Chứng nhận hợp quy cát tự nhiên, cát nghiền xây dựng | Uy tín

Bộ Xây dựng đã ban hành QCVN 16:2023/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng thay thế cho QCVN 16:2019/BXD. Quy chuẩn mới chính thức có hiệu lực từ 01/1/2024. Theo đó tổ chức khai thác, sản xuất và kinh doanh bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy cát xây dựng, vật liệu xây. Vậy thủ tục cấp giấy chứng nhận hợp quy cát xây dựng như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây:

1. Chứng nhận hợp quy cát xây dựng là gì?

Cát xây dựng là tên gọi chung cho các loại cát tự nhiên, cát nghiền và cát hỗn hợp đã đạt tiêu chuẩn để sử dụng cho xây dựng. Trong thi công, cát được trộn với xi măng và nước để tạo thành vữa hoặc được thêm đá để tạo thành bê tông.

Chứng nhận hợp quy cát xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD là việc thực hiện đánh giá sản phẩm cát xây dựng, so sánh với các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy chuẩn quy định và đưa ra kết luận cát xây dựng đạt quy chuẩn hay không đạt quy chuẩn.

Cát và vật liệu xây cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD

Cát và vật liệu xây cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD

 Xem thêm: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng| Thông tin chi tiết

2. Tại sao cần phải chứng nhận hợp quy cát xây dựng?

Hiện nay ở Việt Nam có rất ít nhà máy sản xuất cát xây dựng, các công trình chủ yếu lấy cát tại các mỏ khai thác cát tự nhiên, cát ít được xử lý tạp chất, chất bẩn mà thường bán luôn ra thị trường. Chính nguyên nhân này đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến công trình xây dựng:

  1. Đáp ứng yêu cầu về pháp luật Nhà nước quy định cát xây dựng cần phải có chứng nhận chất lượng trước khi tiêu thụ trên thị trường;
  2. Khi đạt giấy chứng nhận chất lượng doanh nghiệp có thể dễ dàng trong khâu đấu thầu xin cấp phép dự án;
  3. Chất lượng cát không chuẩn sẽ hao tốn xi măng: cát xây dựng không sạch gây ảnh hưởng đến kết dính với xi măng, giảm độ bám từ đó lượng xi măng cần sử dụng cần nhiều hơn.
  4. Giảm tuổi thọ công trình: sự bám dính không tốt dẫn đến lâu ngày sẽ bị rỗng, nước dễ thấm qua bề mặt gây bong tróc, ăn mòn sắt, thép, dễ làm công trình sập, nứt gãy sau một thời gian sử dụng.
  5. Cát có chứa hợp chất hữu cơ sẽ gây suy giảm cường độ bê tông, vữa. Đặc biệt, nếu trong cát có chứa tạp chất silic vô định hình sẽ gây ra hiện tượng tự phá vỡ bê tông từ bên trong sau khoảng 20 năm sử dụng.
  6. Cát bẩn dùng để xây trát làm bề mặt sần sùi, ố mốc, ngấm nước, loang lổ gây mất thẩm mỹ…

Rõ ràng, chọn phải cát bẩn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả có thể lường trước, cho nên sử dụng cát xây dựng cần phải đạt yêu cầu Quy chuẩn hợp quy quốc gia về chất lượng.

Dịch vụ chứng nhận vật liệu xây dựng

✅ Hơn 3000 khách hàng hài lòng

✅ Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm

✅ Tiết kiệm chi phí

✅ Đáp ứng các yêu cầu pháp luật

Liên hệ ngay Để lại thông tin Hotline: 1800.6083

 Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 quản lý chất lượng| Thông tin chi tiết

3. Đối tượng phải tiến hành chứng nhận hợp quy cát

Công bố chứng nhận hợp quy cát tự nhiên, cát nghiền xây dựng áp dụng cho đơn vị sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh nhóm sản phẩm cát xây dựng sử dụng cho bê tông và vữa lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng tại Việt Nam.

Đối tượng doanh nghiệp cần chứng nhận hợp quy cát xây dựng, bao gồm:

  • Các doanh nghiệp trực tiếp khai thác cát tự nhiên, bao gồm khai thác mỏ lộ thiên, khai thác mỏ sông, hồ…
  • Các doanh nghiệp thực hiện nạo vét sông hồ và có cát là sản phẩm sau nạo vét;
  • Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cát nghiền;
  • Các doanh nghiệp nhập khẩu cát xây dựng.

 

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy cát xây dựng - Vật liệu xây

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy cát xây dựng - Vật liệu xây 

 Xem thêm: Chứng nhận hợp quy sơn | Thủ tục nhanh gọn - Hồ sơ đơn giản

4. Quy chuẩn áp dụng trong chứng nhận hợp quy cát xây dựng?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng QCVN 16:2023/BXD

1

Cát tự nhiên dùng cho bê tông và vữa

1. Thành phần hạt

Bảng 1 của TCVN 7570:2006

TCVN 7572-2:2006

Lấy ở 10 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy tối thiểu 5 kg, trộn đều các mẫu, rồi chia tư lấy tối thiểu 20 kg làm mẫu thử

 

2. Hàm lượng các tạp chất:

- Sét cục và các tạp chất dạng cục

- Hàm lượng bụi, bùn, sét

Bảng 2 của TCVN 7570P:2006

TCVN 7572:2006

3. Tạp chất hữu cơ

Không thẫm hơn màu chuẩn

TCVN 7572-9;2006

4. Hàm lượng ion clo (Cl-)(b)

Bảng 3 của TCVN 7570:2006

YCVN 7572-15:2006

5. Khả năng phản ứng kiềm - silic

Trong vùng cốt liệu vô hại

TCVN 7572-14:2006

2

Cát nghiền cho bê tông và vữa

1. Thành phần hạt(c)

Bảng 1 của TCVN 9205:2012

TCVN 7572-2:2006

Lấy ở 10 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy tối thiểu 5 kg, trộn đều các mẫu, rồi chia tư lấy tối thiểu 20 kg làm mẫu thử

 

2. Hàm lượng hạt có kích thước nhỏ hơn 75 µm(c)

TCVN 9205:2012

TCVN 9205:2012

3. Hàm lượng ion clo (Cl-), không vượt quá(b)

Bảng 2 của TCVN 9205;2012

TCVN 7572:15-2006

4. Khả năng phản ứng kiềm - silic

Trong vùng cốt liệu vô hại

TCVN 7572-14:2006

 

(b) Có thể sử dụng cốt liệu có hàm lượng ion Cl- vượt quá các quy định này nếu tổng hàm lượng ion Cl- trong 1 m3 bê tông từ tất cả các nguồn vật liệu chế tạo, không vượt quá 0,6 kg đối với bê tông cốt thép thường và không vượt quá 0,3 kg đối với bê tông cốt thép dự ứng lực.

(c) Có thể sử dụng cát nghiền có hàm lượng hạt lọt qua sàng có kích thước lỗ sàng 140 µm và 75 µm khác với các quy định này nếu kết quả thí nghiệm cho thấy không ảnh hưởng đến chất lượng bê tông và vữa.

 

5. Cách kiểm tra chất lượng cát xây dựng đơn giản

Đối với người sử dụng một số cách đơn giản mắt thường có thể nhận biết chất lượng của cát:

  • Lấy một nắm cát nắm chặt trong lòng bàn tay rồi thả ra. Nếu là cát bẩn lòng bàn tay sẽ lưu lại bùn, đất hay tạp chất khác.
  • Đưa một vốc cát khô lên cao, thả xuống. Nếu có nhiều bụi bay là cát bẩn .
  • Cho cát vào bình thủy tinh, đổ nước và khuấy lên. Chờ một lát và theo dõi nước trong bình. Nếu nước đục là cát nhiễm bùn đất, nước vàng là cát nhiễm phèn, nước có váng là cát dính dầu mỡ.

Để khắc phục tình trạng cát nhiễm bẩn, trước khi sử dụng nên sàng cát qua lưới để lọc các bụi bẩn, cành khô, sỏi, vỏ xò lẫn trong cát. Tuyệt đối không nên sử dụng cát nhiễm phèn hay nhiễm mặn trong đổ bê tông hoặc xây thô. Cách tốt nhất là tìm hiểu kĩ nguồn gốc của cát, lựa chọn nhà cung cấp vật liệu có uy tín, lựa chọn loại đã được chứng nhận hợp quy cát xây dựng đảm bảo cho chất lượng công trình của bạn. 

Vinacontrol CE hỗ trợ chứng nhận hợp quy cát trên toàn quốc

Vinacontrol CE hỗ trợ chứng nhận hợp quy cát trên toàn quốc 

6. Lợi ích khi chứng nhận hợp quy cát xây dựng

Chứng nhận hợp quy cát xây dựng là một quy trình xác nhận chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn của cát sử dụng trong ngành xây dựng. Những lợi ích có thể kể đến bao gồm:

  • Đảm bảo chất lượng của cát được sử dụng trong xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, kích thước, hình dạng, thành phần hóa học và tính chất vật lý.

  • Tăng cường uy tín của công trình xây dựng. Các nhà thầu và chủ đầu tư có thể tin tưởng vào chất lượng của cát và giảm thiểu rủi ro trong quá trình xây dựng.

  • Tiết kiệm chi phí do hạn chế được các sự cố và thời gian bảo trì. Vì cát đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, nó có khả năng chống lại sự phân hủy và độ bền cao hơn, giúp tăng tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.

  • Bảo vệ môi trường từ việc đảm bảo rằng cát được khai thác và sản xuất bằng cách tuân thủ các quy định về môi trường.

 

7. Tổ chức cấp giấy chứng nhận hợp quy cát xây dựng tại Việt Nam

Vinacontrol CE hy vọng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ hữu ích về chứng nhận hợp quy cát tự nhiên, cát nghiền xây dựng nằm trong danh mục chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng QCVN 16:2023/BXD. Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) - Tổ chức chứng nhận được Bộ Xây dựng cấp phép chỉ định thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng trên toàn quốc trong đó có vật liệu cát xây dựng. 

 

Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc muốn cung cấp nhiều thông tin hơn về dịch vụ chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng, xin mời Quý khách gọi tới hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn  hoặc để lại thông tin liên hệ để nhận được hỗ trợ nhanh và tốt nhất.

Tin khác

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu | Uy tín – Chất lượng

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận...