Chương trình đánh giá an ninh toàn cầu GSV | Tư vấn
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa chính là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế toàn cầu nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Theo đó, các hoạt động liên quan bao gồm vận chuyển và lưu thông hàng hóa cần được đảm bảo một cách an toàn và thuận lợi. Để có thể đạt được mục tiêu trên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng các chương trình an ninh toàn cầu. Và GSV chính là một trong số các chương trình được áp dụng phổ biến nhất.
1. Tìm hiểu GSV là gì?
1.1 GSV là gì?
GSV là viết tắt của Global Security Verification hay được biết đến là Chương trình đánh giá an ninh toàn cầu. Sandler & Travis Trade Advisory Services (STTAS) và Intertek là những đơn vị đã phối hợp xây dựng GSV nhằm đáp ứng các yêu cầu về an ninh trong cộng đồng thương mại quốc tế. GSV cung cấp các giải pháp về an ninh và những thông tin cần thiết nhằm giảm thiểu những rủi ro khi vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Tháng 1/2020, Intertek đã cập nhật phiên bản mới của tiêu chuẩn theo 12 tiêu chí cụ thể như sau:
- Tầm nhìn và trách nhiệm bảo mật (Mới).
- Đánh giá rủi ro.
- Bảo mật đối tác kinh doanh.
- An ninh mạng (Mới).
- Chuyển tải và các công cụ an ninh giao thông quốc tế.
- Niêm phong an ninh.
- Thủ tục an ninh.
- An ninh nông nghiệp (Mới).
- Bảo mật vật lý.
- Kiểm soát truy cập vật lý.
- An ninh nhân sự.
- Giáo dục, đào tạo và nhận thức.
GSV là viết tắt của Global Security Verification
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Hỗ trợ xây dựng quy trình chất lượng miễn phí
1.2 Mục tiêu và phạm vi của GSV
Các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ khủng bố và cướp biển chính là nguyên do mà các Chính phủ và tổ chức hải quan trên toàn thế giới đã thực hiện các tiêu chuẩn an ninh chuỗi cung ứng. Với mục tiêu tối thượng đó là đảm bảo dòng chảy thương mại đồng thời bảo vệ chống lại các hành động khủng bố, tội phạm quốc tế và ngăn chặn các hành vi buôn bán bất hợp pháp. Trong quá trình thực thi và tuân thủ tiêu chuẩn an ninh chuỗi cung ứng quốc tế, các doanh nghiệp phải đánh giá được nguồn của chuỗi cung ứng để xác định, giảm thiểu và loại bỏ tất cả các rủi ro bảo mật tiềm ẩn.
Chương trình đánh giá an ninh toàn cầu GSV cho phép đánh giá một loạt các vấn đề an ninh theo nhu cầu trọng tâm của doanh nghiệp, bao gồm:
- Nhận biết các điểm yếu về an ninh của các nhà cung cấp và giảm thiểu rủi ro liên quan đến vận chuyển hàng hóa quốc tế;
- Phát triển các chương trình an ninh riêng biệt, góp phần xúc tiến việc nhập hàng vào các thị trường khác nhau;
- Đánh giá quy trình an ninh của các nhà cung cấp ở nước ngoài;
- Đánh giá thực trạng và mức độ hiệu quả của các biện pháp an ninh;
- Đánh giá mức độ tuân thủ về tiêu chuẩn an ninh của các nhà cung cấp so với các quy định về an ninh của chính phủ hoặc các tiêu chuẩn chung của ngành;
- Quá trình đánh giá rủi ro khép kín từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng và các giải pháp quản lý;
- Cung cấp đào tạo nâng cao về an ninh cho các nhà cung cấp nước ngoài;
- Báo cáo tổng hợp các vấn đề về an ninh, các biện pháp an ninh cần thiết dựa trên các tiêu chuẩn riêng của mỗi khách hàng.
- GSV tích hợp nhiều sáng kiến bảo mật chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm C-TPAT (Chương trình an ninh phối hợp giữa hải quan Mỹ và bảo vệ biên giới để xây dựng an ninh chuỗi cung ứng và biên giới), PIP (Bảo vệ tối đa) và AEO (Chương trình tư nhân ưu tiên). GSV có nhiệm vụ hợp tác với các nhà cung cấp và nhà nhập khẩu quốc tế để thúc đẩy sự phát triển của quy trình đánh giá an ninh toàn cầu, giúp tăng cường đảm bảo an toàn, kiểm soát rủi ro, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho tất cả những đơn vị tham gia.
✍ Xem thêm: Chứng nhận HACCP | Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
2. Lợi ích của chương trình đánh giá an ninh toàn cầu
- Tiết kiệm thời gian và chi phí vì rút bớt được quá trình kiểm tra bảo mật hơn.
- Tạo ra những điều kiện để các nhà nhập khẩu và nhà cung cấp có thể kết hợp các nỗ lực vào một nền tảng duy nhất để hợp tác thống nhất.
- Giảm thiểu gián đoạn kinh doanh để tập trung vào việc cải thiện hiệu suất.
- Khẳng đinh uy tín của doanh nghiệp về việc tuân thủ các tiêu chí của chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Tối đa hóa tiềm năng kinh doanh và lợi nhuận bằng cách làm việc thông minh hơn, hiệu quả hơn và phù hợp với các mục tiêu kinh doanh.
- Cung cấp khả năng thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu hiệu quả cho phép giảm thiểu rủi ro và đưa ra quyết định sáng suốt hơn cho tất cả các bên trong chuỗi cung ứng.
- Giảm sự sai sót khi đánh giá bằng cách cho phép nhà cung cấp chia sẻ báo cáo xác minh của họ với các nhà nhập khẩu khác nhau, cho phép họ ưu tiên các nguồn lực hướng tới việc học hỏi và cải tiến liên tục so với đánh giá lặp lại.
- Tham gia Chương trình Bảo mật Toàn cầu bao gồm các phương pháp hay nhất từ C-TPAT, PIP & AEO.
Giảm thiểu rủi ro cho các bên trong chuỗi cung ứng hàng hóa với GSV
3. Nội dung đánh giá của chương trình GSV
Tại chương trình GSV, bất kể đơn vị dịch vụ vận tải hàng không, biển, đường bộ trong chuỗi cung ứng hàng hóa đều phải đảm bảo việc nhận diện rủi ro và đánh giá an ninh, đưa ra các biện pháp kiểm soát giảm thiểu hoặc loại bỏ chúng. Dưới đây là bảng tổng quát nội dung của chương trình đánh giá an ninh toàn cầu.
STT |
Phân mục |
Các phần chi tiết |
1 |
Hồ sơ, tài liệu (Records and Documentation) |
Hồ sơ và tài liệu |
2 |
An ninh nhân sự (Personnel Security) |
|
3 |
An ninh vật lý (Physical Security) |
|
4 |
Kiểm soát truy cập thông tin (Information Access Controls) |
An ninh thông tin truy cập trái phép qua hệ thống máy tính |
5 |
Kiểm soát thông tin lô hàng (Shipment Information Controls) |
Kiểm soát an ninh lô hàng và dấu Seal niêm phong container- dấu niêm phong cơ khí an ninh cao đáp ứng theo chuẩn ISO/ PAS 17712 |
6 |
Lưu trữ và phân phối (Storage & Distribution) |
|
7 |
Kiểm soát nhà thầu (Contractor Controls) |
Kiểm soát an ninh nhà thầu/ nhà cung cấp bên thứ hai |
8 |
Xuất nhập khẩu (Export Logistics) |
Kiểm soát an ninh đối với nhà cung cấp vận chuyển logistics bên thứ ba |
9 |
Tính minh bạch trong chuỗi cung ứng (Transparency in Supply Chain) |
Tính minh bạch trong chuỗi cung ứng |
4. Quy trình tư vấn chứng nhận GSV
Doanh nghiệp nên liên hệ đến những chuyên gia uy tín chuyên ngành luật pháp và kỹ thuật liên quan đến an ninh thương mại quốc tế. Qua đó, nhận tư vấn và hướng dẫn thực hiện theo các tiêu chí tại GSV, tiến tới chứng nhận GSV hiệu quả thành công. Dưới đây là 3 bước cơ bản cần biết khi tiến hành chứng nhận GSV.
► Bước 1: Hoạch định
- Quyết định thành lập Ban điều hành triển khai, phân công vai trò Lãnh đạo.
- Khảo sát thực trạng tại của doanh nghiệp.
- Đào tạo nhận thức.
- Xác nhận lại kế hoạch tổng thể triển khai dự án.
- Thông qua, phê duyệt các kế hoạch.
► Bước 2: Thực hiện
- Chuyên gia hướng dẫn: Xác định bối cảnh tổ chức; thiết lập chính sách; nxây dựng các văn bản khác.
- Góp ý hoàn thiện tài liệu và xem xét các kết quả thực hiện của phần Hướng dẫn xác định bối cảnh tổ chức.
- Hoàn thiện, phê duyệt ban hành, phân phối, phổ biến, truyền đạt và phổ biến áp dụng hệ thống văn bản đến các đơn vị thuộc phạm vi áp dụng.
- Theo dõi phản hồi, hiệu chỉnh, cải tiến hệ thống văn bản đã ban hành và lưu giữ hồ sơ, bằng chứng thực hiện hệ thống.
► Bước 3: Đánh giá chứng nhận
- Thủ tục đăng ký đánh giá chứng nhận.
- Khắc phục, cải tiến sau đánh giá.
Mẫu giấy chứng nhận GSV cho doanh nghiệp
Kết luận
GSV sử dụng cách tiếp cận tổng thể đối với vấn đề an ninh thông qua việc cung cấp một báo cáo đánh giá an ninh dễ hiểu, chuẩn hóa quá trình thu thập dữ liệu và đánh giá cho điểm, đề xuất các giải pháp xử lý cũng như các chương trình đào tạo để cải tiến tình trạng an ninh. Với GSV, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động trong công tác đảm bảo an toàn đối với hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu ra các thị trường quốc tế.
*Đây là bài cung cấp thông tin Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.
Tin khác