Chứng nhận là gì? Các loại chứng nhận phổ biến hiện nay

Để được công nhận trong một phương diện nhất định, chúng ta có nhu cầu cần được chứng nhận để chứng minh với xã hội, cộng đồng rằng mình đủ năng lực hoặc đã hoàn thành việc nào đó. Chứng nhận có phạm vi vô cùng rộng lớn và đa dạng tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Để giúp Quý bạn đọc hiểu rõ hơn, Vinacontrol CE - Tổ chức chứng nhận số 1 VN sẽ cung cấp các thông tin liên quan về các loại chứng nhận phổ biến hiện nay.

 

1. Chứng nhận là gì?

Chứng nhận là sự xác nhận của "bên thứ ba" về việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, thông số kỹ thuật, hoặc quy tắc kỹ thuật của ngành. Quá trình chứng nhận dựa trên việc đánh giá sự phù hợp, có thể áp dụng cho sản phẩm, dự án, quy trình, hoặc hệ thống quản lý

Chứng nhận còn được hiểu theo hai phương diện đó là:

  • Hoạt động chứng nhận: là sự xác nhận sự phù hợp của bên thứ ba đối với các sản phẩm quá trình, hệ thống hoặc chuyên gia (theo TCVN ISO/IEC 17000:2005).
  • Giấy chứng nhận: là văn bản của cơ quan Nhà nước, công nhận hành vi hợp pháp của cá nhân hay một tập thể hay công nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân hay một tổ chức kinh tế - xã hội, chứng nhận cho một phương diện hay một sản phẩm; công nhận tư cách pháp nhân, hoạt động trao đổi hợp pháp giữa các cá nhân và các tổ chức kinh tế - xã hội với nhau.

Qua đó, cá nhân tổ chức tiến hành hoạt động chứng nhận và được cấp giấy chứng nhận theo đúng mục đích, nhu cầu của bản thân, đơn vị. Sự xuất hiện của Bên thứ ba và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là những nhân tố căn bản để tạo nên một chu trình chứng nhận hoàn thiện. Bên thứ ba phải được các Bộ ngành, cơ quan Nhà nước chỉ định hoạt động trong lĩnh vực cụ thể. Trên thực tế, Bên thứ ba hoàn toàn có thể tiến hành hoạt động chứng nhận và cấp giấy chứng nhận liên quan sau đó cho cá nhân, tổ chức nhất định.

Chứng nhận là sự xác nhận sự phù hợp của bên thứ ba đối với các sản phẩm

Chứng nhận là sự xác nhận sự phù hợp của bên thứ ba đối với các sản phẩm

2. Đối tượng của hoạt động chứng nhận

Sau đây là một số đối tượng được chứng nhận cần lưu ý, gồm:

  • Quan hệ pháp luật giữa các cá nhân, tổ chức
  • Quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân, tổ chức
  • Năng lực, tính hiệu quả trong hoạt động
  • Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
  • Hành vi hợp pháp, tư cách pháp nhân của cá nhân, tổ chức

Đa số là các đối tượng chứng nhận đều cần bắt buộc thực hiện theo quy định của Nhà nước với mục tiêu đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan và tăng tính hiệu quả trong công tác quản lý xã hội của Chính Phủ. Vẫn có một số đối tượng chứng nhận không bắt buộc, cá nhân tổ chức có thể có hoặc không tiến hành chứng nhận và tự nguyện chứng nhận khi có nhu cầu.

Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục hành chính để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định 

Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục hành chính để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định 

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp toàn quốc | Thủ tục chi tiết

3. Các loại chứng nhận phổ biến hiện nay?

Chứng nhận được bên thứ 3 cấp cho cá nhân, tổ chức tham gia trên nhiều lĩnh vực và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Theo đó, dưới đây là một số loại chứng nhận phổ biến hiện nay.

  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Giấy chứng nhận khai sinh;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo,…

Như đã đề cập chứng nhận là lĩnh vực bao hàm rộng hơn cho các thủ tục, giấy tờ hành chính khác. Vì thế, cá nhân thỏa mãn các yêu cầu quy định của tổ chức, cơ quan chứng nhận sẽ được trao chứng nhận.

Có những loại chứng nhận được pháp luật quy định bắt buộc như: Giấy chứng nhận khai sinh, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm,… và cũng xuất hiện những loại chứng nhận được ra đời dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, cá nhân đó như: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo; Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm,….

 

4. Vai trò của hoạt động chứng nhận trong đời sống, kinh tế

Hoạt động chứng nhận đóng góp một phần quan trọng trong công tác phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo sự ổn định, bền vững của các ngành nghề liên quan. Cụ thể:

  • Giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của mình đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật về tiến hành chứng nhận cho các đối tượng nhất định;
  • Hỗ trợ các đơn vị, cơ quan Nhà nước trong hoạt động quản lý các phương diện của xã hội, kinh tế, đầu tư, ngoại giao, quốc tế,…;
  • Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển vươn tầm thế giới (xuất khẩu hàng hóa hợp pháp ra những thị trường lớn tại nước ngoài, tăng uy tín, quảng bá thương hiệu với đối tác quốc tế,…) , hội nhập sâu rộng và phát triển kinh tế Nước nhà;
  • Đảm bảo sự an toàn của cuộc sống và sức khỏe con người, môi trường cũng như ngăn ngừa thiệt hại cho tài sản.

 

Vinacontrol CE là bên thứ 3 tiến hành chứng nhận an toàn thực phẩm theo chỉ định của Nhà nước

Vinacontrol CE là bên thứ 3 tiến hành chứng nhận an toàn thực phẩm theo chỉ định của Nhà nước

5. Tổ chức chứng nhận hàng đầu Việt Nam

Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) là đơn vị chứng nhận hàng đầu Việt Nam với hơn 60 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận, kiểm định và đào tạo. Nhận được Quyết định chỉ định hoạt động hợp pháp của Nhà nước, chúng tôi cam kết năng lực, chất lượng dịch vụ, sự uy tín và thương hiệu hàng đầu của Vinacontrol CE.

  • Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm, chuyên nghiệp, tận tâm, nhiệt tình với công việc và khách hàng;
  • Chi nhánh toàn quốc, hỗ trợ cung ứng dịch vụ chứng nhận nhanh nhất;
  • Tư vấn, hướng dẫn cẩn thận, tỉ mỉ cho khách hàng và đối tác khi nhận được yêu cầu, thắc mắc.
  • Hệ thống 26 chi nhánh Vinacontrol trên khắp cả nước, sẵn sàng hỗ trợ Quý doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi.

 

Mọi thắc mắc, yêu cầu liên quan đến dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline miễn cước 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ đăng ký và nhận tư vấn nhanh nhất của chuyên gia.

Tin khác

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV | Hỗ trợ từ A-Z

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV là quá trình đánh giá và xác nhận hiệu suất,...

Hiệu chuẩn máy quang phổ | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Hiệu chuẩn máy quang phổ là quá trình kiểm tra, điều chỉnh và đưa thiết bị về...

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng | An toàn – Hiệu quả

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng là hoạt động kiểm tra, đo lường lường...

Hiệu chuẩn máy đo độ pH | Quy trình từ A-Z

Hiệu chuẩn máy đo pH là quá trình thao tác kỹ thuật nhằm xác định, thiết lập...

Kiểm định tời tay có tải | Uy tín – Chất lượng

Kiểm định tời tay có tải là quy trình kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động...

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...