Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn cần biết | Vinacontrol CE

Chứng nhận hợp chuẩn là việc đánh giá xác nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Hoạt động này nhằm mục đích giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc thương mại sản phẩm trên thị trường mà không nhiều khó khăn. Vậy mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn như thế nào?

 

1. Thế nào là chứng nhận hợp chuẩn?

Chứng nhận hợp chuẩn (chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn) là việc đánh giá xác nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận hơp chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc.

Chất lượng sản phẩm được coi yếu tố then chốt trên con đường hồi nhập doanh nghiệp

Chất lượng sản phẩm được coi yếu tố then chốt trên con đường hồi nhập doanh nghiệp 

✍Xem thêm: Quy trình thủ tục cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn 

Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (CBHC) quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá. Tại Việt Nam, chứng nhận hợp chuẩn được ký hiệu: TCVN 

 

2. Giấy chứng nhận hợp chuẩn

Giấy chứng nhận hợp chuẩn là 1 chứng chỉ xác nhận đối tượng của hoạt động kinh doanh có đầy đủ điều kiện và phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Giấy chứng chỉ hợp chuẩn mang y nghĩa quan trong cho doanh nghiệp trên con đường hồi nhập thị trường bằng chính sản phẩm đã đạt chất lượng.

Giấy chứng nhận hợp chuẩn tại Vinacontrol CE

Giấy chứng nhận hợp chuẩn tại Vinacontrol CE

Thông tin trên mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn

Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn là mẫu văn bản được lập ra với mục đích ghi chép và là bằng chứng chứng minh sản phẩm, hàng hóa,... về việc đạt chứng nhận hợp chuẩn của doanh nghiệp. Các thông tin cần thiết trên 1 mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn doanh nghiệp cần biết:

  • Thương hiệu tổ chức chứng nhận hợp chuẩn – Logo Vinacontrol CE
  • Tên của giấy chứng nhận - Chứng nhận hợp chuẩn.
  • Tên doanh nghiệp được chứng nhận hợp chuẩn.
  • Địa chỉ doanh nghiệp được chứng nhận hợp chuẩn.
  • Tên tiêu chuẩn được đánh giá và xác nhận là phù hợp.
  • Phạm vi chứng nhận - lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
  • Ngày cấp chứng nhận và ngày hết hạn.
  • Chi tiết tại quyết định số.
  • Mã truy xuất chứng chỉ.
  • Dấu chứng nhận hợp chuẩn.
  • Con dấu đỏ và chữ ký đại diện của Vinacontrol CE - tổ chức chứng nhận hợp chuẩn.
  • Tên, địa chỉ của Vinacontrol CE - tổ chức chứng nhận hợp chuẩn.

✍Xem thêm: ISO 9001 là gì? Cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng 

3. Hiệu lực của giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm

Thông thường giấy chứng nhận hợp chuẩn có thời hạn 3 năm kể từ ngày ban hành chứng chỉ. Vinacontrol CE sẽ cấp chứng chỉ hợp chuẩn khi sản phẩm hoàn toàn đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn

Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn (trái) và mẫu giấy chứng nhận hợp quy (phải)

4. Chi phí cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn

Để lên được chi phí đánh giá chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn thì tổ chức chứng nhận (Vinacontrol CE) dựa theo các yếu tố sau:

  • Sản phẩm, hàng hóa cần chứng nhận hợp chuẩn;
  • Quy mô, số lượng và địa chỉ doanh nghiệp cần thực hiện;
  • Phương thức chứng nhận hợp chuẩn;
  • Chi phí thử nghiệm mẫu sản phẩm.

Để được tư vấn cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm hàng hóa hãy liên hệ Vinacontrol CE qua hotline miễn cước 1800.6083 hoặc email vnce@vnce.vn để được hướng dẫn chi tiết nhất.

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...