Kiểm đinh tàu lượn | Tìm hiểu quy trình kiểm định

Tàu lượn là một trong những trò chơi cảm giác mạnh thu hút đông đảo người tham gia tại các khu vui chơi giải trí. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, việc kiểm định tàu lượn là yếu tố không thể thiếu. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình kiểm định tàu lượn, giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng và các bước cần thiết trong công tác này.

Đây là bài cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này!

1. Kiểm định tàu lượn là gì?

Kiểm định tàu lượn là quá trình kiểm tra, đánh giá toàn diện thiết bị tàu lượn nhằm đảm bảo rằng thiết bị đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn theo quy định của pháp luật. Hoạt động này bao gồm việc kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm vận hành, và đánh giá các yếu tố liên quan đến cấu trúc, hệ thống điều khiển, và tính năng an toàn của tàu lượn.

Kiểm định tàu lượn theo quy trình 27- 2016/BLĐTBXH

Kiểm định tàu lượn theo quy trình 27- 2016/BLĐTBXH

✍ Xem thêm: Kiểm định thiết bị nâng | Tư vấn quy trình kiểm định an toàn 

2. Các quy định kiểm định tàu lượn

Căn cứ danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động ban hành kèm theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH. Theo đó có quy định các thiết bị trò chơi: tàu lượn, đu quay, máng trượt mang theo người lên cao từ 2m trở lên, tốc độ di chuyển của người từ 3m/s so với sàn cố định trừ các phương tiện thi đấu thể thao thuộc loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Đồng thời căn cứ tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy trình 27- 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH quy định phạm vi áp dụng đối với các tàu lượn cao tốc mang người lên cao từ 02m trở lên và tốc độ di chuyển từ 03m/s thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tóm lại, các thiết bị trò chơi tàu lượn có độ cao trên 10m thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và được kiểm định theo Quy trình 27- 2016/BLĐTBXH.

Các quy định kiểm định tàu lượn

Các quy định kiểm định tàu lượn

✍ Xem thêm: Kiểm định an toàn thiết bị | Tại sao phải kiểm định ?

3. Quy trình kiểm định tàu lượn như thế nào?

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của tàu lượn;

- Kiểm tra bên ngoài;

- Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải;

- Các chế độ thử tải - Phương pháp thử;

- Kiểm tra quá trình cứu hộ khi xảy ra sự cố;

- Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

(1) Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.

(2) Hồ sơ, tài liệu của thiết bị phải đầy đủ.

(3) Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.

(4) Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.

Bước 1. Chuẩn bị kiểm định

Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định. bao gồm: (1) Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị; (2) Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định; (3) Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

Bước 2. Thực hiện kiểm định 

Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:

(1) Kiểm tra bên ngoài:

Kiểm tra phần kết cấu:

- Kiểm tra phần móng, các trụ đỡ và liên kết giữa chúng.

- Kiểm tra các mối ghép liên kết các bộ phận trong hệ thống bằng các dụng cụ chuyên dùng.

- Các mối hàn quan trọng như ray, giá đỡ, kết cấu chịu lực chính phải được kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy (thử thẩm thấu, siêu âm hay chụp phim).

Kiểm tra hệ dẫn động:

- Tốc độ dài tại cabin phải tuân thủ: Không quá 45 km/h đối với tàu lượn dành cho người lớn và không quá 16 km/h đối với tàu lượn dành cho trẻ em.

- Kiểm tra các thông số của hệ dẫn động bằng các thiết bị chuyên dùng.

- Kiểm tra và đánh giá điện trở cách điện động cơ căn cứ theo cấp điện áp, cụ thể:

Điện áp định mức (V)

Điện áp thử (V)

Điện trở cách điện (MΩ)

≤250

250

≥0,25

≤500

500

≥0,5

>500

1000

≥1,0

- Kiểm tra cơ cấu, bộ phận truyền động của hệ thống dẫn động tàu lên để đạt thế năng cần thiết.

- Kiểm tra các hệ thống phanh.

Kiểm tra toa tàu:

- Kiểm tra nhãn mác tại toa tàu: số lượng người tối đa, tải trọng tối đa.

- Kiểm tra kết cấu toa tàu.

- Kiểm tra hệ bánh xe.

- Kiểm tra ghế ngồi của hành khách.

- Kiểm tra gông bảo hiểm và dây an toàn trên xe.

- Kiểm tra cơ cấu an toàn chống gãy trục bánh xe và văng toa tàu ra khỏi đường ray trong quá trình chuyển động.

- Kiểm tra kết cấu nối ghép chính và dự phòng giữa các toa xe.

Kiểm tra nhà ga và hệ thống điện:

- Kiểm tra các lan can, biển báo.

- Kiểm tra mái che.

- Kiểm tra phòng điều khiển

- Kiểm tra sàn đỗ, lối tiếp cận từ sàn đỗ tới các toa tàu

- Kiểm tra việc bố trí đường điện

- Kiểm tra hệ thống nối đất, nối không bảo vệ thiết bị điện: giá trị đo không lớn hơn 4,0 Ω.

- Kiểm tra mạch điều khiển.

- Kiểm tra thiết bị chiếu sáng.

- Kiểm tra hệ thống chống sét của thiết bị: giá trị đo không lớn hơn 10 Ω.

- Phải đảm bảo quy định hiện hành về phòng cháy, chữa cháy.

Kiểm tra các hệ thống an toàn:

- Kiểm tra các khóa an toàn lắp trên toa xe.

- Kiểm tra dây an toàn.

- Kiểm tra hệ thống chuông báo, tín hiệu điều khiển.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật; các bộ phận làm việc theo đúng tính năng thiết kế và đáp ứng yêu cầu mục 8.1.

(2) Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải:

- Kiểm tra điện trở cách điện của thiết bị.

- Thử không tải chỉ được tiến hành sau khi kiểm tra bên ngoài đạt yêu cầu.

- Cho thiết bị chạy thử không tải 3 vòng, kiểm tra các thông số và tính năng của thiết bị.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị khi thử hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế không phát hiện các hiện tượng bất thường.

(3) Thử quá tải - Phương pháp thử:

- Tải thử 110% tải định mức.

- Tải định mức của toa tàu bằng tải thử nhận sức chứa.

- Tùy theo bố trí của các toa xe, chọn chất tải thử để tạo sự lệch tải ngẫu nhiên trên đoàn tàu về cả 4 phía (lệch tải về phía trước, phía sau, bên trái, bên phải). Tại mỗi vị trí lệch tải cho thiết bị chạy thử 3 vòng để đánh giá, kiểm tra sự vận hành của hệ thống, chú ý kiểm tra kỹ các cơ cấu, bộ phận ở vị trí chịu lực bất lợi.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi hệ thống hoạt động ổn định, không có biểu hiện bất thường hoặc hư hỏng ảnh hưởng đến độ an toàn của hệ thống, toa tàu dừng đúng vị trí.

(4) Kiểm tra thử cứu hộ:

- Cho hệ thống hoạt động ở 100% tải định mức ở các vị trí bất lợi nhất để các biện pháp cứu hộ và thao tác của nhân viên cứu hộ. Kiểm tra việc tháo gỡ các cơ cấu an toàn để đưa hành khách về nhà ga an toàn.

- Khi hệ thống có sử dụng máy phát điện dự phòng và bình ắc quy để tháo gỡ các cơ cấu an toàn đưa khách về nhà ga, phải kiểm tra hoạt động của máy phát dự phòng và khả năng trữ điện của bình ắc quy.

Quy trình kiểm định tàu lượn

Quy trình kiểm định tàu lượn

✍ Xem thêm: Kiểm định thang máy | Hỗ trợ toàn quốc - Tiết kiệm 

Lưu ý:

- Thời hạn kiểm định định kỳ tàu lượn cao tốc là 03 năm. Đối với tàu lượn cao tốc sử dụng trên 6 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Sau mỗi 01 năm sử dụng, cơ sở phải tiến hành kiểm tra định kỳ ở các chế độ: kiểm tra bên ngoài, thử không tải và thử cứu hộ (theo các khoản 1, 2 và 4, Mục 8 của quy trình này).

- Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.

- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.

- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.

 Trên đây là các thông tin về hoạt động kiểm định tàu lượn. Hy vọng Quý bạn đọc đã nắm rõ các quy định liên quan cũng như quy trình cần tiến hành kiểm định tàu lượn để đạt hiệu quả và an toàn khi vận hành và bảo quản tàu.

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...