Chứng nhận hợp quy gạch đất sét nung | Thủ tục nhanh

Gạch đất sét nung hay còn gọi là gạch đỏ, gạch nung là vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay trong xây dựng. Theo quy định tại Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng thì sản phẩm vật liệu xây dựng gạch đất sét nung cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy.

 

1. Chứng nhận hợp quy gạch đất sét

  1.1 Thế nào là chứng nhận hợp quy?

"Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. (Trích khoản 7 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật.

Chứng nhận hợp quy gạch đất sét nung là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm gạch đất sét nung. Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể QCVN 16:2019/BXD nhằm đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, giúp tổ chức dễ dàng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Bộ Xây Dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng QCVN 16:2019/BXD hướng dẫn rõ ràng, cụ thể các bước tiến hành và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý chất lượng, chứng nhận, công bố hợp quy các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2. (QCVN 16:2019/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới thay thế QCVN 16:2017/BXD và QCVN 16:2014/BXD).

VNCE tư vấn cấp giấy chứng nhận hợp quy gạch đất sét nung 

VNCE tư vấn cấp giấy chứng nhận hợp quy gạch đất sét nung 

  1.2 Quy trình thực hiện chứng nhận hợp quy gạch đất sét

Bước 1: Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng. Hệ thống đảm bảo chất lượng là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp đạt được chứng nhận, giúp cho sản phẩm đầu ra đạt được sự ổn định về chất lượng và giảm sản phẩm sai hỏng. Vinacontrol CE sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng này (hệ thống này là một phần của ISO 9001).

Bước 2: Thực hiện đăng ký chứng nhận 

Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký chứng nhận hợp quy gạch đất sét nung với tổ chức chứng nhận hợp quy tại Việt Nam, tại đây tổ chức chứng nhận và doanh nghiệp thống nhất chi phí chứng nhận, lên lên kế hoạch triển khai về thời gian và địa điểm.

Bước 3: Thực hiện đánh giá chứng nhận và thử nghiệm mẫu sản phẩm

Đối với sản phẩm vật liệu xây dựng gạch đất sét nung có 2 phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy như sau:

- Phương thức 5: Dành cho các sản phẩm vật liệu xây dựng được sản suất, kinh doanh tại Việt Nam bao gồm thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Thời hạn giấy chứng nhận hợp quy là 3 năm, sau khoảng thời gian trên doanh nghiệp cần phải thực hiện tại chứng nhận.

- Phương thức 7: Danh cho các sản phẩm vật liệu được nhập khẩu về nước với mục đích thương mại và kinh doanh bao gồm thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩmvà hàng hóa. Giá trị của giấy chứng nhận hợp quy phương thức 7 chỉ có giá trị đối với lô hàng sản phẩm đấy với mục đích thông quan cho lô hàng.

Bước 4: Thực hiện đánh giá kết quả và cấp giấy chứng nhận 

Dựa trên kết quả thử nghiệm mẫu và đánh giá từ chuyên gia chứng nhận, tổ chức chứng nhận hợp quy sẽ cấp giấy chứng nhận nếu kết quả báo cáo đạt theo yêu cầu.

Hình ảnh mô hình sản xuất gạch không nung tại doanh nghiệp 

Hình ảnh mô hình sản xuất gạch không nung tại doanh nghiệp 

✍ Xem thêm: Chứng nhận chất lượng ngói đất sét nung| Uy tín - thủ tục đơn giản

2. Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện hợp quy gạch đất sét nung 

  •  Giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt được chất lượng sản phẩm nhờ vào việc áp dụng thành công quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vào trong sản xuất;
  •  Giảm thiểu chi phí kiểm tra, thử nghiệm mẫu nhiều lần;
  •  Nâng cao thương hiệu sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường;
  •  Tăng hiệu quả khi thực hiện đấu thầu, dễ trúng thầu;
  •  Đảm bảo các yêu cầu pháp lý, tránh các đợt kiểm tra từ các cơ quan chức năng.

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy xi măng, phụ gia xi măng

3. Giấy chứng nhận hợp quy gạch đất sét nung 

Sau khi Tổ chức chứng nhận hợp quy (như Vinacontrol CE) thực hiện thử nghiệm mẫu, đánh giá chứng nhận chất lượng gạch nung tại doanh nghiệp đạt theo tiêu chuẩn Quốc giá QCVN 16:2019/BXD. Tổ chức chứng nhận có trách nghiệm hướng dẫn hoặc hỗ trợ doanh nghiệp công bố chất lượng sản phẩm trên Sở xây dựng. Sau đấy cấp cho doanh nghiệp giấy chứng chỉ hợp quy cho gạch đất sét nung với thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp. Dưới đây là mẫu giấy chứng nhận hợp quy gạch đất sét hợp pháp tại Việt Nam.

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy gạch đất sét nung hợp pháp

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy gạch đất sét nung hợp pháp

✍ Xem thêm:Danh mục sản phẩm vật liệu xây dựng cần thực hiện chứng nhận hợp quy

4. Tại sao nên chứng nhận gạch đất sét nung tại Vinacontrol CE?

  1. Vinacontrol CE - Tổ chức chứng nhận hàng đầu tại Việt Nam, được Bộ Xây dựng chỉ định trực tiếp theo Quyết định số 148/QĐ-BXD có đủ năng lực trong việc thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dưng toàn bộ 06 nhóm vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD;
  2. Đội ngũ tư vấn Vinacontrol CE hỗ trợ các vấn đề về thủ tục pháp lý liên quan đến dịch vụ chứng nhận hợp quy của khách hàng;
  3. Hỗ trợ doanh nghiệp công bố hợp quy, chất lượng của sản phẩm trên Sở Xây Dựng;
  4. Hỗ trợ miễn phí quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp;
  5. Chi phí chứng nhận phù hợp với mọi doanh nghiệp;
  6. Thời gian cấp giấy chứng nhận hợp quy nhanh.

 

Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ hợp quy gạch đất sét nung - chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng xin liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.6083 hoặc email vnce@vnce.vn để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

An toàn điện là gì? 7 Biện pháp đảm bảo an toàn điện

Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề...

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện | Tìm hiểu ngay

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động...

Giấy phép kinh doanh là gì? Tìm hiểu thủ tục đăng ký giấy phép

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý cho phép các cá nhân, tổ chức...

Phân loại lao động theo điều kiện lao động | Hướng dẫn chi tiết

Phân loại lao động theo điều kiện lao động là quá trình xác định và nhóm các...

Tiêu chuẩn ISO 19011 về hệ thống quản lý đánh giá | Tài liệu mới nhất

ISO 19011 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý đánh giá (Auditing...

Kế hoạch là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch hiệu quả

Kế hoạch có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Từ kế hoạch...

Lãnh đạo là gì? Phân biệt lãnh đạo với quản lý

Lãnh đạo là quá trình hoặc khả năng của một người hay một nhóm người để hướng...

Kiểm kê khí nhà kính là gì? 9 bước quy trình kiểm kê

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các...

Giấy phép môi trường là gì? Thủ tục cấp giấy chi tiết

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp...

Thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam | 4 Thông tin cần lưu ý

Mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh...