Kiểm định đu quay | Quy chuẩn kiểm định an toàn

Đu quay là một trong những thiết bị vui chơi phổ biến, thường xuất hiện tại các công viên giải trí, khu vui chơi thiếu nhi hay trường học. Tuy nhiên, việc vận hành thiết bị này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn nếu không được kiểm định an toàn định kỳ. Vậy kiểm định đu quay là gì? Quy trình kiểm định được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đây là bài viết cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này!

1. Kiểm định đu quay là gì?

Kiểm định đu quay là quá trình đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị nhằm đảm bảo nó đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn khi vận hành. Quá trình này giúp phát hiện sớm các hư hỏng tiềm ẩn, từ đó giảm thiểu rủi ro tai nạn cho người sử dụng.

Đu quay là một trong những thiết bị vui chơi phổ biến

Đu quay là một trong những thiết bị vui chơi phổ biến

✍ Xem thêm: Danh mục thiết bị bắt buốc phải kiểm định an toàn | Chú ý 

2. Các quy định về kiểm định đu quay

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn toàn đu quay QTKĐ: 29- 2016/BLĐTBXH do Cục An toàn lao động chủ trì biên soạn và được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ, bất thường đối với các trò chơi đu quay thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

► Đối tượng áp dụng

– Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

– Các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

► Tài liệu viện dẫn

– TCVN 4244: 2005, Thiết bị nâng – Thiết kế chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;

– TCVN 9361: 2012, Công tác nền móng – Thi công nghiệm thu;

– TCXD 170: 2007, Kết cấu thép gia công, lắp ráp và nghiệm thu yêu cầu kỹ thuật;

– QCXDVN 05: 2008/BXD, Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khỏe;

– TCVN 5638: 1991, Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong. Nguyên tắc cơ bản;

– TCVN 9358: 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;

– TCVN 9385: 2012: Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

– CAN/CSA- Z267-00, Các quy định về an toàn thiết bị vui chơi;

– Tiêu chuẩn GB 8408 : 2008, An toàn thiết bị vui chơi giải trí.

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn toàn đu quay QTKĐ: 29- 2016/BLĐTBXH

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn toàn đu quay QTKĐ: 29- 2016/BLĐTBXH

✍ Xem thêm: Kiểm định thiết bị điện | Tại sao phải thực hiện ?

3. Quy trình kiểm định đu quay

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
  • Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải;
  • Bước 3: Các chế độ thử tải – Phương pháp thử;
  • Bước 4: Kiểm tra quá trình cứu hộ khi xẩy ra sự cố;
  • Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

Kiểm định kỹ thuật an toàn phải lần lượt tiến hành theo các bước

Kiểm định kỹ thuật an toàn phải lần lượt tiến hành theo các bước

✍ Xem thêm: Kiểm định xe nâng | 7 lưu ý cần biết khi thực hiện kiểm định 

4. Khi nào cần kiểm định đu quay?

►  Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp, đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu. 

►  Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau một chu kỳ kiểm định. Thời hạn kiểm định định kỳ đu quay là 02 năm. Đối tượng áp dụng đu quay sử dụng trên 8 năm, thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm

►  Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;

– Sau khi tháo rời chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới;

– Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
 

Trên đây là các thông tin về hoạt động kiểm định đu quay. Hy vọng Quý bạn đọc đã nắm rõ các quy định liên quan cũng như quy trình cần tiến hành kiểm định đu quay để đạt hiệu quả và an toàn khi vận hành và bảo trì đu quay.

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...