Chứng nhận hợp quy thiết bị nâng hạ theo BLĐTBXH

Thiết bị nâng là các loại máy móc đòi hỏi vận hành theo kỹ thuật cao, quá trình vận hành cũng như lắp ráp sửa chữa nếu không theo đúng 1 quy trình và thiết bị có chất lượng dễ xảy ra sai sót nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng, nên đây là loại thiết bị được yêu cầu quản lý nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất, lắp đặt và sử dụng. Vì những yếu tố rủi ro có thể xảy ra, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 05/2012/TT-BLĐTBXH đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo, nhập khẩu thiết bị nâng bắt buộc phải làm chứng nhận hợp quy thiết bị nâng.

Hợp quy thiết bị nâng hạ Pa lăng kéo tải

Chứng nhận hợp quy thiết bị nâng hạ Pa lăng kéo tải

1. Vậy chứng nhận hợp quy thiết bị nâng là gì?

 Chứng nhận hợp quy thiết bị nâng là việc đánh giá, chứng nhận thiết bị máy móc phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy.

+ Đối tượng thực hiện chứng nhận:

  • Các tổ chức cá, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng thiết bị nâng đều phải thực hiện chứng nhận hợp quy;
  • Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

 

2. Danh mục thiết bị nâng cần phải hợp quy?

+ Thiết bị nâng sẽ được chứng nhận hợp quy theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH, trong QCVN này các loại thiết bị nâng cần phải chứng nhận hợp quy gồm:

  • Vận thăng nâng hàng, nâng người;
  • Cổng trục và các loại cổng trục;
  • Pa lăng điện, tời điện;
  • Pa lăng tay, tời tay;
  • Máy nâng xây dựng có dùng cáp.

+ Danh sách thiết bị nâng theo QCVN 02:2011/BLĐTBXH:

  • Thang máy chở người;
  • Thang máy chở người kèm hàng;
  • Thang máy chở hàng kèm người;
  • Thang máy bệnh viện.

+ Danh sách thiết bị nâng cần chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 25:2015/BLĐTBXH về an toàn lao động:

  • Xe nâng hàng.

chứng nhận hợp quy thang máy

✍ Xem thêm: Có bắt buộc phải thực hiện kiểm định thang máy trước khi sử dụng?

 

3. Các bước thực hiện chứng nhận thiết bị nâng

  • Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy, cung cấp thông tin về sản phẩm;
  • Bước 2: Hẹn lịch tiến hành đánh giá chứng nhận;
  • Bước 3: Thực hiện đánh giá chứng nhận;
  • Bước 4: Cấp kết quả chứng nhận hợp quy.

 

4. Lợi ích khi chứng nhận hợp quy thiết bị nâng?

  • Đảm bảo được hiệu quả sản xuất vì máy móc vận hành ổn định, tránh khỏi những sai hỏng, tiết kiệm chi phí sản xuất;
  • Tuân thủ pháp luật và quy chuẩn Việt Nam trước yêu cầu của nhà nước;
  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành thiết bị, cho xã hội;
  • Đảm bảo chất lượng sản xuất được ổn định.

 

Vinacontrol CE cấp giấy chứng nhận hợp quy thang máy cho doanh nghiệp

Vinacontrol CE cấp giấy chứng nhận hợp quy thang máy cho doanh nghiệp

5. Tổ chức đánh giá chứng nhận hợp quy thiết bị nâng

Vào ngày 06/11/2017 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã quyết định chỉ định tổ chức Vinacontrol CE là đơn vị được cấp giấy chứng nhận hợp quy thiết bị nâng. Vinacontrol CE là đơn vị chứng nhận và kiểm định uy tín có nhiều năng lực cũng như nhiều thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm phù hợp với những yêu cầu về một tổ chức chứng nhận và kiểm định uy tín đáp ứng đầy đủ điều kiện đánh giá chất lượng và kiểm định với thiết bị nâng.

  • Vinacontrol CE được chỉ định bởi Cục An toàn lao động, có đầy đủ pháp lý là 1 tổ chứng nhận;
  • Đội ngũ chuyên gia có chuyên môn kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm, phòng thí nghiệm hợp chuẩn quốc gia;
  • Vinacontrol CE cung cấp đầy đủ cho khách hàng một dịch vụ trọn gói cùng sự hỗ trợ 24/7;
  • Hệ thống văn phòng đại diện trên toàn quốc;
  • Mức chi phí giúp doanh nghiệp/ khách hàng tiết kiệm nhất.

 

Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ chứng nhận hợp quy thiết bị, máy móc của Vinacontrol CE click vào đây để đăng ký hoặc gọi hotline 1800.6083, email vnce@vnce.vn để được tư vẫn hỗ trợ tốt nhất. 

Tin khác

An toàn điện là gì? 7 Biện pháp đảm bảo an toàn điện

Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề...

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện | Tìm hiểu ngay

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động...

Giấy phép kinh doanh là gì? Tìm hiểu thủ tục đăng ký giấy phép

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý cho phép các cá nhân, tổ chức...

Phân loại lao động theo điều kiện lao động | Hướng dẫn chi tiết

Phân loại lao động theo điều kiện lao động là quá trình xác định và nhóm các...

Tiêu chuẩn ISO 19011 về hệ thống quản lý đánh giá | Tài liệu mới nhất

ISO 19011 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý đánh giá (Auditing...

Kế hoạch là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch hiệu quả

Kế hoạch có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Từ kế hoạch...

Lãnh đạo là gì? Phân biệt lãnh đạo với quản lý

Lãnh đạo là quá trình hoặc khả năng của một người hay một nhóm người để hướng...

Kiểm kê khí nhà kính là gì? 9 bước quy trình kiểm kê

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các...

Giấy phép môi trường là gì? Thủ tục cấp giấy chi tiết

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp...

Thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam | 4 Thông tin cần lưu ý

Mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh...