Chứng nhận hợp quy nước uống | Thủ tục công bố hợp quy

Sản phẩm nước uống đóng chai là loại mặt hàng thiết yếu và cơ bản đối với người tiêu dùng. Đứng trước nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, doanh nghiệp đang không ngừng phát triển  đa dạng các sản phẩm nước uống  và sản xuất kinh doanh với số lượng lớn hàng năm. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra là liệu số lượng có đi đôi với chất lượng sản phẩm và tầm quan trọng của các thủ tục chứng nhận hợp quy trong việc đảm bảo tính an toàn của nước uống trên thị trường. Dưới đây, Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin mới nhất về thủ tục chứng nhận hợp quy nước uống và công bố hợp quy nước uống.

 

1. Chứng nhận hợp quy nước uống là gì?

Chứng nhận hợp quy nước uống là hoạt động đánh giá sự phù hợp về chất lượng của sản phẩm đồ uống dựa trên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, từ đó cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm cho doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Với chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp tiến hành thủ tục công bố hợp quy nước uống để sản phẩm được lưu thông hợp pháp tại thị trường Việt Nam.

Các loại nước uống phải công bố hợp quy bao gồm:

  • Nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai: QCVN 6-1:2010/BYT.
  • Đồ uống không cồn: QCVN 6-2:2010/BYT.
  • Đồ uống có cồn: QCVN 6-3:2010/BYT.

 

Chứng nhận hợp quy nước uống là hoạt động đánh giá sự phù hợp về chất lượng của sản phẩm

Chứng nhận hợp quy nước uống là hoạt động đánh giá sự phù hợp về chất lượng của sản phẩm

  Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000 | HTQL an toàn thực phẩm

2. Tại sao doanh nghiệp phải chứng nhận hợp quy nước uống?

Chứng nhận hợp quy nước uống là hoạt động mà doanh nghiệp làm ăn chân chính cần phải tiến hành trong tình cảnh ngày càng có nhiều sản phẩm đồ uống kém chất lượng xuất hiện trên thị trường. Điều này góp phần làm trong sạch thị trường, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khỏi việc mua phải các sản phẩm kém chất lượng, thậm chí gây hại cho sức khỏe, tính mạng.

Chứng nhận và công bố hợp quy nước uống không chỉ bảo vệ thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp mà còn tạo lòng tin với người tiêu dùng, từ đó gia tăng thị phần và tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm đồ uống tại Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm 2010, Luật Quy chuẩn và Tiêu chuẩn kỹ thuật, Nghị định 15/2018/NĐ-CP và QCVN 6-1:2010/BYT, QCVN 6-2:2010/BYT, QCVN 6-3:2010/BYT.

Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng khi công bố hợp quy sản phẩm

Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng khi công bố hợp quy sản phẩm

  Xem thêm: Chứng nhận HACCP | Đạt chuẩn quốc tế cho sản phẩm đồ uống

3. Thủ tục chứng nhận hợp quy nước uống

► Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng

Khách hàng liên hệ tổ chức chứng nhận uy tín có năng lực để được hỗ trợ chứng nhận hợp quy cho sản phẩm nước uống. Tổ chức chứng nhận hướng dẫn chi tiết hồ sơ thủ tục để doanh nghiệp thực hiện chứng nhận.

► Bước 2: Xử lý thông tin

Doanh nghiệp cung cấp những thông tin có liên quan đến sản phẩm; và quy trình sản xuất, kinh doanh đồ uống của doanh nghiệp.Hai bên trao đổi thông tin và tiếp nhận để lên kế hoạch đánh giá chứng nhận hợp quy chi tiết.

► Bước 3: Xem xét hồ sơ doanh nghiệp

Chuyên gia xem xét hồ sơ doanh nghiệp và các điều kiện liên quan đến quá trình đánh giá.

► Bước 4: Đánh giá chứng nhận

  • Chuyên gia thực hiện các bước đánh giá từ sơ bộ đến chính thức tại doanh nghiệp. Đồng thời tư vấn cách khắc phục những điểm chưa phù hợp; chưa đáp ứng với điều kiện chứng nhận để doanh nghiệp hoàn thiện lại hồ sơ.
  • Lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm đồ uống và đánh giá về điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của doanh nghiệp; điều kiện kỹ thuật, quy trình sản xuất, kinh doanh, theo quy định của pháp luật.

► Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy nước uống

Xem xét hồ sơ, thực hiện báo cáo và cấp giấy chứng nhận hợp quy đồ uống của doanh nghiệp đủ điều kiện.

Lưu ý: Doanh nghiệp sản xuất đồ uống  phải áp dụng , xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 (có chứng nhận ISO 9001) để đủ điệu kiện cơ bản tiến hành hoạt động chứng nhận hợp quy sản phẩm.

Doanh nghiệp được đánh giá đạt yêu cầu được cấp chứng nhận hợp quy nước uống

Doanh nghiệp được đánh giá đạt yêu cầu được cấp chứng nhận hợp quy nước uống 

4. Hướng dẫn công bố hợp quy đồ uống

4.1 Hồ sơ hợp quy đồ uống

  • Bản công bố hợp quy đồ uống;
  • Thông tin chi tiết sản phẩm đồ uống;
  • Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp;  
  • Kết quả kiểm nghiệm và đánh giá sản phẩm trong vòng 12 tháng tại phòng kiểm nghiệm được công nhận
  • Kế hoạch quản lý chất lượng và giám sát sản phẩm theo định kỳ
  • Chứng chỉ phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 22000 hoặc HACCP; hoặc chứng chỉ khác tương đương nếu như doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000; hoặc tiêu chuẩn HACCP hoặc tương đương.

4.2 Các bước công bố hợp quy

Bước 1:Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ dựa theo hướng dẫn và các yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng của Bộ Y tế

Bước 2: Tiến hành nộp và theo dõi hồ sơ

Doanh nghiệp lưu ý kiểm tra thông tin khi hồ sơ được đăng tải trên trang thông tin điện tử.

Bước 3: Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ tự công bố nước uống

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận tự công bố hợp quy

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về hoạt động chứng nhận hợp quy nước uống. Hy vọng với những nội dung trên, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ uống tại Việt Nam sẽ nắm rõ các quy định, hồ sơ, thủ tục tiến hành chứng nhận, công bố hợp quy đồ uống. Mọi yêu cầu liên quan đến dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

Chứng nhận hợp quy băng chặn nước PVC | Hồ sơ – Thủ tục

Chứng nhận hợp quy băng chặn nước PVC là hoạt động kiểm tra và thử nghiệm,...

Chứng nhận thạch cao Phospho | Uy tín - Nhanh gọn

Chứng nhận thạch cao phospho là quá trình xác nhận và chứng nhận rằng thạch...

Mô hình servqual là gì? 4 nội dung cần lưu ý

Servqual là viết tắt của Service Quality - chất lượng dịch vụ. Parasuraman &...

Chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông theo TCVN 8826:2011

Chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông là chứng nhận chất phụ gia...

Sản xuất pate cần xin những giấy phép gì? 9 loại giấy phép cần biết

Sản xuất pate là một ngành công nghiệp thực phẩm quan trọng và đầy tiềm năng....

Chứng nhận phụ gia khoáng cho xi măng | Hồ sơ – Thủ tục

Chứng nhận phụ gia khoáng cho xi măng là quá trình xác minh và công nhận rằng...

CPK là gì? Phân biệt CPK với các chỉ số CP, PPK

CPK là viết tắt của "Process Capability Index" (Chỉ số khả năng quá trình)...

Nâng cao công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy | Tin tổng hợp

Liên quan đến Vụ cháy căn nhà 9 tầng, 1 tum xảy ra hồi 23h22' ngày...

Giấy phép cần thiết cho cơ sở sản xuất mua bán khô bò | Chú ý

Nếu bạn đang có kế hoạch hoặc đã kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và mua...

Cơ sở sản xuất xúc xích cần giấy phép gì? Hướng dẫn đăng ký

Nếu cơ sở sản xuất xúc xích làm giấy an toàn thực phẩm không đúng theo quy...