Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành gần đây đã mang đến nhiều thay đổi quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành vật liệu xây dựng (VLXD) tại Việt Nam. Với những quy định mới, thông tư này không chỉ đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành mà còn tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Thông tư 10/2024/TT-BXD và những điểm đáng chú ý trong bài viết dưới đây.

 

1. Hoàn cảnh ra đời thông tư 10/2024/TT-BXD

Thời gian từ khoảng 1-2 năm trở lại đây, Bộ Xây dựng nhận được rất nhiều ý kiến phản ánh từ các hiệp hội VLXD như: Hiệp hội Gốm sứ Xây dựng Việt Nam, Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam, Hiệp hội Xi măng Việt Nam, Hiệp hội Bê tông Việt Nam và các hiệp hội ngành nghề khác. Các phản ánh chủ yếu xoay quanh vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong ngành, đặc biệt là sự lẫn lộn giữa các sản phẩm kém chất lượng. Ví dụ, trong ngành xi măng, một số cơ sở sản xuất chưa đủ năng lực về trang thiết bị và nhân lực nhưng vẫn đưa ra thị trường những sản phẩm có tên gọi, nhãn mác gần giống với các sản phẩm chất lượng cao, gây khó khăn cho người tiêu dùng, nhà thầu và nhà đầu tư khi lựa chọn sản phẩm cho công trình.

Ngoài ra, có hiện tượng các công trình sử dụng sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài nhưng chất lượng kiểm soát chưa tốt, gây khó khăn cho việc đảm bảo chất lượng công trình theo thời gian.

Hiện nay, ngành VLXD đang phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả và hàng nhái. Những sản phẩm này đã xâm nhập vào thị trường và cạnh tranh không công bằng với các sản phẩm VLXD của Việt Nam, những sản phẩm đã được quốc tế công nhận, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng và xuất khẩu đi rất nhiều nước trên thế giới.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Xây dựng đã thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về việc tăng cường công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm VLXD, nhằm đảm bảo chất lượng công trình xây dựng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Người dân sẽ được sử dụng những sản phẩm đạt chất lượng theo quy định. Cụ thể, Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu lực từ ngày 16/12/2024 sẽ giải quyết những vấn đề mấu chốt của ngành VLXD góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ VLXD bền vững.

Bạn đọc tham khảo nội dung Thông tư 10/2024/TT-BXD chi tiết tại đây:

 

Hoàn cảnh ra đời thông tư 10/2024/TT-BXD

Hoàn cảnh ra đời thông tư 10/2024/TT-BXD

✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu | Hỗ trợ toàn quốc - Tư vấn miễn phí

2. Thông tư 10/2024/TT-BXD giải quyết những vấn đề mấu chốt nào?

Thông tư 10/2024/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành ngày 1/11/2024 và có hiệu lực từ ngày 16/12/2024 sẽ giải quyết những vấn đề mấu chốt. Theo đó, Thông tư này phân định đầy đủ các sản phẩm VLXD. Các sản phẩm thuộc nhóm 2 phải thực hiện công tác hợp quy, trong khi các sản phẩm nhóm 1 sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Thông tư này cũng sẽ tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm VLXD từ trung ương đến các địa phương, đảm bảo rằng các sản phẩm chất lượng tốt được tiêu thụ đúng quy định pháp luật, còn những sản phẩm chất lượng kém, hàng giả, hàng nhái sẽ bị phân loại và xử lý vi phạm. Mục tiêu là thúc đẩy năng lực sản xuất và thương hiệu quốc gia của các sản phẩm VLXD trên toàn quốc và ra thế giới.

Đáng chú ý, những quy định mới của Thông tư 10/2024/TT-BXD đã có tác động lớn tới doanh nghiệp nhập khẩu VLXD khi một số sản phẩm hàng hoá phải thay đổi phương thức đánh giá hợp quy. Cụ thể, quá trình đánh giá hợp quy trước đây, thay vì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng các phương thức 1 và phương thức 7 thì hiện tại, theo thông tư mới, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành đánh giá theo phương thức 5 để đưa sản phẩm hàng hoá vào thị trường Việt Nam. Nội dung này thể hiện sự khắt khe, nghiêm khắc hơn trong việc quản lý chất lượng đối với các VLXD nhập khẩu vào Việt Nam. Dưới đây là thông tin chi tiết các sản phẩm hàng hoá phải tiến hành đánh giá hợp quy theo phương thức 5.

 

Tên sản phẩm hàng hoá

Phương thức đánh giá hợp quy

Gạch gốm ốp lát

PT5

 

Các sản phẩm sứ vệ sinh (Chậu rửa, bồn tiểu nam nữ, bệ xí bệt)

Các sản phẩm kính xây dựng, bao gồm:

  • Kính nổi,
  • Kính phẳng tôi nhiệt,
  • Kính màu hấp thụ nhiệt,
  • Kính phủ phản quang,
  • Kính phủ bức xạ thấp,
  • Kính hộp gắn kín cách nhiệt,
  • Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp

 

Theo đó, doanh nghiệp nhập khẩu VLXD cần lưu ý thay đổi phương thức đánh giá hợp quy các sản phẩm trên theo phương thức mới.

Thông tư 10/2024/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành ngày 1/11/2024 và có hiệu lực từ ngày 16/12/2024

Thông tư 10/2024/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành ngày 1/11/2024 và có hiệu lực từ ngày 16/12/2024

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng | Giá tốt - Nhanh gọn 

3. Quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng nhóm 2

 Theo Thông tư 10/2024/TT-BXD thì đối với hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2, người nhập khẩu phải thực hiện:

(i) Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu tại Sở Xây dựng một trong các địa phương (Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, sau đây gọi tắt là Cơ quan kiểm tra):

- Nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (hoặc nơi đặt văn phòng đại diện, chi nhánh, nhà máy sản xuất);

- Nơi có cửa khẩu được doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa;

- Nơi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan đối với lô hàng hóa.

(ii) Khi đăng ký kiểm tra nhà nước, phải xác định tên Tổ chức chứng nhận hợp quy, tên Tổ chức thử nghiệm thực hiện việc thử nghiệm, đánh giá chứng nhận chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên Bản đăng ký theo Mẫu số 01- Nghị định 74/2018/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung theo khoản 9 Điều 4 của Nghị định 154/2018/NĐ-CP và các tài liệu sau: Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có); bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có); chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm) (nếu có); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).

(iii) Đối với hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu áp dụng kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan: Người nhập khẩu thực hiện theo điểm 2c khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP nộp bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) Giấy chứng nhận hợp quy và Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu của Cơ quan kiểm tra cho Cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.

(iv) Đối với hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu áp dụng kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan: Người nhập khẩu thực hiện theo điểm 2b khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP, nộp bản đăng ký có xác nhận của Cơ quan kiểm tra cho Cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa. Trong thời hạn 15 ngày làm việc (riêng đối với nhóm sản phẩm xi măng, phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa là 35 ngày) kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) Giấy chứng nhận hợp quy và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa (được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy và tổ chức thử nghiệm đã có tên trong bản đăng ký) nộp cho Cơ quan kiểm tra.

(v) Trường hợp hàng hóa vật liệu xây dựng đã được Tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) Giấy chứng nhận hợp quy cho Cơ quan kiểm tra.

(vi) Trường hợp người nhập khẩu thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì thực hiện đăng ký kiểm tra và trả kết quả kiểm tra chất lượng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

(3) Đối với hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2, Cơ quan kiểm tra áp dụng biện pháp kiểm tra trước khi thông quan hoặc sau khi thông quan theo Phụ lục II Thông tư này. Đối với hàng hóa kiểm tra trước khi thông quan, căn cứ để kiểm tra nhà nước dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Đối với hàng hóa kiểm tra sau khi thông quan, căn cứ để kiểm tra nhà nước dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định pháp luật.

(4) Áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP và khoản 3 Điều 4 Nghị định 154/2018/NĐ-CP.

(5) Quy định về xử lý hồ sơ nhập khẩu và chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật thực hiện theo khoản 3 Điều 6, Điều 9 Thông tư 06/2020/TT-BKHCN.

Vinacontrol CE hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu theo quy định mới tại Thông tư 10/2024/TT-BXD

Vinacontrol CE hỗ trợ kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu theo Thông tư 10/2024/TT-BXD mới

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Hướng dẫn quy trình chứng nhận hệ thống chất lượng A-Z

Kết luận

Với Thông tư 10/2024/TT-BXD, doanh nghiệp cần nhanh chóng cập nhật thông tin và tuân thủ các quy định để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra thuận lợi. Để hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định mới, Vinacontrol CE cung cấp các dịch vụ chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng nhóm 2, kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu. Đặc biệt, đối với các sản phẩm hàng hoá VLXD nhập khẩu phải thay đổi phương thức chứng nhận như sứ vệ sinh, kính xây dựng và gạch gốm ốp lát, Vinacontrol CE tự tin là đối tác uy tín có đủ năng lực theo chỉ định của Bộ Xây dựng để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đánh giá chứng nhận tại các địa điểm nước ngoài, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thông quan hàng hoá vào Việt Nam. 

Mọi yêu cầu về dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng nhập khẩu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất!

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu | Uy tín – Chất lượng

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận...