Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy
Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hiện có 8 phương thức đánh giá sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, hai phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy phổ biến hơn cả là:
- Phương thức 5: đánh giá đối với hàng sản xuất trong nước;
- Phương thức 7: dành cho hàng hóa nhập khẩu.
Tùy theo từng phương thức mà thời hạn hiệu lực giấy chứng nhận khác nhau.
1. HIỆU LỰC GIẤY CHỨNG NHẬN HỢP QUY
1.1 Kết quả chứng nhận hợp quy phương thức 5
Theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN,
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc mẫu lấy trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất.
Như vậy,
Giấy chứng nhận có hiệu lực chứng nhận tối đa 03 năm, trên cơ sở thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Tùy thuộc vào nhóm sản phẩm và độ phức tạp, quy mô mà số lượng đánh giá giám sát khác nhau, thông thường là 2- 3 lần đánh giá giám sát. Các mốc thời gian trong suốt quá trình Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 có hiệu lực:
- Cấp giấy chứng nhận lần đầu: Sau khi tiến hành các bước thử nghiệm, đánh giá, tất cả các kết quả đạt yêu cầu theo Quy chuẩn kỹ thuật thì doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận hợp quy. Tính từ ngày cấp, Giấy chứng nhận sẽ hết hiệu lực sau 36 tháng.
- Đánh giá giám sát lần 1: tối thiểu 12 tháng/1 lần, Tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá giám sát lần 1 tại doanh nghiệp. Việc đánh giá giám sát nhằm mục đích duy trì hiệu lực của chứng chỉ. Nếu kết quả thử nghiệm, đánh giá đạt yêu cầu, Tổ chức chứng nhận sẽ ra Quyết định duy trì hiệu lực Giấy chứng nhận đã cấp ở lần 1.
- Trường hợp kết quả đánh giá giám sát không đạt yêu cầu, doanh nghiệp không có hành động khắc phục, cải tiến, hoặc không tiếp tục thực hiện giám sát. Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đình chỉ hoặc thu hồi chứng chỉ. Đồng thời thông báo cho các cơ quan quản lý liên quan đến chứng nhận.
- Đánh giá giám sát lần 2: Cách thời gian đánh giá giám sát lần 1 là 12 tháng. Nội dung và công việc tương tự lần đánh giá giám sát lần 1.
- Chứng chỉ hết hiệu lực và chứng nhận lại.
Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo phương thức 5
1.2 Kết quả chứng nhận hợp quy phương thức 7
Theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN,
- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa
Căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để ra kết luận về sự phù hợp của lô. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
Như vậy,
Giấy chứng nhận chỉ có giá trị đối với lô hàng được chứng nhận, không áp dụng được với lô hàng khác và có số chứng từ khác.
2. GIA HẠN HOẶC XIN CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Trường hợp Giấy chứng nhận hợp quy hết thời hạn, doanh nghiệp phải thực hiện lại thủ tục cấp Giấy chứng nhận hợp quy để được phép tiếp tục đưa sản phẩm ra thị trường trong nước. Lưu ý, sau khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, việc đánh giá lại để cấp chứng nhận chứ không phải là đánh giá giám sát.
Sản phẩm hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thì được tiếp tục lưu hành, không phải đánh giá chứng nhận hợp quy lại và công bố hợp quy lại.
Trước khi hết thời hạn giấy chứng nhận hoặc chưa từng thực hiện, doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp với tổ chức chứng nhận Vinacontrol CE qua hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc chat ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và tốt nhất.
Tin khác