Chứng nhận ISO 21001| Hệ thống quản lý tổ chức giáo dục
Quản lý giáo dục tốt không chỉ đem lại trải nghiệm chất lượng cho người học mà nó còn góp phần vào sự phát triển của chính tổ chức giáo dục trong tương lai. Tiêu chuẩn ISO 21001 cung cấp các hướng dẫn để cơ sở giáo dục xây dựng hệ thống quản lý từ đó tiến hành hoạt động quản lý giáo dục hiệu quả và đạt nhiều lợi ích nhất.
1. ISO 21001 là gì?
ISO 21001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý giáo dục (EOMS) được xây dựng, phát triển bởi tổ chức tiêu chuẩn quốc tế nhằm cung cấp các công cụ quản lý cho những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Tiêu chuẩn này hướng đến việc giúp đỡ các đơn vị giáo dục trong việc đáp ứng các mong muốn và nhu cầu cần thiết của học viên. ISO 21001 phát triển dựa trên nền tảng từ ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng, tuy nhiên ISO 21001 cung cấp một khuôn khổ dành riêng cho lĩnh vực giáo dục thay vì dành cho mọi lĩnh vực khác như ISO 9001. Khuôn khổ mà ISO 21001 cung cấp hứa hẹn làm hài lòng người học qua việc cải tiến quy trình giáo dục và đảm bảo tất cả các nhu cầu của học viên.
ISO 21001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý giáo dục (EOMS)
✍ Xem thêm: TCVN ISO 21001:2018 | Tải trọn bộ tiêu chuẩn miễn phí
2. Đối tượng cần chứng nhận ISO 21001
ISO 21001 được áp dụng cho mọi tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục hay có mục tiêu cung cấp, phát triển vốn tri thức, các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đến xã hội qua nhiều phương pháp truyền tải khác nhau, phù hợp. Đặc biệt áp dụng ISO 21001 cho các cơ sở giáo dục có nhu cầu:
- Chứng minh năng lực, chất lượng dịch vụ giảng dạy của trung tâm;
- Nâng cao sự hài lòng của người học và các bên liên quan.
Lưu ý: ISO 21001 không áp dụng các các tổ chức chỉ sản xuất, kinh doanh, chế tạo các sản phẩm giáo dục
3. Tầm quan trọng của hệ thống quản lý tổ chức giáo dục ISO 21001
Giáo dục là nhu cầu cơ bản cần thiết của mọi cá nhân trong xã hội. Chính vì thế, cá nhân sẽ quan tâm đến chất lượng khóa học từ những nhà giáo dục. Tuy nhiên, mặc dù kết quả đầu ra là không thể đảm bảo, nhưng các cơ sở giáo dục có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng người học nhận được chất lượng giáo dục như mong đợi. Hệ thống quản lý giáo dục (EOMS) được xây dựng, phát triển dựa trên tiêu chuẩn ISO 21001 sẽ giúp các đơn vị, tổ chức giáo dụng khẳng định, hiện thực vai trò này hiệu quả.
Chứng nhận ISO 21001 sẽ giúp tổ chức quản lý hiệu quả, năng suất hơn nhằm cung cấp các dịch vụ giáo dục chất lượng, và đưa ra nhiều kinh nghiệm thực tiễn cho mọi người học, đặc biệt đem lại lợi ích cho những học viên có nhu cầu học tập lớn và học tập từ xa. Hơn nữa, khi chứng nhận ISO 21001, tổ chức có thể chứng minh với các bên liên quan về cam kết của mình liên quan đến hoạt động cải tiến hệ thống giáo dục.
Nâng cao chất lượng giáo dục khi áp dụng ISO 21001
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 23301| Quản lý kinh doanh liên tục
4. Những lợi ích khi chứng nhận ISO 21001
Khi tổ chức giáo dục chứng nhận ISO 21001 cũng như xây dựng thành công hệ thống quản lý giáo dục. Sau đây là những lợi ích mà họ sẽ nhận được.
- Cải tiến hệ thống giáo dục;
- Nâng cao danh tiếng, uy tín cho trung tâm giáo dục;
- Đảm bảo các cơ hội là bình đẳng cho mọi học viên bất kể nền tảng tôn giáo, nguồn gốc, dân tộc hoặc văn hóa, giới tính;
- Cung cấp các khóa học cá nhân và đem lại hiệu quả cho học viên;
- Tạo ra các khóa học có sự kết nối, tương tác tốt;
- Kích thích sự tiến bộ vượt bậc và đổi mới hiệu quả.
Nâng cao trải nghiệm học tập với hệ thống quản lý tổ chức giáo dục ISO 21001
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001| Hệ thống quản lý chất lượng
5. Nội dung hệ thống quản lý giáo dục ISO 21001
Nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục tốt và đồng đều, ISO 21001 nhấn mạnh một số khái niệm liên quan đến thực tiễn tốt nhất về quản lý giáo dục, cụ thể:
- Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào giảng viên/ Giáo viên;
- Phương pháp tiếp cận là lấy người học làm trung tâm và coi trọng;
- Cung cấp các nguồn lực và cơ sở vật chất tốt;
- Chương trình học và tài liệu phù hợp với người học;
- Môi trường học tập an toàn và thuận lợi;
- Sự hỗ trợ từ xã hội và gia đình;
- Thiết kế phân biệt giới tính được thiết lập.
Từ đó giúp các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng bằng cách kết hợp các khái niệm và mục tiêu vào phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, Tổ chức phải thiết lập, áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý tổ chức quản lý giáo dục theo các đầu việc dưới đây:
- Xác định đầu vào cần thiết và đầu ra mong muốn của các quá trình này;
- Xác định trình tự và sự tương tác giữa các quá trình;
- Xác định và áp dụng các tiêu chí phương pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện và kiểm soát các quá trình;
- Xác định nguồn lực cần thiết;
- Phân công trách nhiệm và quyền hạn với các quá trình;
- Giải quyết các rủi ro và cơ hội được xác định;
- Đánh giá các quá trình và thực hiện thay đổi cần thiết;
- Cải tiến quá trình và EOMS;
- Duy trì thông tin dạng văn bản để được hỗ trợ việc thực hiện các quá trình của tổ chức;
- Lưu giữ thông tin dạng văn bản để có được sự tin cậy rằng các quá trình được thực hiện như hoạch định.
Mô hình PDCA cải tiến duy trì hệ thống quản lý tổ chức giáo dục ISO 21001
6. Quy trình chứng nhận ISO 21001
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 21001 tại tổ chức chứng nhận ISO uy tín.
- Bước 2: Chuyên gia tư vấn, đào tạo, hướng dẫn áp dụng ISO 21001 tại tổ chức.
- Bước 3: Đánh giá thực tiễn, hồ sơ của cơ sở đào tạo đăng ký chứng nhận ISO 21001.
- Bước 4: Cấp chứng nhận ISO 21001 cho đơn vị đủ điều kiện.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về tiêu chuẩn ISO 21001 cũng như hệ thống quản lý đào tạo.
*Đây là bài cung cấp thông tin Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.
Tin khác