Đo kiểm môi trường làm việc - Doanh nghiệp nào phải làm?

Để kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường lao động, có khả năng gấy ra các bệnh nghề nghiệp, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2016/NĐ-CP - Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động. Cùng với đó, bộ Y tế có ban hành Thông tư 19/2011/TT-BYT - Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.

 

1. Đo kiểm môi trường làm việc

Đo kiểm môi trường làm việc (Quan trắc môi trường lao động) là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, môi trường làm việc có yếu tố độc hại, có nguy cơ tai nạn lao động, cháy nổ.

Theo quy định của pháp luật, nơi làm việc có yếu tố độc hại phải kiểm tra đo lường môi trường lao động ít nhất mỗi năm một lần để có biện pháp cải thiện môi trường lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Mọi cơ sở lao động bao gồm tất các các loại hình doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực (thương mại, dịch vụ, sản xuất) đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.      

 

Quan trắc viên Vinacontrol CE đang đo kiểm các chỉ tiêu tại khu vực lao động

Quan trắc viên Vinacontrol CE đang đo kiểm các chỉ tiêu tại khu vực lao động

2. Quy định về đo kiểm môi trường lao động

Vinacontrol CE xin tổng quan quy định về đo kiểm môi trường lao động như sau:

2.1 Nội dung quản lý vệ sinh lao động

- Hồ sơ vệ sinh lao động theo mẫu quy định.

Lập kế hoạch về quản lý vệ sinh lao động định kỳ hằng năm, bao gồm các thông tin về dự kiến thời gian thực hiện đo kiểm môi trường lao động, giải pháp xử lý, phòng ngừa.

Thực hiện việc đo, kiểm tra các yếu tố vệ sinh lao động theo quy định.

2.2 Nội dung quản lý sức khỏe người lao động

Khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho người lao động, kể cả người học nghề, thực tập nghề. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần cho đối tượng làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

2.3 Quy định về đơn vị đo kiểm tra môi trường lao động

Đơn vị phải có văn bản công bố đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động.

  1. Điều kiện về cơ sở vật chất: Đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động phải có trụ sở bao gồm tối thiểu các bộ phận sau: Bộ phận hành chính và tiếp nhận hồ sơ, bộ phận xét nghiệm bụi và yếu tố vật lý, bộ phận xét nghiệm hóa chất – độc chất; bộ phận xét nghiệm vi sinh và bộ phận đánh giá tâm sinh lý lao động và ec-gô-nô-mi;
  2. Điều kiện về trang thiết bị: Thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
  3. Điều kiện về nhân sự: Nhân viên của đơn vị thực hiện đo kiểm tra môi trường lao động phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm, giấy xác nhận đã qua tập huấn về giám sát môi trường lao động, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp và có năng lực thực hiện các xét nghiệm đo, kiểm tra môi trường lao động.

Quan trắc môi trường làm việc tại doanh nghiệp

Quan trắc môi trường làm việc tại doanh nghiệp

3. Tổ chức đo kiểm môi trường lao động 

Vinacontrol CE là đơn vị đo kiểm môi trường lao động uy tín hàng đầu Việt Nam, Đơn vị đã được công nhận đủ điều kiện đo kiểm, quan trắc môi trường lao động do Nhà nước cấp phép hoạt động:

  • Vinacontrol CE là đơn vị được Bộ Y tế chỉ định trực tiếp theo Công văn số 815/MT-LĐ có đủ năng lực thực hiện dịch vụ quan trắc môi trường lao động;

  • Đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có năng lực và kinh nghiệm thực hiện các xét nghiệm đo, kiểm tra môi trường lao động;

  • Có đầy đủ máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật để đánh giá các điểm đo;

  • Quá trình khảo sát và quan trắc diễn ra nhanh chóng, không làm ảnh hưởng tới hệ thống sản xuất của đơn vị.

Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc hay cần tìm hiểu thông tin về Quan trắc môi trường lao động liên hệ tổng đài miễn phí cước 1800.6083, email vnce@vnce.vn  hoặc để lại thông tin liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

An toàn điện là gì? 7 Biện pháp đảm bảo an toàn điện

Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề...

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện | Tìm hiểu ngay

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động...

Giấy phép kinh doanh là gì? Tìm hiểu thủ tục đăng ký giấy phép

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý cho phép các cá nhân, tổ chức...

Phân loại lao động theo điều kiện lao động | Hướng dẫn chi tiết

Phân loại lao động theo điều kiện lao động là quá trình xác định và nhóm các...

Tiêu chuẩn ISO 19011 về hệ thống quản lý đánh giá | Tài liệu mới nhất

ISO 19011 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý đánh giá (Auditing...

Kế hoạch là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch hiệu quả

Kế hoạch có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Từ kế hoạch...

Lãnh đạo là gì? Phân biệt lãnh đạo với quản lý

Lãnh đạo là quá trình hoặc khả năng của một người hay một nhóm người để hướng...

Kiểm kê khí nhà kính là gì? 9 bước quy trình kiểm kê

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các...

Giấy phép môi trường là gì? Thủ tục cấp giấy chi tiết

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp...

Thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam | 4 Thông tin cần lưu ý

Mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh...