm định thiết bị điện nói chung tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định số 2679/GCNHĐKĐ-BCT. Với sự chuyên nghiệp và tâm huyết với khách hàng, Vinacontrol CE đã tiến hành kiểm định và cấp chứng chỉ thành công cho hàng nghìn đối tác trên toàn quốc. Những lợi ích nhận được khi là đối tác của Vinacontrol CE:

  • Thương hiệu Vinacontrol lâu đời uy tín với hơn 65 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng giám định, chứng nhận, kiểm định. Chứng chỉ của Vinacontrol có giá trị uy tín và được công nhận rộng rãi;
  • Quy trình kiểm định kỹ thuật tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự, thủ tục theo quy định của Nhà nước;
  • Các phương tiện kiểm định đa dạng, hiện đại, đạt độ chính xác cao;
  • Đội ngũ chuyên gia, kiểm định viên chuyên nghiệp, tận tình, được đào tạo bài bản, luôn đề cao uy tín, chất lượng và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu;
  • Hệ thống chi nhánh trên toàn quốc, cam kết cung cấp dịch vụ kịp thời nhanh chóng cho khách hàng trên khắp đất nước.

Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ kiểm định thiết bị điện, kiểm định cáp điện, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ miễn phí!

Tin khác

Tiêu dùng là gì? 5 nội dung quan trọng cần biết

Tiêu dùng (Tiếng Anh là Consumption) được hiểu là quá trình sử dụng và tiêu...

Sản xuất khô gà cần những loại giấy phép gì? Chú ý

Sản xuất khô gà là một hoạt động kinh doanh liên quan đến thực phẩm, vì vậy...

Chứng nhận hợp quy băng chặn nước PVC | Hồ sơ – Thủ tục

Chứng nhận hợp quy băng chặn nước PVC là hoạt động kiểm tra và thử nghiệm,...

Chứng nhận thạch cao Phospho | Uy tín - Nhanh gọn

Chứng nhận thạch cao phospho là quá trình xác nhận và chứng nhận rằng thạch...

Mô hình servqual là gì? 4 nội dung cần lưu ý

Servqual là viết tắt của Service Quality - chất lượng dịch vụ. Parasuraman &...

Chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông theo TCVN 8826:2011

Chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông là chứng nhận chất phụ gia...

Sản xuất pate cần xin những giấy phép gì? 9 loại giấy phép cần biết

Sản xuất pate là một ngành công nghiệp thực phẩm quan trọng và đầy tiềm năng....

Chứng nhận phụ gia khoáng cho xi măng | Hồ sơ – Thủ tục

Chứng nhận phụ gia khoáng cho xi măng là quá trình xác minh và công nhận rằng...

CPK là gì? Phân biệt CPK với các chỉ số CP, PPK

CPK là viết tắt của "Process Capability Index" (Chỉ số khả năng quá trình)...

Nâng cao công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy | Tin tổng hợp

Liên quan đến Vụ cháy căn nhà 9 tầng, 1 tum xảy ra hồi 23h22' ngày...