Chi phí chứng nhận VietGAP | Cách tối ưu chi phí & thời gian hiệu quả
Việc áp dụng và đạt chứng nhận VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là xu hướng tất yếu trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, để triển khai thành công VietGAP, các hộ sản xuất, hợp tác xã và doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn, nhân lực và đặc biệt là ngân sách. Bài viết này sẽ cung cấp bức tranh đầy đủ về chi phí chứng nhận VietGAP, những yếu tố ảnh hưởng và gợi ý chọn đơn vị chứng nhận uy tín.
1. Tổng quan về VietGap
1.1 VietGap là gì?
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Tiêu chuẩn này bao hàm các quy định về thực hiện sản xuất nông nghiệp, cụ thể là những trình tự, nguyên tắc, thủ tục để hướng dẫn các cá nhân, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo tính an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức khỏe của người dân, người sản xuất, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Áp dụng VietGap mang lại nhiều lợi ích quan trọng
VietGAP chú trọng và quy định cụ thể về 3 lĩnh vực bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, và thủy sản
- Lĩnh vực trồng trọt: rau củ quả tươi, chè, lúa, cà phê, hạt điều,…
- Lĩnh vực chăn nuôi: Bò sữa, bò thịt, dê, lợn,gà, ngan, vịt, ong,….
- Lĩnh vực thủy sản: Ca tra, cá rô phi, tôm sú, tôm chân trắng,….
1.2 04 nguyên tắc cốt lõi của VietGAP:
Để đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, sức khỏe người lao động và truy xuất nguồn gốc, việc sử dụng thuốc, hóa chất cần tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” dưới đây:
- An toàn thực phẩm
- Bảo vệ môi trường
- Sức khỏe người lao động
- Truy xuất nguồn gốc
Trong đó, việc sử dụng thuốc, hóa chất phải tuân theo nguyên tắc “4 đúng”:
- Trồng trọt: Đúng thuốc, đúng nồng độ/ liều lượng, đúng lúc, đúng cách.
- Chăn nuôi: Đúng loại, đúng cách dùng, đúng điều kiện vệ sinh, đúng thời gian cách ly.
✍ Xem thêm: Cấp chứng nhận VietGAHP | Hỗ trợ toàn quốc
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí chứng nhận VietGAP
Mỗi cơ sở sản xuất khi triển khai chứng nhận VietGAP đều có mức chi phí khác nhau, bởi tổng chi phí này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cụ thể như loại sản phẩm, diện tích, nhân sự và điều kiện thực tế.
VietGAP được chi thành 3 nhóm chính
- Lĩnh vực áp dụng: Tuỳ theo lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi hay thủy sản có quy trình đánh giá và tiêu chí khác nhau.
- Số lượng sản phẩm: Số lượng sản phẩm là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí chứng nhận VietGAP. Theo quy định, VietGAP cho phép đăng ký theo từng loại sản phẩm riêng lẻ hoặc theo nhóm sản phẩm tương đồng (trong cùng một lĩnh vực), nhưng số lượng càng nhiều thì khối lượng đánh giá và chi phí phát sinh càng lớn.
- Quy mô và diện tích sản xuất: Cơ sở có diện tích lớn, sản lượng cao hoặc quản lý nhiều hộ liên kết sẽ cần đầu tư nhiều thời gian và nhân lực hơn để triển khai hệ thống VietGAP một cách đầy đủ.
- Khoảng cách vùng canh tác, nuôi trồng: Vị trí của cơ sở sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đi lại, lưu trú và tổ chức đánh giá thực địa. Nếu vùng sản xuất: Nằm ở các khu vực khác tỉnh/thành phố so với trụ sở tổ chức chứng nhận hoặc bị phân tán thành nhiều điểm nhỏ, không tập trung tại một địa điểm duy nhất. Khi đó chi phí sẽ tăng do cần tổ chức nhiều chuyến công tác, kéo dài thời gian di chuyển của chuyên gia, phát sinh thêm chi phí ăn ở, phương tiện và thậm chí là hỗ trợ kỹ thuật tại nhiều điểm khác nhau.
✍ Xem thêm: Chứng nhận VIETGAP trồng trọt là gì? | 05 lợi ích đạt được
3. Chi phí chứng nhận VietGAP gồm những gì?
Chi phí chứng nhận VietGAP được cấu thành từ nhiều hạng mục, phản ánh toàn bộ quá trình từ chuẩn bị đến cấp chứng chỉ và giám sát duy trì hệ thống. Dưới đây là các nhóm chi phí chính mà cơ sở, doanh nghiệp cần dự trù:
3.1. Chi phí xây dựng và áp dụng hệ thống VietGAP
Đây là phần chi phí đầu tiên và bắt buộc nếu cơ sở chưa từng triển khai VietGAP hoặc chưa có hệ thống quản lý bài bản. Bao gồm:
- Chi phí thuê chuyên gia tư vấn: Hướng dẫn xây dựng hệ thống tài liệu, sổ tay quy trình sản xuất, biểu mẫu ghi chép, nhật ký sản xuất,… phù hợp với lĩnh vực cụ thể (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản).
- Chi phí đào tạo: Tổ chức lớp đào tạo nhận thức VietGAP và kỹ năng thực hành cho người quản lý, nhân viên kỹ thuật và người lao động trực tiếp.
- Chi phí cải thiện cơ sở vật chất (nếu cần): Đầu tư nâng cấp khu sơ chế, kho thuốc, nhà vệ sinh, khu xử lý chất thải, hệ thống biển bảng truy xuất… nhằm đảm bảo đáp ứng các điều kiện kỹ thuật theo yêu cầu của VietGAP.
Lưu ý: Nếu cơ sở đã có hệ thống quản lý chất lượng hoặc từng đạt chứng nhận trước đó, phần chi phí này có thể được tiết giảm đáng kể.
3.2. Chi phí đánh giá và cấp giấy chứng nhận
Đây là chi phí chính thức được thanh toán cho tổ chức chứng nhận khi cơ sở hoàn thành giai đoạn chuẩn bị và sẵn sàng đánh giá. Bao gồm:
- Phí đánh giá ban đầu: Tổ chức chứng nhận cử đoàn chuyên gia đến đánh giá thực địa toàn bộ quy trình sản xuất, hệ thống ghi chép, điều kiện kỹ thuật, vệ sinh, môi trường và các tiêu chí an toàn thực phẩm.
- Phí cấp giấy chứng nhận: Sau khi đánh giá đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận VietGAP với hiệu lực tối đa là 3 năm.
Chuyên gia Vinacontrol CE đánh giá trực tiếp tại cơ sở
Lưu ý: Mức phí đánh giá và cấp chứng nhận phụ thuộc vào diện tích, số lượng sản phẩm, số địa điểm đánh giá và lĩnh vực áp dụng.
3.3. Chi phí giám sát và tái chứng nhận
Việc duy trì hiệu lực chứng nhận đòi hỏi cơ sở phải tiếp tục tuân thủ tiêu chuẩn VietGAP trong suốt thời gian chứng chỉ còn hiệu lực. Do đó, chi phí giám sát và tái chứng nhận là cần thiết:
- Chi phí giám sát định kỳ: Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện giám sát tối thiểu 12 tháng/lần để xác nhận việc duy trì hệ thống, quy trình sản xuất và ghi chép.
- Chi phí tái đánh giá: Khi giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực, cơ sở cần thực hiện đánh giá lại để gia hạn chứng nhận. Mức phí tái đánh giá thường thấp hơn so với đánh giá ban đầu, nếu hệ thống được duy trì tốt.
3.4. Các chi phí phát sinh khác
Ngoài các khoản chi phí chính nêu trên, cơ sở cần dự trù thêm một số khoản chi phí phụ khác như:
- Chi phí đi lại và lưu trú của đoàn đánh giá: Đặc biệt nếu vùng sản xuất nằm ở khu vực xa trung tâm hoặc phân tán nhiều điểm.
- Chi phí in ấn hồ sơ, cấp bản sao chứng nhận, biển hiệu, tài liệu truyền thông…
Lưu ý: Tùy theo quy mô, lĩnh vực và mức độ sẵn sàng của cơ sở sản xuất, chi phí chứng nhận VietGAP sẽ khác nhau. Việc lựa chọn đúng đơn vị chứng nhận và chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và rút ngắn thời gian chứng nhận.
✍ Xem thêm: Chứng nhận GLOBAL GAP | 06 yêu cầu quan trọng
4. Vinacontrol CE – Đơn vị chứng nhận VietGAP toàn diện, uy tín
Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) được Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (BNNPTNT) chỉ định là tổ chức chứng nhận VIETGAHP chăn nuôi theo Quyết định số 172/QĐ-CN-GSN. Chứng chỉ chứng nhận VietGAP chăn nuôi do Vinacontrol CE cấp được Cục Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT thừa nhận với đầy đủ tính pháp lý, hợp pháp;
- Vinacontrol CE cung cấp dịch vụ chứng nhận VietGAP chăn nuôi và nhiều dịch vụ, giải pháp tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp sau chứng nhận;
- Đảm bảo doanh nghiệp nhận được chứng chỉ nhanh nhất và tuân thủ đầy đủ chuẩn mực và quy trình chứng nhận;
- Chi phí chứng nhận phù hợp, tối đa hóa hiệu quả - tối thiểu hóa chi phí phát sinh căn cứ theo quy mô và hiện trạng của doanh nghiệp;
- Hỗ trợ khách hàng trên toàn quốc với mạng lưới chi nhánh, văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hồ Chí Minh, đảm bảo hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ tốt nhất.
Quý doanh nghiệp cần hỗ trợ chứng nhận VietGAP chăn nuôi, liên hệ chúng tôi qua hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất!
Tin khác