Kiểm định an toàn sàn treo nâng người – Gondola

Sàn treo nâng người (Gondola) là thiết bị được sử dụng trong thi công xây dựng với kết cấu gồm sàn công tác, dầm treo, cụm máy tời nâng, đối trọng, cáp thép và các cơ cấu, bộ phận an toàn khác nhằm tạo ra vị trí làm việc cho người và dụng cụ khi làm việc trên cao. Khi sử dụng thiết bị để thi công xây dựng, doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm định an toàn sàn treo nâng người theo quy định pháp luật. Và dưới đây là một số nội dung kiểm định cần lưu ý.

 

1. Kiểm định an toàn sàn treo nâng người là gì?

Sàn treo nâng người thuộc Danh mục máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH. Theo đó kiểm định sàn treo nâng người là thủ tục bắt buộc phải tiến hành đối với đơn vị sử dụng.

Kiểm định sàn treo nâng người hay kiểm định Gondola là hoạt động đánh giá, kiểm tra kết cấu kỹ thuật, tình trạng của thiết bị sàn treo dựa trên quy trình cụ thể qua đó đưa ra các kết luận về tính an toàn, ổn định của thiết bị, phát hiện kịp thời các lỗi, hỏng hóc nếu có để sửa chữa, khắc phục, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, vận hành máy.

Sàn treo nâng người thuộc Danh mục máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Nhà nước ban hành

Sàn treo nâng người thuộc Danh mục máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Nhà nước ban hành

✍ Xem thêm: Kiểm định hệ thống giàn giáo| Kiểm định an toàn thiết bị xây dựng

2. Lý do cần thực hiện kiểm định sàn treo?

  • Thứ nhất, Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, xây dựng. Tránh xảy ra các vụ việc tai nạn lao động đáng tiếc, thương tâm;
  • Thứ hai, Kịp thời sửa chữa, bảo trì, xử lý trục trặc của thiết bị sàn treo. Đảm bảo đúng lịch, tiến độ thi công công trình;
  • Thứ ba, Chấp hành và tuân thủ kiểm định an toàn Gondola theo quy định tại thông tư số 29/2016/TT-BXD ;
  • Thứ tư, Xây dựng tính pháp lý chặt chẽ cho quá trình thi công. Tránh khỏi các rủi ro về mặt pháp lý hay chịu trách nhiệm pháp lý khi không tiến hành kiểm định dẫn đến gây mất an toàn và xảy ra tai nạn chết người.

Trên thực tế gần đây trên địa bàn Hai Bà Trưng, Hà Nội đã xảy ra vụ việc tai nạn lao động do gãy sàn treo làm 4 công nhân tử vong và gây xôn xao dư luận. Cụ thể, nguyên nhân xảy ra sự cố là do sàn thao tác đã bị thay đổi kết cấu (lắp thêm 1 khoang sàn dài 2,5m so với chứng nhận kiểm định) và quá tải trọng nâng cho phép của gondola. Chính việc thiếu kiến thức của cá nhân khi lắp thêm khoang sàn và không kiểm định sàn nâng theo đúng quy trình đã dẫn đến vụ việc thương tâm này. Do đó có thể thấy hoạt động huấn luyện an toàn lao động và kiểm định thiết bị trong quá trình thi công xây dựng là vô cùng cần thiết và phải được tuân thủ một cách chặt chẽ.

Hiện trường vụ án tai nạn lao động do gãy Gondola tại Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hiện trường vụ án tai nạn lao động do gãy Gondola tại Hai Bà Trưng, Hà Nội

✍ Xem thêm: Kiểm định Palang điện, Palang kéo tay| Thông tin chi tiết

3. Quy trình kiểm định sàn treo theo QTKD 03-2016/BXD

Quy trình kiểm định được tiến hành theo các bước được hướng dẫn, quy định cụ thể tại QTKD 03-2016/BXD

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị

Các giấy tờ cần có gồm: lý lịch, hồ sơ thiết bị, bản vẽ nguyên lý hoạt động, hồ sơ lắp đặt,….

Bước 2: Kiểm tra bên ngoài;

Kiểm tra vị trí lắp đặt: Mặt bằng lắp đặt thiết bị phải đảm bảo khả năng chịu lực của thiết bị. Vị trí lắp đặt đảm bảo khoảng cách an toàn với đường dây tải điện;

Kiểm tra kích thước lắp dựng sàn treo theo thiết kế;

Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ và phù hợp của các bộ phận, cụm máy, chi tiết và thông số kỹ thuật trên nhãn mác của thiết bị;

Kiểm tra tình trạng an toàn của các chi tiết, bộ phận thiết bị bao gồm:

  • Kết cấu kim loại của sàn thao tác, cơ cấu treo.
  • Các điểm ghép bu lông của các liên kết.
  • Các liên kết hàn trên thiết bị.
  • Kiểm tra cáp thép theo tiêu chuẩn, đầu cáp cũng như tăng đơ cáp neo giằng cần.
  • Kiểm tra khối lượng của đối trọng trên cơ cấu treo và neo giữ cố định trên chân cơ cấu treo.
  • Các thiết bị đảm bảo an toàn: giới hạn hành trình, dây an toàn, khóa cứu sinh.
  • Hệ thống cáp điện, tủ điều khiển.
  • Hệ thống sàn thao tác.

Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật, thử không tải

  • Kiểm tra hoạt động của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu phanh hãm;
  • Kiểm tra hoạt động của giới hạn hành trình, cơ cấu cứu hộ bằng tay, khả năng chống trượt của khóa an toàn.

Bước 4: Các chế độ thử tải, phương pháp thử

  • Thử nghiệm tải trọng tĩnh được tiến hành với Mức thử tải là 150% tải trọng làm việc. Kết quả đạt yêu cầu khi sàn thao tác không bị trôi, thiết bị không bị mất ổn định và kết cấu kim loại không bị biến dạng.
  • Thử nghiệm tải trọng động. Mức thử tải là 125% tải trọng làm việc. Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu hoạt động theo đúng tính năng thiết kế không có dấu hiệu bất thường và phanh không bị trôi.
  • Thử cơ cấu khóa an toàn.

► Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định

Kiểm định viên tiến hành quy trình kiểm tra, đánh giá kết cấu kỹ thuật của Gondola

Kiểm định viên tiến hành quy trình kiểm tra, đánh giá kết cấu kỹ thuật của Gondola

✍ Xem thêm: Kiểm định máy móc xây dựng| Danh mục thiết bị cần lưu ý kiểm định

4. Khi nào kiểm định Gondola?

Kiểm định an toàn lần đầu: Doanh nghiệp tiến hành kiểm định trước khi đưa thiết bị vào vận hành.

Kiểm định an toàn định kỳ: Thời hạn kiểm định định kỳ Gondola là 01 năm và với sàn treo đã sử dụng trên 10 năm thì phải tiến hành kiểm định 06 tháng/lần.

Kiểm định an toàn bất thường.Tiến hành kiểm định khi:

  • Sau sửa chữa, nâng cấp, cải tạo sàn nâng có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật của Gondola;
  • Sau khi chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới, bị tháo rời;
  • Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị vận hành.

 Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện kiểm định Pa-Lăng điện, Pa-lăng kéo tay theo quy định

Trên đây là những nội dung doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện kiểm định an toàn cho sàn treo nâng người. Mọi yêu cầu về dịch vụ kiểm định an toàn thiết bị của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tin khác

Chứng nhận hợp quy băng chặn nước PVC | Hồ sơ – Thủ tục

Chứng nhận hợp quy băng chặn nước PVC là hoạt động kiểm tra và thử nghiệm,...

Chứng nhận thạch cao Phospho | Uy tín - Nhanh gọn

Chứng nhận thạch cao phospho là quá trình xác nhận và chứng nhận rằng thạch...

Mô hình servqual là gì? 4 nội dung cần lưu ý

Servqual là viết tắt của Service Quality - chất lượng dịch vụ. Parasuraman &...

Chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông theo TCVN 8826:2011

Chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông là chứng nhận chất phụ gia...

Sản xuất pate cần xin những giấy phép gì? 9 loại giấy phép cần biết

Sản xuất pate là một ngành công nghiệp thực phẩm quan trọng và đầy tiềm năng....

Chứng nhận phụ gia khoáng cho xi măng | Hồ sơ – Thủ tục

Chứng nhận phụ gia khoáng cho xi măng là quá trình xác minh và công nhận rằng...

CPK là gì? Phân biệt CPK với các chỉ số CP, PPK

CPK là viết tắt của "Process Capability Index" (Chỉ số khả năng quá trình)...

Nâng cao công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy | Tin tổng hợp

Liên quan đến Vụ cháy căn nhà 9 tầng, 1 tum xảy ra hồi 23h22' ngày...

Giấy phép cần thiết cho cơ sở sản xuất mua bán khô bò | Chú ý

Nếu bạn đang có kế hoạch hoặc đã kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và mua...

Cơ sở sản xuất xúc xích cần giấy phép gì? Hướng dẫn đăng ký

Nếu cơ sở sản xuất xúc xích làm giấy an toàn thực phẩm không đúng theo quy...