Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định những điều kiện mà một doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng. Theo đó, để đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, đơn vị sản xuất phải đảm bảo các điều kiện trên và được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Với mong muốn hỗ trợ để doanh nghiệp được cấp chứng nhận nhanh nhất. Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin xung quanh thủ tục, hồ sơ chứng nhận mà đơn vị cần tiến hành và các lưu ý như sau.

 

1. Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi là gì?

Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi là kết quả của hoạt động đánh giá, kiểm tra, kết luận bởi cơ quan chuyên ngành đối với năng lực của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việc đánh giá, chứng nhận đơn vị sản xuất của cơ quan chuyên ngành sẽ dựa trên hồ sơ doanh nghiệp đã nộp và điều kiện thực tế tại doanh nghiệp này. Theo đó, chỉ những đơn vị sản xuất đáp ứng tốt các điều kiện tại Điều 38 Luật chăn nuôi và Điều 9 Nghị định 13/2020/NĐ-CP mới có thể được cấp chứng nhận này.

Doanh nghiệp sản xuất và thương mại hóa sản phẩm hợp pháp khi đạt chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Doanh nghiệp sản xuất và thương mại hóa sản phẩm hợp pháp khi đạt chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Bên cạnh đó, để doanh nghiệp tiến hành sản xuất, thương mại hóa sản phẩm của mình một cách hợp pháp thì bắt buộc phải có những giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất;
  • Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm;
  • Giấy công bố hợp quy cho sản phẩm.

Vậy nên, Doanh nghiệp cần nghiên cứu và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để tiến hành thủ tục hành chính và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất.

Đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đại cần đạt chứng nhận đủ điều kiện sản xuất

Đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đại cần đạt chứng nhận đủ điều kiện sản xuất 

✍ Xem thêm:Hướng dẫn Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi | Chi phí thấp

2. Doanh nghiệp phải đạt những điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi nào?

Quốc hội và Chính phủ đã ban hành ra những quy định cụ thể về các điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bắt buộc đối với doanh nghiệp. Các điều kiện cần đáp ứng bao gồm:

 

STT Điều kiện cần đáp ứng
1

Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại.

2

Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo.

3

Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi: 

  • Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sàng thức ăn chăn nuôi;
  • Khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm;
  • Cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
4

Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.

5

Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi:

  • Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm;
  • Có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường;
  • Có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất.
6

Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định.

7

Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất.

8

Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch.

9

Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh.

10

Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

 

Trên đây là 10 điều kiện sản xuất doanh nghiệp cần đáp ứng để cơ quan chuyên ngành có căn cứ cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi cho doanh nghiệp. Trên thực tế, nếu doanh nghiệp không đáp ứng 10 điều kiện trên, thì mọi hồ sơ, thủ tục đã thực hiện trước đó đều trở nên vô nghĩa. Bởi khi đó cơ quan chuyên ngành sẽ đánh giá cơ sở không đạt điều kiện sản xuất và tiến hành lập biên bản từ chối cấp chứng nhận cho doanh nghiệp.

Cơ quan chuyên ngành đánh giá điều kiện sản xuất tại đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi

Cơ quan chuyên ngành đánh giá điều kiện sản xuất tại đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi

✍ Xem thêm: Hướng dẫn quy định mới về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi 

3. Hồ sơ cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Sau khi hoàn thành và đảm bảo rằng cơ sở sản xuất đã đáp ứng và duy trì tốt 10 điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tiếp theo, Doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ tài liệu sau để tiến hành thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước. Cụ thể:

  • 01 Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (theo Mẫu số 01.TĂCN Phụ lục I Nghị định 13/2020/NĐ-CP)
  • 01 Bản thuyết minh điều kiện sản xuất (theo Mẫu số 02.TĂCN Phụ lục I Nghị định 13/2020/NĐ-CP)
  • 01 Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất (theo Mẫu số 03.TĂCN Phụ lục I Nghị định 13/2020/NĐ-CP)
  • 01 Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu

 

Thức ăn chăn nuôi sản xuất bởi cơ sở có chứng nhận đủ điều kiện sản xuất được khách hàng tin tưởng lựa chọn cho vật nuôi

Thức ăn chăn nuôi sản xuất bởi cơ sở có chứng nhận đủ điều kiện sản xuất được khách hàng tin tưởng lựa chọn cho vật nuôi

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản| Thủ tục chi tiết

4. Thủ tục xin giấy đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

► Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (kể cả trường hợp cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mà thay đổi địa điểm cơ sở sản xuất). Có 3 phương thức thực hiện mà doanh nghiệp có thể lựa chọn gồm: Trực tiếp; Qua dịch vụ bưu chính; Qua môi trường mạng.

► Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ doanh nghiệp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Riêng đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc và cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.

► Bước 3: Đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất

Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 13/2020/NĐ-CP và lập Biên bản theo Mẫu số 05.TACN Phụ lục I Nghị định 13/2020/NĐ-CP.

Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).

►Bước 4: Cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi cho doanh nghiệp

  • Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I Nghị định 13/2020/NĐ-CP.

  • Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

Giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

 

Trên đây là những thông tin cơ bản về hồ sơ, thủ tục cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi cho doanh nghiệp. Vinacontrol CE hy vọng qua đây, Quý doanh nghiệp đã nắm rõ các nội dung quan trọng và tiến hành chứng nhận hiệu quả. Mọi yêu cầu liên quan đến dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 và email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ nhanh nhất!

Tin khác

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV | Hỗ trợ từ A-Z

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV là quá trình đánh giá và xác nhận hiệu suất,...

Hiệu chuẩn máy quang phổ | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Hiệu chuẩn máy quang phổ là quá trình kiểm tra, điều chỉnh và đưa thiết bị về...

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng | An toàn – Hiệu quả

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng là hoạt động kiểm tra, đo lường lường...

Hiệu chuẩn máy đo độ pH | Quy trình từ A-Z

Hiệu chuẩn máy đo pH là quá trình thao tác kỹ thuật nhằm xác định, thiết lập...

Kiểm định tời tay có tải | Uy tín – Chất lượng

Kiểm định tời tay có tải là quy trình kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động...

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...