Quy định kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Các doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần phải kiểm tra chất lượng và công bố chất lượng hàng hóa để sản phẩm của mình được lưu thông trên thị trường.

 

1. Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu là gì?

Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu hay chứng nhận hợp quy sản phẩm nhập khẩu là quy trình bắt buộc và tất yếu đối với tất cả các dòng sản phẩm nước ngoài nhập vào Việt Nam nhằm đảm bào tiêu chuẩn, chất lượng và tình chính sác của sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Kiểm tra chất lượng thức ăn nhập khẩu

Kiểm tra chất lượng thức ăn nhập khẩu 

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi mới nhất

2. Quy định về kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Ngày 21/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi (sau đây gọi tắt là Nghị định số 13/2020/NĐ-CP). Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/3/2020, theo đó quy định về việc kiểm tra nhà nước chất lượng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) nhập khẩu có một số quy định mới so với quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 39/2017/NĐ-CP).

  2.1 Đối với TĂCN nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật

a) TĂCN đã có quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) bao gồm:

- Nhóm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc (bao gồm cả thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt) quy định tại QCVN 01-183:2016/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Các loại nguyên liệu TĂCN quy định tại QCVN 01-78:2011/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BNNPTNT ngày 12/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT). Các nguyên liệu này thuộc nhóm TĂCN truyền thống (theo quy định tại Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi).

b) Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước Về chất lượng TĂCN nhập khẩu:

- Các sản phẩm TĂCN truyền thống quy định tại QCVN 01-78:2011/BNNPTNT: Thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều 18 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP, theo đó “Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp" tại điểm c là quy định mới so với quy định của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP.

- Các sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc (bao gồm cả thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt) quy định tại QCVN 01-183:2016/BNNPTNT, thành phần hồ sơ quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều 18 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP: quy định này không thay đổi so với quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP.

Vinacontrol CE được Bộ nông nghiệp Phát triển Nông thôn chỉ định cấp phép chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Quy định nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 

Quy định nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 

✍ Xem thêm: Quy trình chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước

c) Biện pháp kiểm tra và trình tự kiểm tra:

- Đối với TĂCN truyền thống và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đã có QCVN: Biện pháp kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP. Đây là nhóm sản phẩm được áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan, theo đó người nhập khẩu được lựa chọn biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký theo quy định của pháp luật.

- Đối với thức ăn đậm đặc (bao gồm cả thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt) đã có QCVN: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP. Đây là nhóm sản phẩm được áp dụng biện pháp kiểm tra trước thông quan, quy định này không thay đổi so với quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP.

- Trình tự kiểm tra được quy định khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (trích dẫn tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP).

d) Chỉ tiêu kiểm tra của mẫu đại diện cho lô hàng nhập khẩu:

Chỉ tiêu kiểm tra của mẫu đại diện cho lô hàng nhập khẩu là tất cả các chỉ tiêu quy định trong QCVN tương ứng và ít nhất 01 chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng (theo quy định tại Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng – Mẫu số 12 TACN Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP).

Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thường được tiến hành theo phương thức 7:  Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ, xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng trên Giấy đăng ký kiểm tra của người nhập khẩu và ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng TĂCN nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng là Cục Chăn nuôi hoặc Cục Bảo vệ thực vật hoặc Cục Thú y theo phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

  2.2 Đối với TĂCN nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật

Việc kiểm tra chất lượng TĂCN nhập khẩu được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP đến hết ngày 30/6/2020 (quy định tại khoản 5 Điều 34 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP).

Tiến hành kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu theo quy định

Tiến hành kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu theo quy định

3. Hồ sơ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu gồm những gì?

- Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các thông tin sau:

  • Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; Đặc tính kỹ thuật, xuất xứ, nhà sản xuất; Khối lượng, số lượng; Cửa nhập khẩu; Thời gian nhập;
  • Hợp đồng (Contract);
  • Danh mục hàng hóa (Packing list);
  • Hóa đơn (Invoice);
  • Vận đơn (Bill of Lading);
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu; Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

 

Vinacontrol CE cấp chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Vinacontrol CE cấp chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

✍ Xem thêm: Công bố chất lương thức ăn thủy sản trong nước & nhập khẩu 

 

Mọi yêu cầu chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, Quý khách liên hệ Vinacontrol CE qua hotline 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại yêu cầu tại đây để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

Tiêu chuẩn ISO 19011 về hệ thống quản lý đánh giá | Tài liệu mới nhất

ISO 19011 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý đánh giá (Auditing...

Kế hoạch là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch hiệu quả

Kế hoạch có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Từ kế hoạch...

Lãnh đạo là gì? Phân biệt lãnh đạo với quản lý

Lãnh đạo là quá trình hoặc khả năng của một người hay một nhóm người để hướng...

Kiểm kê khí nhà kính là gì? 9 bước quy trình kiểm kê

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các...

Giấy phép môi trường là gì? Thủ tục cấp giấy chi tiết

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp...

Thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam | 4 Thông tin cần lưu ý

Mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh...

Thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình | 5 Nội dung cần chú ý

Theo quy định Pháp luật hiện hành thì thanh nhôm định hình không thuộc danh...

Thủ tục nhập khẩu kính xây dựng | Hỗ trợ kiểm tra chất lượng

Kính xây dựng được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau vào Việt Nam như...

Thủ tục nhập khẩu sơn các loại | Quy trình mới nhất

Nhận thấy sự vướng mắc đối với thủ tục nhập khẩu sơn tại nhiều doanh nghiệp,...

Thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát | Cập nhật mới nhất

Về thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát cũng tương tư như đối với các mặt hàng...