Tiêu chuẩn ISO 14000 là gì? 5 Nội dung cần biết về môi trường

Sở hữu một hệ thống quản lý môi trường phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14000 là một sự kiện quan trọng và ý nghĩa đối với mọi doanh nghiệp. Nó không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà còn thể hiện trách nhiệm của tổ chức đối với xã hội, cộng đồng. Sau đây, Vinacontrol CE xin cung cấp các thông tin liên quan để Quý doanh nghiệp nắm rõ và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 hiệu quả.

 

1. Tiêu chuẩn ISO 14000 là gì?

Đầu tiên, cần nắm rõ định nghĩa của Hệ thống quản lý môi trường như sau:

Hệ thống quản lý môi trường (EMS) là Một bộ phận của hệ thống quản lý toàn diện, bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, thực hành, thủ tục, quy trình và nguồn lực để phát triển, thực hiện, đạt được và duy trì một chính sách môi trường.

 

ISO 14000 bao gồm các quy tắc nhằm giúp tổ chức quản lý các quy trình đồng thời giúp giảm thiểu được các tác động với môi trường

ISO 14000  gồm các quy tắc nhằm giúp tổ chức quản lý, giảm thiểu được các tác động với môi trường

Hiểu được định nghĩa trên, sẽ giúp các cá nhân, tổ chức áp dụng nắm rõ khái niệm tiêu chuẩn ISO 14000, cụ thể:

Tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý môi trường, chứa đựng một bộ quy tắc được xây dựng bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Standardization Organization hay ISO) nhằm giúp các nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng có thể giảm thiểu được lượng chất thải Công Nghiệp và thiệt hại môi trường. Đây cũng như là một khung quản lý giúp tạo ra các tác động môi trường được tốt hơn.

Bộ tiêu chuẩn này là một phần của một loạt các tiêu chuẩn giúp giải quyết một số khía cạnh của các quy định về môi trường. ISO 14000 được thiết kế để trở thành định dạng giúp từng bước thiết lập và đạt được các mục tiêu giúp thân thiện với môi trường đối với hoạt động kinh doanh hoặc sản phẩm.

Dưới đây là các tiêu chuẩn chính trong ISO 14000:

  • ISO 14001: Đặc điểm kĩ thuật của hệ thống quản lí môi trường
  • ISO 14004: Tiêu chuẩn hướng dẫn
  • ISO 14006 Hệ thống quản lý môi trường - Hướng dẫn kết hợp thiết kế sinh thái
  • ISO 14010 – ISO 14015: Kiểm toán môi trường và các hoạt động liên quan
  • ISO 14012: Hướng dẫn kiểm toán môi trường - Tiêu chuẩn năng lực đối với kiểm toán viên môi trường. 
  • ISO 14020 - 14025: Nhãn mác & phát minh môi trường.
  • ISO 14031: Đánh giá các hoạt động môi trường.
  • ISO 14020 – ISO 14024: Dán nhãn môi trường
  • ISO 14031 và ISO 14032: Đánh giá hiệu suất môi trường
  • ISO 14040 – ISO 14043: Đánh giá vòng đời
  • ISO 14046 Quản lý Môi trường - Dấu chân Nước - Các nguyên tắc và yêu cầu hướng dẫn
  • ISO 14050: Điều khoản và định nghĩa
  • ISO 14061: Thông tin hướng dẫn tổ chức lâm nghiệp sử dụng tiêu chuẩn ISO 14001 & ISO 14004.
  • ISO 14064 khí nhà kính; Đo lường, đo lường, và giảm khí nhà kính phát thải
  • ISO guide 64: Hướng dẫn đề cập tới khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn về sản phẩm. 

 

ISO 14001 là tiêu chuẩn phổ biến nhất và cũng là cốt lõi của bộ ISO 14000

ISO 14001 là tiêu chuẩn phổ biến nhất và cũng là cốt lõi của bộ ISO 14000

Trong đó, ISO 14001 là tiêu chuẩn phổ biến nhất và cũng là cốt lõi của bộ ISO 14000. Bởi tiêu chuẩn này đóng vai trò như là một bộ khung chuẩn để doanh nghiệp có thể xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường (EMS) đạt hiệu quả tối ưu

Xem thêm: Chứng nhận ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường

Đối tượng áp dụng của ISO 14000 là tất cả  các doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng tiêu chuẩn này. Đặc biệt là các doanh nghiệp có mong muốn xây dựng hoặc cải thiện hiệu quả cho EMS của mình. 

 

2. Lịch sử phát triển ISO 14000 trên thế giới

Vào năm 1992, Tập đoàn BSI đã công bố chuẩn hệ thống quản lý môi trường đàu tiên trên thế giới là BS 7750. ISO 14000 được phải triển dựa trên BS 7750 và được tổ chức ISO giới thiệu vào năm 1996. Tiêu chuẩn này được sửa đổi theo từng phiên bản qua các mốc thời gian và Phiên bản mới nhất được sửa đổi là vào năm 2018. Đến nay, đã có 171 quốc gia công nhận và áp dụng tiêu chuẩn, chứng chỉ ISO 14001.

Hệ thống quản lý môi trường được ISO định nghĩa là: “Một bộ phận của hệ thống quản lý toàn diện, bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, thực hành, thủ tục, quy trình và nguồn lực để phát triển, thực hiện, đạt được và duy trì một chính sách môi trường.

 

Lịch sử phát triển ISO 14001 - Tiêu chuẩn cốt lõi của ISO 14000

Lịch sử phát triển ISO 14001 - Tiêu chuẩn cốt lõi của ISO 14000

3. Nguyên tắc khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000

Khi áp dụng tiêu chuẩn thì cá nhân, tổ chức cần đảm bảo các nguyên tắc sau để đạt hiệu quả cao nhất:

  • Xác định rõ những yêu cầu về mặt pháp luật liên quan đến môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Xác định những lĩnh vực và hoạt động liên quan tới môi trường mà doanh nghiệp có khả năng kiểm soát. 
  • Xác định rủi ro và cơ hội xuất hiện trong các hoạt động môi trường của doanh nghiệp. 
  • Thiết lập được chính sách môi trường, các mục tiêu cùng phương pháp để đạt được chúng.
  • Thiết lập hoạt động giám sát, theo dõi và đánh giá hiệu quả của EMS.
  • Thể hiện cam kết của ban lãnh đạo về việc triển khai và áp dụng ISO 14000. 
  • Ban hành những quy định về môi trường yêu cầu đội ngũ nhân viên và các bên liên quan cần phải tuân thủ. 
  • Thiết lập các biện pháp quản lý, kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh có liên quan tới môi trường trong doanh nghiệp. 
  • Xây dựng các kế hoạch, những chương trình riêng biệt để mọi khía cạnh môi trường liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp được kiểm soát. 
  • Gắn kết công tác quản lý môi trường vào với công việc hàng ngày và văn hóa của doanh nghiệp. 
  • Tuyên truyền và đào tạo cho các bên liên quan về ISO 14000. 

 

Đảm bảo các nguyên tắc để tăng hiệu quả trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn

Đảm bảo các nguyên tắc để tăng hiệu quả trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn

4. Lợi ích khi áp dụng quản lý môi trường ISO 14000?

Áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14000 sẽ đem đến cho doanh nghiệp, tổ chức các lợi ích sau: 

♦ Về mặt thị trường:

  • Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường.
  • Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh.
  • Đặc biệt với Chứng nhận ISO 14001, đây sẽ là tấm giấy thông hành để doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường quốc tế khắt khe về môi trường. 

 

♦ Về mặt kinh tế:

  • Giúp tiết kiệm chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí hạch toán môi trường. Từ đó góp phần tối ưu chi phí hoạt động chung cho doanh nghiệp. 
  • Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng.
  • Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
  • Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý.
  • Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên.
  • Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.
  • Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường.
  • Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn.
  • Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp.
  • Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.

 

ISO 14000 mang lại thành công cho tất cả doanh nghiệp áp dụng tốt tiêu chuẩn

ISO 14000 mang lại thành công cho tất cả doanh nghiệp áp dụng tốt tiêu chuẩn

♦ Về mặt quản lý rủi ro:

  •  Hạn chế việc gặp phải các rủi ro và áp lực từ quy chế hay chế tài về môi trường trong quá trình cung ứng sản phẩm/ dịch vụ trên thị trường. 
  • Giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường thông qua việc hạn chế tối đa chất thải công nghiệp và phân bố nguồn tài nguyên hợp lý hơn. 
  • Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.
  • Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.

♦ Về mặt pháp lý:

  • Tăng cường nhận thức về quy định pháp luật về quản lý môi trường.
  • Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng.
  • Giúp cho các công ty có thể đáp ứng được đầy đủ các quy định môi trường nhất định

♦ Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:

  • Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
  • Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
  • Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

 

Ngoài ra, Doanh nghiệp còn thể hiện trách nhiệm của mình qua việc Đóng góp vào các hoạt động vì môi trường, hướng tới một tương lai phát triển bền vững cho bản thân doanh nghiệp và toàn xã hội.

Đồng thời các tổ chức cũng có thể kết hợp áp dụng dễ dàng với các hệ thống quản lý ISO khác để nâng cao hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp. 

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 thể hiện tính trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 thể hiện tính trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng

5. Kết luận

Để xây dựng thành công hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, các doanh nghiệp phải có sự cam kết và đưa ra một chính sách môi trường được toàn thể nhân viên và lãnh đạo nhất trí. Ngoài ra, phải thực hiện kiểm tra theo định kỳ để đánh giá đúng thực trạng của hệ thống, từ đó đưa ra các biện pháp bổ trợ, phòng ngừa và cải tiến, có khả năng đáp ứng được với những yêu cầu đặt ra trong chính sách môi trường của doanh nghiệp cũng như giải quyết được những vấn đề khẩn cấp về môi trường có liên quan đến doanh nghiệp. Qua đây, Vinacontrol CE hy vọng Quý doanh nghiệp đã hiểu rõ những điểm căn bản cần có khi áp dụng cũng như phương thức xây dựng hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả.

 

Hãy để các chuyên gia đào tạo Vinacontrol CE của chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp của bạn trong việc áp dụng thành công EMS theo ISO 14000; Liên hệ ngay qua Hotline: 1800.6083 Email: vnce@vnce.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

Tin khác

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...

Kiểm định cổng trục, bán cổng trục | Hỗ trợ toàn quốc

Kiểm định cổng trục, bán cổng trục là quá trình đánh giá và kiểm tra các tiêu...

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn theo QCVN 14:2018/BKHCN

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn là quá trình đánh giá và xác nhận sản phẩm dầu...

GHG Protocol là gì? Các tiêu chuẩn và hướng dẫn chính

GHG Protocol, hay còn gọi là Greenhouse Gas Protocol, là một bộ tiêu chuẩn...

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...