Kiểm định cầu trục | Thực hiện toàn quốc - Hỗ trợ hồ sơ từ A-Z

Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục các loại thiết bị nâng có yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm định an toàn kỹ thuật. Kiểm định cầu trục hay kiểm định an toàn cầu trục là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp vận hành sử dụng thiết bị này.

 

1. Kiểm định cầu trục là gì?

Kiểm định cầu trục được hiểu đơn giản là quá trình đánh giá, so sánh sự phù hợp tình trạng kỹ thuật của máy móc với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị gọi chung là kiểm định an toàn máy móc.

Theo Quy định của Nhà nước, mọi doanh nghiệp trước khi đưa vào vận hành đều phải thực hiện kiểm định an toàn. Đây là yêu cầu bắt buộc. Các trường hợp cần phải kiểm định an toàn cầu trục:

  • Kiểm định an toàn lần đầu: Hoàn thành kiểm tra an toàn trước khi vận hành tránh sự cố xảy ra gây mất an toàn;
  • Kiểm định định kỳ: Hoàn thành ngay sau khi hết hạn kiểm định lần đầu. Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với cầu trục có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
  • Kiểm định bất thường: Thực hiện khi có yêu cầu cơ quan quản lý, sau sự cố hay sửa chữa lớn. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.

 

Kiểm định an toàn cầu trục 

Kiểm định an toàn cầu trục 

✍ Xem thêm: Kiểm định bàn nâng, sàn nâng| Hồ sơ đơn giản - Hỗ trợ nhanh chóng

2. Quy định về quy chuẩn quốc gia về kiểm định an toàn cầu trục?

  • QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
  • QTKĐ 09-2016/BLĐTBXH - Quy trình kiểm định an toàn cầu trục;
  • TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung;
  • CVN 5206:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
  • TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
  • TCVN 5179:90, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn;
  • TCVN 9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.

 

3. Tại sao doanh nghiệp cần phải kiểm định kỹ thuật cầu trục?

  • Tuân thủ theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước, tránh các trường hợp kiểm tra từ các cơ quan pháp luật;
  • Kiểm định an toàn cần trục giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng cùng người làm việc trong phạm vi cần trục làm việc;
  • Hạn chế các vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra, từ đó nâng cao hình ảnh tổ chức đã quan tâm đến vấn đề an toàn lao động.
  • Minh chứng cho thấy doanh nghiệp luôn chứ trọng đến sự an toàn của cán bộ công nhân viên trong công ty.

 

Tổ chức bắt buộc phải thực hiện kiểm định an toàn cầu trục 

Tổ chức bắt buộc phải thực hiện kiểm định an toàn cầu trục 

✍ Xem thêm: Kiểm định Pa lăng| Hỗ trợ toàn quốc - Thủ tục nhanh gọn

4. Quy trình thực hiện kiểm định cổng trục

QTKĐ 09-2016/BLĐTBXH - Quy trình kiểm định an toàn cầu trục; - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu do Cục An toàn lao động chủ trì biên soạn và được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Dưới đây phần tóm tắt về quy trình thực hiện kiểm định:

  1. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị;
  2. Kiểm tra bên ngoài;
  3. Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải;
  4. Các chế độ thử tải- Phương pháp thử;
  5. Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Quy trình này không áp dụng cho các loại thiết bị nâng kiểu cầu đặt lên hệ nổi làm việc. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

Cầu trục cần dược tiến hành kiểm định định kỳ 03 năm\lần

Cầu trục cần dược tiến hành kiểm định định kỳ 03 năm\lần

5. Thời hạn và chi phí kiểm định an toàn cầu trục

Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với cầu trục có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm. Hạn kiểm định định kỳ cầu trục có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng.

Tại Thông tư 41/TT/2016/BLĐTBXH quy định chi phí tối thiểu cho dịch vụ kiểm định an toàn cổng trục, cầu trục cầu nâng.

 Vinacontrol CE được Cục An toàn lao động – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo Chỉ định số 408/QĐ-ATLĐ. Thực hiện kiểm định an toàn cầu trục là minh chứng cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam của doanh nghiệp.

 

Quý doanh nghiệp cần thực hiện kiểm định cầu trục và cầu nâng liên hệ Vinacontrol CE hotline miễn cước 1800.6083 hoặc email vnce@vnce.vn để được tư vấn và báo phí chi tiết nhất.

Tin khác

Chứng nhận hợp quy Xi măng Poóc lăng | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Chứng nhận hợp quy xi măng Poóc lăng là quá trình tổ chức chứng nhận được chỉ...

Chứng nhận hợp chuẩn gạch xi măng lát nền TCVN 6065:1995

Chứng nhận hợp chuẩn gạch xi măng lát nền theo TCVN 6065:1995 là quá trình...

Chứng nhận hợp quy ván ghép thanh | Hướng dẫn theo QCVN 16:2023/BXD

Chứng nhận hợp quy ván ghép thanh là quá trình đánh giá, kiểm tra và cấp...

Chứng nhận hợp quy thuốc thú y | 05 nội dung cần biết

Chứng nhận hợp quy thuốc thú y là hoạt động cấp chứng chỉ xác nhận chất...

Thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh năm 2025 | Hướng dẫn chi tiết

Nhằm giúp doanh nghiệp nhập khẩu đúng quy định pháp luật, bài viết này sẽ...

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại nước ngoài theo TT 10/2024/TT-BXD

Cập nhật quy định mới về chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại nước ngoài...

Hướng dẫn lập báo cáo tình hình sử dụng năng lượng năm 2025

Báo cáo tình hình sử dụng năng lượng là trách nhiệm pháp lý của các cơ sở sử...

Cơ chế CBAM là gì? Cơ chế điểu chỉnh biên giới Carbon

Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) là một chính sách của Liên minh...

Chứng nhận hợp chuẩn kính dán an toàn nhiều lớp | Hỗ trợ toàn quốc

Chứng nhận hợp chuẩn kính dán an toàn nhiều lớp theo TCVN 7364-1:6:2018 là...

Chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát tại Ấn Độ | Tư vấn từ A-Z

Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu vật liệu xây dựng từ Ấn Độ cần phải thực...