Diễn đàn công nhận quốc tế – IAF là gì? 4 thông tin cần biết

Nhiều doanh nghiệp khi tìm hiểu và có mong muốn được đánh giá cấp chứng nhận hệ thống thường hay thắc mắc với khái niệm IAF là gì và vai trò của IAF là gì đối với giấy chứng nhận khi họ được cấp. Hôm nay, để giúp doanh nghiệp hiểu rõ về cụm từ IAF. Vinacontrol CE sẽ giải thích rõ ràng và chi tiết dưới đây.

 

1. IAF là gì?

1.1 Khái niệm IAF

 

IAF là viết tắt của International Accreditation Forum hay còn được biết đến là Diễn đàn công nhận quốc tế. Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) là một hiệp hội quốc tế bao gồm các tổ chức đã đồng ý làm việc cùng nhau trên toàn thế giới để đạt được các mục tiêu tạo thuận lợi thương mại chung.

IAF là viết tắt của International Accreditation Forum

IAF là viết tắt của International Accreditation Forum

1.2 Nguồn gốc hình thành                                               

Các tổ chức công nhận được thành lập tại nhiều quốc gia với mục đích chính là đảm bảo các tổ chức chứng nhận sự phù hợp được giám sát bởi một tổ chức có thẩm quyền. Và những tổ chức công nhận này đã ký các thỏa thuận giúp các sản phẩm và dịch vụ được chấp nhận nhiều hơn tại nhiều quốc gia, qua đó tạo nên một khung hỗ trợ mậu dịch quốc tế nhờ xóa bỏ các rào cản kỹ thuật.

Những thỏa thuận về các lĩnh vực gồm các hệ thống quản lý, sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và các chương trình tương tự đánh giá sự phù hợp được Diễn đàn công nhận quốc tế (International Accreditation Forum - IAF) quản lý, còn những thỏa thuận về công nhận thanh tra và phòng thí nghiệm được Tổ chức công nhận Phòng thí nghiệm Quốc tế (International Laboratory Accreditation Cooperation - ILAC) quản lý. Cả hai tổ chức IAF và ILAC hợp tác với nhau cùng nỗ lực thúc đẩy công nhận và đánh giá sự phù hợp trên toàn thế giới.

✍ Xem thêm: Tổ chức ISO là gì? Tìm hiểu tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

2. Thành viên của Diễn đàn IAF

Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF) là một hiệp hội toàn cầu của:

  •  Cơ quan công nhận
  •  Nhóm công nhận khu vực
  •  Hiệp hội tổ chức chứng nhận
  •  Hiệp hội ngành
  •  Các tổ chức/bên liên quan khác và chủ sở hữu các chương trình để chứng nhận hệ thống quản lý, sản phẩm, quy trình, dịch vụ, nhân sự và thẩm tra, xác nhận.

Có thể thấy, tất cả các tổ chức thực hiện và quản lý các chương trình công nhận các tổ chức chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng, sản phẩm, dịch vụ, con người, hệ thống quản lý môi trường các chương trình tương tự chứng nhận sự phù hợp đều có thể trở thành thành viên của Diễn đàn công nhận quốc tế IAF.

Các tổ chức này phải tuyên bố tham gia Thỏa ước Công nhận lẫn nhau (MLA) của IAF công nhận các công nhận của các thành viên khác tương đương với công nhận của chính họ. Thành viên Hiệp hội IAF là các tổ chức hay hiệp hội đại diện cho một nhóm tương tự các tổ chức trên toàn thế giới, trong cùng một lĩnh vực hay cùng một khu vực. Các tổ chức đó kết hợp với các chương trình cùng các Thành viên tổ chức công nhận IAF hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của IAF.

Hiện tại Việt Nam có Văn phòng Công nhận chất lượng BoA là thành viên ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau MLA của PAC và IAF cho chương trình công nhận Tổ chức chứng nhận (VICAS) cho phạm vi chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và sản phẩm.

Năng lực chứng nhận ISO 9001 của Vinacontrol CE được công nhận bởi BoA và IAF

Năng lực chứng nhận ISO 9001 của Vinacontrol CE được công nhận bởi BoA và IAF

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Tư vấn xây dựng thành công hệ thống QMS

3. Mục tiêu của IAF

  • Tiến hành hoạt động Công nhận làm cho thế giới tốt đẹp hơn
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách sử dụng đánh giá sự phù hợp được công nhận trên toàn thế giới để mang lại niềm tin cần thiết cho sự chấp nhận của thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ.
  • Duy trì và phát triển thỏa thuận thừa nhận đa phương (MLA) giữa các thành viên của tổ chức công nhận chứng nhận được công nhận giữa các bên ký kết
  • Hoạt động như một diễn đàn toàn cầu để tập hợp các cơ quan công nhận và các nhóm bên liên quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu.
  • Để phát triển sự hài hòa thích hợp của các thực hành chứng nhận tốt nhất.
  • Thúc đẩy chứng nhận được công nhận bằng cách làm việc, có ảnh hưởng đối với các tổ chức quốc tế và các nhóm ngành quan trọng.    

 

IAF hoạt động như một diễn đàn toàn cầu để tập hợp các cơ quan công nhận

IAF hoạt động như một diễn đàn toàn cầu để tập hợp các cơ quan công nhận

4. Vai trò của Diễn đàn công nhận quốc tế

IAF hoạt động với hai mục đích cơ bản, đó là:

  • Thứ nhất là đảm bảo các tổ chức công nhận thành viên của diễn đàn chỉ công nhận cho các tổ chức đủ năng lực thực hiện công việc và không nảy sinh xung đột lợi ích.
  • Thứ hai là thiết lập những thỏa thuận các bên cùng công nhận, gọi là Thỏa ước Công nhận lẫn nhau (Multilateral Recognition Arrangement - MLA) giữa các tổ chức công nhận thành viên, giúp giảm rủi ro cho doanh nghiệp và khách hàng thông qua đảm bảo chứng nhận công nhận đáng tin cậy ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

MLA góp phần tăng sự tự do mậu dịch quốc tế thông qua việc loại trừ các rào cản kỹ thuật để giao thương. Diễn đàn IAF hoạt động nhằm tìm ra phương thức hiệu quả nhất để đạt được một hệ thống duy nhất cho phép các doanh nghiệp có chứng chỉ đánh giá sự phù hợp được công nhận ở một nơi nào đó trên thế giới cũng được công nhận ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Mục tiêu của MLA chính là nhằm bao quát tất cả các tổ chức công nhận tại tất cả các quốc gia trên thế giới, nhờ đó loại bỏ được nhu cầu chứng nhận sản phẩm hay dịch vụ của các nhà cung cấp ở mỗi quốc gia mà họ bán hàng hay cung cấp dịch vụ. Chứng nhận một lần - được chấp nhận ở mọi nơi.

 

Trên đây là các thông tin tổng quan về Diễn đàn Công nhận quốc tế - IAF. Hy vọng qua bài viết này Quý bạn đọc có thể nắm bắt và hiểu được vai trò, chức năng của diễn đàn này. Vinacontrol CE là tổ chức chứng nhận uy tín được công nhận bởi Văn phòng công nhận chất lượng BoA – thành viên của Diễn đàn công nhận quốc tế IAF. Do đó, Giấy chứng nhận do Vinacontrol CE cấp có logo của BoA và IAF và có hiệu lực trên phạm vi toàn thế giới. Mọi yêu cầu về dịch vụ chứng nhận của chúng tôi, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất!

Tin khác

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...

Kiểm định cổng trục, bán cổng trục | Hỗ trợ toàn quốc

Kiểm định cổng trục, bán cổng trục là quá trình đánh giá và kiểm tra các tiêu...

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn theo QCVN 14:2018/BKHCN

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn là quá trình đánh giá và xác nhận sản phẩm dầu...

GHG Protocol là gì? Các tiêu chuẩn và hướng dẫn chính

GHG Protocol, hay còn gọi là Greenhouse Gas Protocol, là một bộ tiêu chuẩn...

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...